Nhà thờ Giáo xứ Sơn Quả
Số lượng xem: 794
Sơn Quả, Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Ấp Sơn Quả (diện tích khoảng 5km2) được khai sinh vào khoảng đầu triều Gia Long (1802) do những di dân từ Thanh Hóa theo Nguyễn Hoàng đến lập.

 

 

Cộng đoàn tín hữu Sơn Quả được hình thành từ lúc nào hiện chưa thể xác định vì thư tịch bị tiêu hủy và thất lạc. Nhưng chắc chắn một điều là khoảng tiền bán thế kỷ 19, vì tập sách “Những người tuyên xưng đức tin từ 1848-1862 của Bắc Đàng Trong” do linh mục Théodore-Prosper Bernard (cố Thới) đăng trong Biên niên sử của hội Thừa sai Hải ngoại Paris có nhắc tới 5 danh tính và trường hợp tử đạo của giáo dân Sơn Quả thời vua Tự Đức bách hại.

 

 

Năm 1862, ông vua bắt đạo Tự Đức phải ký kết Hòa ước Nhâm Tuất với chính quyền thực dân Pháp sau khi quân Pháp chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long một năm trước đó. Trong hòa ước này, có điều khoản Việt Nam phải cho tự do truyền đạo và giữ đạo.

 

 

Giám mục Giáo phận lúc ấy là Đức cha Hyacinthe Sohier (Bình) mới công khai xuất hiện, chọn giáo xứ Kim Long làm Tòa Giám mục. Tháng giêng năm 1864, sau cuộc cấm phòng chung lần đầu tiên cho toàn thể linh mục đoàn, Đức Cha bắt đầu tổ chức Giáo phận có quy củ: ngài phân định các giáo sở giáo xứ, phân bố cha sở trong từng khu vực rõ ràng để các vị làm việc ổn định, chấm dứt tình trạng trước đây là một hay vài thừa sai lưu động coi sóc cả một vùng rộng lớn.

 

 

Tháng 8 năm 1867, Đức Cha H. Sohier đã cho công bố một bản danh sách theo đó Sơn Quả là một giáo sở gồm 2 giáo xứ: Sơn Quả, Sơn Công và viện dục anh Thanh Tân.

 

 

Các biến cố và chiến tranh nên đến khoảng từ năm 1963 đến 1975, giáo dân Sơn Quả di cư đến Kim Long vẫn còn sinh hoạt riêng, với hội đồng giáo xứ độc lập, nhưng vẫn có những trường hợp phải sinh hoạt chung với giáo xứ Kim Long. Mãi đến mùa hè 1975, hòa bình được lập lại, dân Sơn Quả lương lẫn giáo kéo nhau về làng xưa quê cũ, xây dựng lại cuộc sống. Đất đai hoang hóa, nhà cửa điêu tàn, bom đạn còn lại chưa nổ đã gây ra cái chết cho nhiều người, và cũng rất nguy hiểm cho việc khai hoang phục hóa để sản xuất trồng trọt. Cuộc sống đầy khó khăn gian khổ.

 

 

Ngôi Nhà thờ khang trang, kiên cố ngày xưa nay đã thành bình địa. Khuôn viên Nhà thờ trước đó có tổng diện tích 0.75ha. Nhưng sau năm 1975, do tỉnh lộ 11B chạy ngang qua, do một phần bị dùng làm trường học, một phần bị chiếm dụng, nên chỉ còn 3775m2. Giáo dân đem cây bạch đàn, tràm hoa vàng trồng lên phần nền còn lại này để nó khỏi bị chiếm dụng, ngõ hầu xây nơi thờ phượng về sau.

 

 

Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Đức Tổng Giám mục Têphanô đến đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Nhà thờ Sơn Quả mới. Đó cũng là ngày bổn mạng giáo xứ với tước hiệu Đức Mẹ Hồn Xác lên trời. Đến năm 2010, niềm mơ ước của giáo dân Sơn Quả đã thành hiện thực khi ngôi Thánh đường hoàn thành khang trang rộng rãi. Nhà thờ có hình Thánh giá, chiều dài 40m, chiều rộng 16m, có một tháp chính cao 27m, hai tháp phụ cao 16m, phần sau có một phòng thánh và 6 phòng học, một tầng trệt làm hội trường, và một hầm mộ lưu giữ hài cốt các tín hữu được hỏa táng.

 

 

Hầm mộ độc đáo của Nhà thờ Sơn Quả, bên trong có tượng Chúa an nghỉ.

Nhà thờ sớm hoàn thành là nhờ công sức và tài lực của cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ, giáo dân Sơn Quả, Thanh Tân, Bến Củi, cũng như những người con Sơn Quả tha hương và hải ngoại, ân nhân xa gần. Đến ngày 17 tháng 8 năm 2010, Đức Giám mục Phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ sự thánh lễ cung hiến Nhà thờ, tham dự có Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể, đông đảo linh mục, tu sĩ, giáo dân gần 1.500 người.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Sơn Quả
Sơn Quả, Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Ấp Sơn Quả (diện tích khoảng 5km2) được khai sinh vào khoảng đầu triều Gia Long (1802) do những di dân từ Thanh Hóa theo Nguyễn Hoàng đến lập.

 

 

Cộng đoàn tín hữu Sơn Quả được hình thành từ lúc nào hiện chưa thể xác định vì thư tịch bị tiêu hủy và thất lạc. Nhưng chắc chắn một điều là khoảng tiền bán thế kỷ 19, vì tập sách “Những người tuyên xưng đức tin từ 1848-1862 của Bắc Đàng Trong” do linh mục Théodore-Prosper Bernard (cố Thới) đăng trong Biên niên sử của hội Thừa sai Hải ngoại Paris có nhắc tới 5 danh tính và trường hợp tử đạo của giáo dân Sơn Quả thời vua Tự Đức bách hại.

 

 

Năm 1862, ông vua bắt đạo Tự Đức phải ký kết Hòa ước Nhâm Tuất với chính quyền thực dân Pháp sau khi quân Pháp chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long một năm trước đó. Trong hòa ước này, có điều khoản Việt Nam phải cho tự do truyền đạo và giữ đạo.

 

 

Giám mục Giáo phận lúc ấy là Đức cha Hyacinthe Sohier (Bình) mới công khai xuất hiện, chọn giáo xứ Kim Long làm Tòa Giám mục. Tháng giêng năm 1864, sau cuộc cấm phòng chung lần đầu tiên cho toàn thể linh mục đoàn, Đức Cha bắt đầu tổ chức Giáo phận có quy củ: ngài phân định các giáo sở giáo xứ, phân bố cha sở trong từng khu vực rõ ràng để các vị làm việc ổn định, chấm dứt tình trạng trước đây là một hay vài thừa sai lưu động coi sóc cả một vùng rộng lớn.

 

 

Tháng 8 năm 1867, Đức Cha H. Sohier đã cho công bố một bản danh sách theo đó Sơn Quả là một giáo sở gồm 2 giáo xứ: Sơn Quả, Sơn Công và viện dục anh Thanh Tân.

 

 

Các biến cố và chiến tranh nên đến khoảng từ năm 1963 đến 1975, giáo dân Sơn Quả di cư đến Kim Long vẫn còn sinh hoạt riêng, với hội đồng giáo xứ độc lập, nhưng vẫn có những trường hợp phải sinh hoạt chung với giáo xứ Kim Long. Mãi đến mùa hè 1975, hòa bình được lập lại, dân Sơn Quả lương lẫn giáo kéo nhau về làng xưa quê cũ, xây dựng lại cuộc sống. Đất đai hoang hóa, nhà cửa điêu tàn, bom đạn còn lại chưa nổ đã gây ra cái chết cho nhiều người, và cũng rất nguy hiểm cho việc khai hoang phục hóa để sản xuất trồng trọt. Cuộc sống đầy khó khăn gian khổ.

 

 

Ngôi Nhà thờ khang trang, kiên cố ngày xưa nay đã thành bình địa. Khuôn viên Nhà thờ trước đó có tổng diện tích 0.75ha. Nhưng sau năm 1975, do tỉnh lộ 11B chạy ngang qua, do một phần bị dùng làm trường học, một phần bị chiếm dụng, nên chỉ còn 3775m2. Giáo dân đem cây bạch đàn, tràm hoa vàng trồng lên phần nền còn lại này để nó khỏi bị chiếm dụng, ngõ hầu xây nơi thờ phượng về sau.

 

 

Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Đức Tổng Giám mục Têphanô đến đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Nhà thờ Sơn Quả mới. Đó cũng là ngày bổn mạng giáo xứ với tước hiệu Đức Mẹ Hồn Xác lên trời. Đến năm 2010, niềm mơ ước của giáo dân Sơn Quả đã thành hiện thực khi ngôi Thánh đường hoàn thành khang trang rộng rãi. Nhà thờ có hình Thánh giá, chiều dài 40m, chiều rộng 16m, có một tháp chính cao 27m, hai tháp phụ cao 16m, phần sau có một phòng thánh và 6 phòng học, một tầng trệt làm hội trường, và một hầm mộ lưu giữ hài cốt các tín hữu được hỏa táng.

 

 

Hầm mộ độc đáo của Nhà thờ Sơn Quả, bên trong có tượng Chúa an nghỉ.

Nhà thờ sớm hoàn thành là nhờ công sức và tài lực của cha Augustinô Nguyễn Văn Dụ, giáo dân Sơn Quả, Thanh Tân, Bến Củi, cũng như những người con Sơn Quả tha hương và hải ngoại, ân nhân xa gần. Đến ngày 17 tháng 8 năm 2010, Đức Giám mục Phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ sự thánh lễ cung hiến Nhà thờ, tham dự có Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể, đông đảo linh mục, tu sĩ, giáo dân gần 1.500 người.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập