Nhà thờ Giáo xứ Hói Dừa
Số lượng xem: 738
Thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Hói Dừa là một giáo xứ có một vị trí rất đặc biệt: nằm ở phía tây Phá Lăng Cô, sát sườn đèo Hải Vân, một vùng rất sâu, rất xa của Tổng Giáo Phận Huế.

 

Nhà thờ Hói Dừa cũ
Nhà thờ Hói Dừa cũ

 

Theo lịch sử, đầu thế kỷ 20, có chừng 12 giáo dân thuộc giáo xứ Phú Thượng, Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam, đi bộ, băng rừng vượt núi, trèo đèo Hải Vân, ra vùng đất Lăng Cô, kiếm kế sinh nhai. Tại Lăng Cô, có một cái phá rộng, hình trái xoan, nước xanh biếc, sơn bao, hải bọc, tứ thời bát tiết phẳng lặng. Làng Lăng Cô ở phía đông của phá, nên được gọi là làng An Cư Đông, gồm đa số là ngư dân, sống bằng nghề biển và sông nước. Còn phía Tây của phá, là một thung lũng dài, chạy nép theo sườn núi. Núi có nhiều khe, lạch, suối. Thác nước trên núi đổ xuống, làm thành ba con Hói lớn. Đó là Hói Mít, Hói Cạn và Hói Dừa. Chính hai bên bờ Hói Dừa này mà các giáo dân Phú Thượng đã chọn làm nơi cư trú, khai canh, lập nghiệp, xây lăng, dựng thôn. Để sinh sống tại Hói Dừa này, các giáo dân trồng khoai sắn, cấy lúa, ươm dừa, tỉa mít. Và ngoài thời vụ, họ lên rừng đốn củi, đốt than, xẻ gỗ, bắt thú, đem về xuôi bán.

 

 

Cuối thế kỷ 19, giáo xứ Lăng Cô được thành lập năm 1892.

Đầu thế kỷ 20, năm 1903, cố Nhơn, cha sở đầu tiên của giáo xứ Lăng Cô, đến giúp giáo dân Hói Dừa, làm một nhà nguyện bằng tranh để làm nơi thờ phượng.

 

 

Năm 1906, cha Đặng Văn Dõng, cha sở Lăng Cô kiêm Hói Dừa, lợp ngói được Nhà thờ. Ngài chọn Lễ Đức Bà Xuống Tuyết làm bổn mạng giáo xứ Hói Dừa.

Năm 1975, cha Batôlômêô Nguyễn Văn Phước làm quản xứ họ Sáo Cát và họ Lăng Cô. Ngài kiêm nhiệm họ Hói Dừa, nhưng vì lý do sức khoẻ của ngài, nên khi cha Giuse Cái Hồng Phượng đến nhậm chức quản xứ Loan Lý năm 1978, thì cha quản xứ Loan Lý được Bề Trên Địa Phận giao trách nhiệm kiêm nhiệm Hói Dừa.

 

 

Cha Giuse Cái Hồng Phượng giúp giáo dân Hói Dừa xây dựng một Nhà thờ vào năm 1991. Nhà thờ này đã được Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, làm phép ngày 29 tháng 4 năm 1992.

 

 

Đầu năm 1999, cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Hiệp được bổ nhiệm làm quản xứ Lăng Cô, kiêm xứ Hói Dừa. Tại Hói Dừa, ngài xây nhà hội quán, lầu chuông, kéo dài Nhà thờ và mở rộng ra hai cánh bên trái và phải.

Ngày 17 tháng 7 năm 2017 Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn – khánh thành Nhà thờ đá, Giáo xứ Hói Dừa, và Thánh hiến Bàn Thờ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Hói Dừa
Thị trấn Lăng Cô, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Hói Dừa là một giáo xứ có một vị trí rất đặc biệt: nằm ở phía tây Phá Lăng Cô, sát sườn đèo Hải Vân, một vùng rất sâu, rất xa của Tổng Giáo Phận Huế.

 

Nhà thờ Hói Dừa cũ
Nhà thờ Hói Dừa cũ

 

Theo lịch sử, đầu thế kỷ 20, có chừng 12 giáo dân thuộc giáo xứ Phú Thượng, Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam, đi bộ, băng rừng vượt núi, trèo đèo Hải Vân, ra vùng đất Lăng Cô, kiếm kế sinh nhai. Tại Lăng Cô, có một cái phá rộng, hình trái xoan, nước xanh biếc, sơn bao, hải bọc, tứ thời bát tiết phẳng lặng. Làng Lăng Cô ở phía đông của phá, nên được gọi là làng An Cư Đông, gồm đa số là ngư dân, sống bằng nghề biển và sông nước. Còn phía Tây của phá, là một thung lũng dài, chạy nép theo sườn núi. Núi có nhiều khe, lạch, suối. Thác nước trên núi đổ xuống, làm thành ba con Hói lớn. Đó là Hói Mít, Hói Cạn và Hói Dừa. Chính hai bên bờ Hói Dừa này mà các giáo dân Phú Thượng đã chọn làm nơi cư trú, khai canh, lập nghiệp, xây lăng, dựng thôn. Để sinh sống tại Hói Dừa này, các giáo dân trồng khoai sắn, cấy lúa, ươm dừa, tỉa mít. Và ngoài thời vụ, họ lên rừng đốn củi, đốt than, xẻ gỗ, bắt thú, đem về xuôi bán.

 

 

Cuối thế kỷ 19, giáo xứ Lăng Cô được thành lập năm 1892.

Đầu thế kỷ 20, năm 1903, cố Nhơn, cha sở đầu tiên của giáo xứ Lăng Cô, đến giúp giáo dân Hói Dừa, làm một nhà nguyện bằng tranh để làm nơi thờ phượng.

 

 

Năm 1906, cha Đặng Văn Dõng, cha sở Lăng Cô kiêm Hói Dừa, lợp ngói được Nhà thờ. Ngài chọn Lễ Đức Bà Xuống Tuyết làm bổn mạng giáo xứ Hói Dừa.

Năm 1975, cha Batôlômêô Nguyễn Văn Phước làm quản xứ họ Sáo Cát và họ Lăng Cô. Ngài kiêm nhiệm họ Hói Dừa, nhưng vì lý do sức khoẻ của ngài, nên khi cha Giuse Cái Hồng Phượng đến nhậm chức quản xứ Loan Lý năm 1978, thì cha quản xứ Loan Lý được Bề Trên Địa Phận giao trách nhiệm kiêm nhiệm Hói Dừa.

 

 

Cha Giuse Cái Hồng Phượng giúp giáo dân Hói Dừa xây dựng một Nhà thờ vào năm 1991. Nhà thờ này đã được Đức Cha Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, làm phép ngày 29 tháng 4 năm 1992.

 

 

Đầu năm 1999, cha Gioan Baotixita Phạm Ngọc Hiệp được bổ nhiệm làm quản xứ Lăng Cô, kiêm xứ Hói Dừa. Tại Hói Dừa, ngài xây nhà hội quán, lầu chuông, kéo dài Nhà thờ và mở rộng ra hai cánh bên trái và phải.

Ngày 17 tháng 7 năm 2017 Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã chủ tế Thánh Lễ Tạ Ơn – khánh thành Nhà thờ đá, Giáo xứ Hói Dừa, và Thánh hiến Bàn Thờ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập