Nhà thờ Giáo xứ Đồng Trì
Số lượng xem: 979
Đồng Trì, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Nhà thờ Đồng Trì tước hiệu là Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở thôn Đồng Trì, xã Tứ Hiệp – huyện Thanh Trì – TP.Hà Nội).

 

 

Đồng Trì là một làng nhỏ ở phía nam kinh thành Thăng Long xưa. Tính đường chim bay cách Hà Nội 7 Km, tính đường số 1 cách 10 Km, gần đê sông Hồng, nằm trên cánh đồng xung quanh. Ngôi làng có hình dáng như một con rùa miệng ngậm dải lụa xanh là con đê sông Hồng. Người Công Giáo Đồng Trì chiếm đến 2/3 tổng số dân làng Đồng Trì. Đồng Trì có ngôi Thánh đường nguy nga lộng lẫy nhất vùng ngoại ô, tháp chuông cao vút được ngân vang hàng thế kỷ nay, khuôn viên Thánh đường được thiết kế đẹp, nhà xứ – nhà hội trường khang trang. Ở phía đông nam của làng, năm 1929 có dựng cây Thánh giá bằng đá, cao sừng sững như lá cờ toang thắng chếch xuống.

 

 

Trong khuôn viên còn có Đền thờ Cha thánh Gioan Théophane Vénard (Ven) (1829-1861) tử đạo – Quan thầy Đệ nhị Giáo xứ Đồng Trì.

 

 

Đạo Công Giáo ở đây có từ rất sớm, thời vua Minh Mệnh cấm đạo ở đây đã có đạo, giáo dân bấy giờ thường cất giấu ảnh tượng ban ngày, đêm mới rước tượng Trái tim Đức Chúa Giêsu ra để đọc kinh. Còn ngày tháng năm cụ thể thì không rõ vì không có tài liệu để lại – theo suy luận thì khi các Đấng rao giảng Tin Mừng tới Đàng ngoài, cứ tiến theo dọc sông Hồng lên Kẻ Chợ. Đường thuỷ vừa tiện giao thông vừa đảm bảo bí mật. Xét năm 1669 Cha Benedicto Hiền (Cha xứ đầu tiên của Kẻ Chợ và Cha Gioan Huệ 47 tuổi) năm 1670, Đức Cha Lambert truyền chức cho 7 thày trên một khoang thuyền bên bờ sông Hồng – thì làng sát cạnh đê sông Hồng khi xưa còn sát chân đê kề bên ngoài làng để chỉ có một dải đất cát chưa có làng yên Mỹ với Duyên Hà như ngày nay. Hai nữa là khu vực trên và dưới từ Sở Hạ, Hà Hồi, Vạn Phúc, Đồng Trì, Nam Dư đều có đạo, thì có thể tin rằng khu vực này nói chung và Đồng Trì nói riêng được các Đấng rẽ vào khi tiến lên Kẻ Chợ. Vậy đạo Công Giáo ở đay phải có khoảng thời gian trước hoặc sau năm 1670.

 

 

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, qua ngọn lửa đức tin được nhen nhóm từ làng này cứ theo dòng thời gian năm tháng ngọn lửa càng bốc cao, càng chiếu rọi cho mọi người ở đây ngày một nhiều người nhận biết đến đạo Công Giáo. Thời Minh Mệnh – Thiệu Trị việc cấm đạo rất gay gắt máu các Thánh tử đạo đổ ra ngày một nhiều, thấm nhuần vào lòng đất nên đã nẩy sinh mầm non Kitô hữu khắp nơi. Đạo Công Giáo ở Đồng Trì lúc này còn ít vì làng nhỏ, nhưng đã có một đức tin thật kiên vững và đã gieo trồng để ngày nay đơm hoa kết trái với hàng ngàn tín hữu cầu nguyện sốt sắng mỗi ngày để dâng lời cảm tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã đoái thương cách riêng đến mảnh đất này.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Đồng Trì
Đồng Trì, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Nhà thờ Đồng Trì tước hiệu là Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở thôn Đồng Trì, xã Tứ Hiệp – huyện Thanh Trì – TP.Hà Nội).

 

 

Đồng Trì là một làng nhỏ ở phía nam kinh thành Thăng Long xưa. Tính đường chim bay cách Hà Nội 7 Km, tính đường số 1 cách 10 Km, gần đê sông Hồng, nằm trên cánh đồng xung quanh. Ngôi làng có hình dáng như một con rùa miệng ngậm dải lụa xanh là con đê sông Hồng. Người Công Giáo Đồng Trì chiếm đến 2/3 tổng số dân làng Đồng Trì. Đồng Trì có ngôi Thánh đường nguy nga lộng lẫy nhất vùng ngoại ô, tháp chuông cao vút được ngân vang hàng thế kỷ nay, khuôn viên Thánh đường được thiết kế đẹp, nhà xứ – nhà hội trường khang trang. Ở phía đông nam của làng, năm 1929 có dựng cây Thánh giá bằng đá, cao sừng sững như lá cờ toang thắng chếch xuống.

 

 

Trong khuôn viên còn có Đền thờ Cha thánh Gioan Théophane Vénard (Ven) (1829-1861) tử đạo – Quan thầy Đệ nhị Giáo xứ Đồng Trì.

 

 

Đạo Công Giáo ở đây có từ rất sớm, thời vua Minh Mệnh cấm đạo ở đây đã có đạo, giáo dân bấy giờ thường cất giấu ảnh tượng ban ngày, đêm mới rước tượng Trái tim Đức Chúa Giêsu ra để đọc kinh. Còn ngày tháng năm cụ thể thì không rõ vì không có tài liệu để lại – theo suy luận thì khi các Đấng rao giảng Tin Mừng tới Đàng ngoài, cứ tiến theo dọc sông Hồng lên Kẻ Chợ. Đường thuỷ vừa tiện giao thông vừa đảm bảo bí mật. Xét năm 1669 Cha Benedicto Hiền (Cha xứ đầu tiên của Kẻ Chợ và Cha Gioan Huệ 47 tuổi) năm 1670, Đức Cha Lambert truyền chức cho 7 thày trên một khoang thuyền bên bờ sông Hồng – thì làng sát cạnh đê sông Hồng khi xưa còn sát chân đê kề bên ngoài làng để chỉ có một dải đất cát chưa có làng yên Mỹ với Duyên Hà như ngày nay. Hai nữa là khu vực trên và dưới từ Sở Hạ, Hà Hồi, Vạn Phúc, Đồng Trì, Nam Dư đều có đạo, thì có thể tin rằng khu vực này nói chung và Đồng Trì nói riêng được các Đấng rẽ vào khi tiến lên Kẻ Chợ. Vậy đạo Công Giáo ở đay phải có khoảng thời gian trước hoặc sau năm 1670.

 

 

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, qua ngọn lửa đức tin được nhen nhóm từ làng này cứ theo dòng thời gian năm tháng ngọn lửa càng bốc cao, càng chiếu rọi cho mọi người ở đây ngày một nhiều người nhận biết đến đạo Công Giáo. Thời Minh Mệnh – Thiệu Trị việc cấm đạo rất gay gắt máu các Thánh tử đạo đổ ra ngày một nhiều, thấm nhuần vào lòng đất nên đã nẩy sinh mầm non Kitô hữu khắp nơi. Đạo Công Giáo ở Đồng Trì lúc này còn ít vì làng nhỏ, nhưng đã có một đức tin thật kiên vững và đã gieo trồng để ngày nay đơm hoa kết trái với hàng ngàn tín hữu cầu nguyện sốt sắng mỗi ngày để dâng lời cảm tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã đoái thương cách riêng đến mảnh đất này.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập