Nhà thờ Cao Mộc – Thái Bình
Số lượng xem: 933
Xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Nhà thờ Giáo xứ Cao Mộc, nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm quan thầy thuộc Giáo phận Thái Bình, được xây dựng từ năm 1855 tại xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

 

 

Theo các bậc cao niêm, Giáo xứ Cao Mộc được đón nhận ánh sáng Đức tin từ thế kỷ XVII, do các thừa sai dòng Tên đến từ Kẻ Bái.

Giáo xứ Cao Mộc nằm kề sông Diêm Hộ; cách Tòa Giám mục Thái Bình khoảng 30 km về hướng Đông Bắc; phía Nam giáp xứ Phương Mai; phía Bắc giáp xứ Tràng Lũ, phía Đông Bắc giáp xứ Ninh Cù (Kẻ Hệ).

 

 

Thời điểm đó, Giáo họ Cao Mộc thuộc xứ Kẻ Bái. Sau đó, Cao Mộc được nâng lên hàng giáo xứ, do các cha dòng Tên coi sóc, trụ sở xứ đặt tại họ Tào Xá. Cha thánh Gia (Jacinto Castennela 1743 - 1773) ở Tào Xá coi vùng Cao Mộc. Khi các Cha dòng Tên không còn ở Việt Nam, Cao Mộc sáp nhập vào xứ Bác Trạch, do cha Lý dòng Đaminh coi sóc.

 

 

Năm 1800, Cao Mộc trở thành một Giáo xứ độc lập. Trụ sở xứ đặt ở Cao Mộc, vùng đất toàn tòng, do cha Hàn coi sóc, một linh mục nổi tiếng có tài bào chế thuốc nam. Khi đó, Cao Mộc có 19 giáo họ, thuộc địa bàn của 16 xã, trong đó có 3 xã toàn tòng là: Cao Mộc, Đông Khê và Tân Hưng. Theo dòng thời gian, nhiều giáo xứ được tách ra từ Cao Mộc: Giáo xứ Thuần Túy, Giáo xứ Phương Xá, Giáo xứ Tràng Lũ, Giáo xứ Tân Hưng, Giáo xứ Đông Khê và Giáo xứ Phương Mai.

 

 

Đầu thế kỷ XX, Cao Mộc có một nhà thương do các nữ tu điều hành và chăm sóc những người già yếu, bệnh tật, neo đơn, không phân biệt tôn giáo.

Năm 1917, cha Sedano Thái đã tu sửa lại ngôi Thánh đường và đúc thêm bộ chuông. Năm 1937, ngài và Giáo xứ xây ngôi nhà chung hai tầng (dài 17m, rộng 8m, cao 8m). Tiếp theo, cha Đaminh Đặng Văn Gia cùng giáo dân đã xây dựng nhà giáo lý (dài 17m, rộng 4m, cao 3.5m).

 

 

Trải qua hơn một thế kỷ, ngôi Thánh đường xuống cấp. Năm 2009, cha Phêrô Đinh Văn Hùng cùng Giáo xứ đại tu ngôi Nhà thờ và hai cây tháp. Đây là ngôi Thánh đường cổ kính, được làm bằng gỗ lim, sơn son thiếp vàng, dài 48m, rộng 16m, cao 12m được khánh thành từ năm 1885.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Cao Mộc – Thái Bình
Xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Nhà thờ Giáo xứ Cao Mộc, nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm quan thầy thuộc Giáo phận Thái Bình, được xây dựng từ năm 1855 tại xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

 

 

Theo các bậc cao niêm, Giáo xứ Cao Mộc được đón nhận ánh sáng Đức tin từ thế kỷ XVII, do các thừa sai dòng Tên đến từ Kẻ Bái.

Giáo xứ Cao Mộc nằm kề sông Diêm Hộ; cách Tòa Giám mục Thái Bình khoảng 30 km về hướng Đông Bắc; phía Nam giáp xứ Phương Mai; phía Bắc giáp xứ Tràng Lũ, phía Đông Bắc giáp xứ Ninh Cù (Kẻ Hệ).

 

 

Thời điểm đó, Giáo họ Cao Mộc thuộc xứ Kẻ Bái. Sau đó, Cao Mộc được nâng lên hàng giáo xứ, do các cha dòng Tên coi sóc, trụ sở xứ đặt tại họ Tào Xá. Cha thánh Gia (Jacinto Castennela 1743 - 1773) ở Tào Xá coi vùng Cao Mộc. Khi các Cha dòng Tên không còn ở Việt Nam, Cao Mộc sáp nhập vào xứ Bác Trạch, do cha Lý dòng Đaminh coi sóc.

 

 

Năm 1800, Cao Mộc trở thành một Giáo xứ độc lập. Trụ sở xứ đặt ở Cao Mộc, vùng đất toàn tòng, do cha Hàn coi sóc, một linh mục nổi tiếng có tài bào chế thuốc nam. Khi đó, Cao Mộc có 19 giáo họ, thuộc địa bàn của 16 xã, trong đó có 3 xã toàn tòng là: Cao Mộc, Đông Khê và Tân Hưng. Theo dòng thời gian, nhiều giáo xứ được tách ra từ Cao Mộc: Giáo xứ Thuần Túy, Giáo xứ Phương Xá, Giáo xứ Tràng Lũ, Giáo xứ Tân Hưng, Giáo xứ Đông Khê và Giáo xứ Phương Mai.

 

 

Đầu thế kỷ XX, Cao Mộc có một nhà thương do các nữ tu điều hành và chăm sóc những người già yếu, bệnh tật, neo đơn, không phân biệt tôn giáo.

Năm 1917, cha Sedano Thái đã tu sửa lại ngôi Thánh đường và đúc thêm bộ chuông. Năm 1937, ngài và Giáo xứ xây ngôi nhà chung hai tầng (dài 17m, rộng 8m, cao 8m). Tiếp theo, cha Đaminh Đặng Văn Gia cùng giáo dân đã xây dựng nhà giáo lý (dài 17m, rộng 4m, cao 3.5m).

 

 

Trải qua hơn một thế kỷ, ngôi Thánh đường xuống cấp. Năm 2009, cha Phêrô Đinh Văn Hùng cùng Giáo xứ đại tu ngôi Nhà thờ và hai cây tháp. Đây là ngôi Thánh đường cổ kính, được làm bằng gỗ lim, sơn son thiếp vàng, dài 48m, rộng 16m, cao 12m được khánh thành từ năm 1885.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập