Nhà thờ Giáo xứ Sa Cát
Số lượng xem: 856
Phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Giáo xứ Sa Cát tọa lạc trên khu đất cạnh đường 10 (hướng đi Hải Phòng), cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Trước đây, giáo xứ Sa Cát là làng Sa Cát Giáo, thuộc tổng Cát Đàm, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình.

 

 

Sa Cát đón nhận Tin Mừng từ bao giờ, không một tài liệu nào ghi lại rõ ràng. Qua truyền ngôn được biết, Sa Cát là một trong những xứ kỳ cựu của Giáo phận Thái Bình.

Năm 1722, Đức Cha Tri (Tomaso Sestri - Giám mục Giáo phận Đông Đàng Ngoài) đã ban sắc nâng Sa Cát lên hàng giáo xứ, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy. Lúc đó, Sa Cát bao gồm cả Thái Bình, Nghĩa Chính, Tràng Quan, Nam Lỗ, Lương Đống và Cát Đàm.

 

 

Năm 1908, Đức cha Phêrô Munagorri Trung ban Sắc chia giáo xứ Sa Cát ra hai xứ nữa là Thái Bình và Nam Lỗ.

Sa Cát thuộc vùng chiêm trũng nên giáo dân nghèo (thứ nhất Thạch Bi thứ nhì Sa Cát). Thời kỳ đầu, ngôi Nhà thờ chỉ được làm bằng gianh tre vách nứa nên phải tu bổ nhiều lần. Năm 1898, giáo dân mới làm được ngôi nhà thờ gỗ lim, có 9 gian chạm trổ đẹp theo kiểu chồng đấu hoa sen. Ngôi nhà dựng xong thì không còn tiền lợp mái, phải dùng rạ lợp tạm. Sau 3 năm, giáo xứ mới lợp được mái ngói và làm bàn tòa sơn son thiếp vàng.

 

 

Đến năm 1997, cha xứ và giáo dân đồng lòng xây dựng ngôi Nhà thờ rộng rãi và khang trang hơn. Tuy nhiên, lúc đó giáo dân chưa đủ kinh phí để xây dựng hai cây tháp nên đến năm 2002 giáo xứ mới hoàn thiện.

Ngày 16 tháng 12 năm 2002, cố Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang đã về cung hiến Thánh đường giáo xứ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Sa Cát
Phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình

Giáo xứ Sa Cát tọa lạc trên khu đất cạnh đường 10 (hướng đi Hải Phòng), cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Trước đây, giáo xứ Sa Cát là làng Sa Cát Giáo, thuộc tổng Cát Đàm, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình.

 

 

Sa Cát đón nhận Tin Mừng từ bao giờ, không một tài liệu nào ghi lại rõ ràng. Qua truyền ngôn được biết, Sa Cát là một trong những xứ kỳ cựu của Giáo phận Thái Bình.

Năm 1722, Đức Cha Tri (Tomaso Sestri - Giám mục Giáo phận Đông Đàng Ngoài) đã ban sắc nâng Sa Cát lên hàng giáo xứ, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy. Lúc đó, Sa Cát bao gồm cả Thái Bình, Nghĩa Chính, Tràng Quan, Nam Lỗ, Lương Đống và Cát Đàm.

 

 

Năm 1908, Đức cha Phêrô Munagorri Trung ban Sắc chia giáo xứ Sa Cát ra hai xứ nữa là Thái Bình và Nam Lỗ.

Sa Cát thuộc vùng chiêm trũng nên giáo dân nghèo (thứ nhất Thạch Bi thứ nhì Sa Cát). Thời kỳ đầu, ngôi Nhà thờ chỉ được làm bằng gianh tre vách nứa nên phải tu bổ nhiều lần. Năm 1898, giáo dân mới làm được ngôi nhà thờ gỗ lim, có 9 gian chạm trổ đẹp theo kiểu chồng đấu hoa sen. Ngôi nhà dựng xong thì không còn tiền lợp mái, phải dùng rạ lợp tạm. Sau 3 năm, giáo xứ mới lợp được mái ngói và làm bàn tòa sơn son thiếp vàng.

 

 

Đến năm 1997, cha xứ và giáo dân đồng lòng xây dựng ngôi Nhà thờ rộng rãi và khang trang hơn. Tuy nhiên, lúc đó giáo dân chưa đủ kinh phí để xây dựng hai cây tháp nên đến năm 2002 giáo xứ mới hoàn thiện.

Ngày 16 tháng 12 năm 2002, cố Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang đã về cung hiến Thánh đường giáo xứ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập