Thánh địa La Vang
Số lượng xem: 548
Xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Thánh địa La Vang nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát (đời chúa Nguyễn Hoàng vào nam thế kỷ XVI vùng này gọi là Dinh Cát tức Dinh xây trên một vùng đất cát có khi còn gọi là Cát Dinh). Ngày nay thuộc xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Nơi này cách Thành Cổ Quảng Trị chừng 6km về phía nam và cách thành phố Huế 58km về phía bắc. Thánh Địa La Vang là trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc của giáo hội Công giáo Việt Nam.

 

 

Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám mục Huế - 1998, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và nâng đỡ nhau.

 

 

Tại sao nơi này lại có tên gọi là La Vang. Theo truyền thuyết thì có hai giả thuyết. Một thì cho rằng, nơi đây là nơi chốn rừng rú này xưa kia có nhiều cọp beo hại người. Do đó, những người đi rừng nếu ở lại đêm thì thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la vang" lên để mọi người đến tiếp cứu. Giả thuyết thứ hai cũng thuyết phục bằng câu chuyện, khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang.

 

 

Đức Mẹ hiện ra. Một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện.

 

Thánh địa La Vang năm 1967

 

Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu với nhiều giả thuyết khác nhau. Theo như kể lại, năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ. Linh mục quản hạt Quảng Trị Patinier Kinh trong báo cáo năm 1894 có viết: "Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu nhương". Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894), Giám mục Caspar (Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ bằng ngói, vì xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 để mừng khánh thành Nhà thờ.

 

Thánh địa La Vang năm 1969

 

Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp, lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 08 năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang lần thứ 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13 tháng 04 năm 1961, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đồng thanh quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc. Mùa hè năm 1972, Vương Cung Thánh Đường đã bị hủy hoại do chiến tranh, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương cung thánh đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang lổ.

 

 

Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới.

 

 

Tại vị trí được cho là nơi Đức Mẹ hiện ra gần gốc cây đa cổ thụ, một tượng đài tuyệt đẹp kể về sự kiện hiện ra đã được xây dựng với hình tượng ba cây đa và Đức Mẹ La Vang ở chính giữa. Và Tượng Đức Mẹ La Vang cũng được đặt ở nhiều nơi trong Thánh địa. Đức Mẹ thường được thể hiện bằng hình ảnh một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bồng Chúa Giêsu trên tay cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam.

 

 

Mặc dù, Thánh địa đã được quy hoạch, xây mới nhưng di tích tháp chuông của Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang vẫn được giữ lại. Màu rêu phong của Nhà thờ đã chấm phá nên một nét rất riêng biệt, khiến ai nhìn thấy lần đầu tiên cũng dễ dàng liên tưởng ngay đến những chặng đường lịch sử, không chỉ riêng mỗi Thánh địa mà còn cả một khoảng thời gian đầy sự kiện, nay đã ẩn vào quá khứ.

 

 

Phía trước di tích tháp chuông Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang là một quảng trường rộng. Hai bên quảng trường là Đàng Thánh Giá – một loạt gồm 14 tác phẩm điêu khắc, mô tả diễn tiến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, từ khi Ngài bị kết án đến khi bị đóng đinh trên thập giá và cuối cùng là an táng trong hầm mộ.

 

 

Ngoài ra, trong khuôn viên Thánh địa còn có giếng nước Đức Mẹ La Vang, nơi mỗi tín đồ khi tới đây đều uống một ngụm nước để tỏ lòng thành kính với Đức Mẹ. Nhiều tín đồ tin rằng nước giếng có khả năng chữa được bệnh tật trong cơ thể.

Năm 2008, Thánh địa được cấp thêm 21 ha đất để phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân.

Ngày 15 tháng 8 năm 2012 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường mới. Ngôi thánh đường đang trong quá trình xây dựng, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Á Đông truyền thống Việt Nam, có sức chứa 5.000 người.

Thánh địa La Vang còn được gọi với tên “Tiểu vương cung Thánh đường La Vang”, đã phải trải qua rất nhiều biến cố của lịch sử, thời gian. Cho đến hôm nay, Thánh địa La Vang dường như tỏa hết nét đẹp cổ kính của mình dưới một góc trời Hải Lăng – Quảng Trị. Kiến trúc của Nhà thờ ở đây tuân thủ theo lối kiến trúc truyền thống của các công trình xây dựng nhà thờ Công giáo.

Đại Hội Đức Mẹ La Vang cứ 3 năm diễn ra một lần tại Thánh Địa La Vang. Lần thứ nhất vào năm 1901 và đại hội gần đây nhất là thứ 31 diễn ra vào ba ngày là 13,14,15 tháng 8 năm 2017. 

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Thánh địa La Vang
Xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Thánh địa La Vang nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát (đời chúa Nguyễn Hoàng vào nam thế kỷ XVI vùng này gọi là Dinh Cát tức Dinh xây trên một vùng đất cát có khi còn gọi là Cát Dinh). Ngày nay thuộc xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Nơi này cách Thành Cổ Quảng Trị chừng 6km về phía nam và cách thành phố Huế 58km về phía bắc. Thánh Địa La Vang là trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc của giáo hội Công giáo Việt Nam.

 

 

Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám mục Huế - 1998, dưới triều đại vua Cảnh Thịnh (lên ngôi năm 1792), với chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở gần đồi Dinh Cát (nay là thị xã Quảng Trị) phải tìm nơi trốn ẩn. Họ đã đến lánh nạn tại núi rừng La Vang. Nơi rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Thiên Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và nâng đỡ nhau.

 

 

Tại sao nơi này lại có tên gọi là La Vang. Theo truyền thuyết thì có hai giả thuyết. Một thì cho rằng, nơi đây là nơi chốn rừng rú này xưa kia có nhiều cọp beo hại người. Do đó, những người đi rừng nếu ở lại đêm thì thường chia nhau thức canh, thấy động thì "la vang" lên để mọi người đến tiếp cứu. Giả thuyết thứ hai cũng thuyết phục bằng câu chuyện, khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá gọi là lá vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh. Viết "lá vằng" không dấu thành La Vang.

 

 

Đức Mẹ hiện ra. Một hôm đang khi cùng nhau lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Maria. Mẹ bày tỏ lòng nhân từ, âu yếm, và an ủi giáo dân vui lòng chịu khó. Mẹ dạy hái một loại lá cây có sẵn chung quanh đó, đem nấu nước uống sẽ lành các chứng bệnh. Mẹ lại ban lời hứa: Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ tại chốn này, Mẹ sẽ nhận lời ban ơn theo ý nguyện.

 

Thánh địa La Vang năm 1967

 

Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu với nhiều giả thuyết khác nhau. Theo như kể lại, năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ. Linh mục quản hạt Quảng Trị Patinier Kinh trong báo cáo năm 1894 có viết: "Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu nhương". Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894), Giám mục Caspar (Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ bằng ngói, vì xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 để mừng khánh thành Nhà thờ.

 

Thánh địa La Vang năm 1969

 

Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp, lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 08 năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang lần thứ 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13 tháng 04 năm 1961, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đồng thanh quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc. Mùa hè năm 1972, Vương Cung Thánh Đường đã bị hủy hoại do chiến tranh, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương cung thánh đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang lổ.

 

 

Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới.

 

 

Tại vị trí được cho là nơi Đức Mẹ hiện ra gần gốc cây đa cổ thụ, một tượng đài tuyệt đẹp kể về sự kiện hiện ra đã được xây dựng với hình tượng ba cây đa và Đức Mẹ La Vang ở chính giữa. Và Tượng Đức Mẹ La Vang cũng được đặt ở nhiều nơi trong Thánh địa. Đức Mẹ thường được thể hiện bằng hình ảnh một phụ nữ mặc áo dài Việt Nam bồng Chúa Giêsu trên tay cũng mặc trang phục truyền thống Việt Nam.

 

 

Mặc dù, Thánh địa đã được quy hoạch, xây mới nhưng di tích tháp chuông của Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang vẫn được giữ lại. Màu rêu phong của Nhà thờ đã chấm phá nên một nét rất riêng biệt, khiến ai nhìn thấy lần đầu tiên cũng dễ dàng liên tưởng ngay đến những chặng đường lịch sử, không chỉ riêng mỗi Thánh địa mà còn cả một khoảng thời gian đầy sự kiện, nay đã ẩn vào quá khứ.

 

 

Phía trước di tích tháp chuông Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang là một quảng trường rộng. Hai bên quảng trường là Đàng Thánh Giá – một loạt gồm 14 tác phẩm điêu khắc, mô tả diễn tiến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, từ khi Ngài bị kết án đến khi bị đóng đinh trên thập giá và cuối cùng là an táng trong hầm mộ.

 

 

Ngoài ra, trong khuôn viên Thánh địa còn có giếng nước Đức Mẹ La Vang, nơi mỗi tín đồ khi tới đây đều uống một ngụm nước để tỏ lòng thành kính với Đức Mẹ. Nhiều tín đồ tin rằng nước giếng có khả năng chữa được bệnh tật trong cơ thể.

Năm 2008, Thánh địa được cấp thêm 21 ha đất để phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân.

Ngày 15 tháng 8 năm 2012 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường mới. Ngôi thánh đường đang trong quá trình xây dựng, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Á Đông truyền thống Việt Nam, có sức chứa 5.000 người.

Thánh địa La Vang còn được gọi với tên “Tiểu vương cung Thánh đường La Vang”, đã phải trải qua rất nhiều biến cố của lịch sử, thời gian. Cho đến hôm nay, Thánh địa La Vang dường như tỏa hết nét đẹp cổ kính của mình dưới một góc trời Hải Lăng – Quảng Trị. Kiến trúc của Nhà thờ ở đây tuân thủ theo lối kiến trúc truyền thống của các công trình xây dựng nhà thờ Công giáo.

Đại Hội Đức Mẹ La Vang cứ 3 năm diễn ra một lần tại Thánh Địa La Vang. Lần thứ nhất vào năm 1901 và đại hội gần đây nhất là thứ 31 diễn ra vào ba ngày là 13,14,15 tháng 8 năm 2017. 

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập