Nhà thờ Giáo xứ Tân Hội
Số lượng xem: 407
Xã Thành Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Trước kia, Giáo xứ Tân Hội là giáo họ Láng Mun, thuộc Giáo xứ Dinh Thủy-Tấn Tài.

Vào những năm 1870 - 1880, có một số giáo dân từ Quảng Nam-Quảng Ngãi-Bình Định-Phú Yên vào lập nghiệp tại Đài Sơn (Láng Mun Trong) và Tân Hội (Láng Mun Ngoài). Họ cất một nhà nguyện tại Đài Sơn.

 

 

Năm 1884, phong trào Văn Thân nổi lên, nhà nguyện bị đốt phá, giáo dân một số tử vì đạo, một số ẩn náu tại nhà bà con bên lương ở các làng lân cận, một số khác đi theo Cha Quản xứ Dinh Thủy-Tấn Tài là Cố Đề (RP Villaume) vào lánh nạn tại Sài Gòn.

Khoảng 1 năm sau, khi tình hình bắt đạo tương đối lắng dịu, Cố Đề đưa giáo dân về lại. Số giáo dân thuộc giáo họ Láng Mun tập trung ra sống tại Tân Hội và cất một nhà nguyện tại địa điểm nhà xứ cũ.

Năm 1914, giáo dân xây 3 lò gạch để chuẩn bị làm nhà vuông và Nhà thờ. Năm 1916, Cố Sáng (RP Jules Labiausse, Quản xứ Dinh Thủy-Tấn Tài từ năm 1907-1920) bắt đầu cho xây nhà vuông đầu tiên (tại địa điểm nhà các Nữ tu hiện nay). Nhà vuông này được xây xong năm 1917 và được sử dụng làm nhà nguyện, còn nhà nguyện thì được tháo dỡ để xây nhà vuông thứ hai.

 

 

Nhà thờ cũng được khởi công xây dựng vào năm 1917, do Cố Sáng trực tiếp chỉ đạo. Nhà vuông thứ hai hoàn thành năm 1919 và Nhà thờ hoàn thành năm 1920, với mặt tiền là một tấm vách, mái lợp ngói móc, cửa ngõ đơn sơ, không có bàn ghế, chỉ sử dụng chiếu để ngồi.

Năm 1927, ông Hương Sư Nguyễn Công Viễn, ông Câu của giáo họ, tặng cho Nhà thờ một cái chuông đúc tại Pháp, nặng 689kg. Chuông được đặt trên hai cây trụ để đánh.

Năm 1932, cơn bão Nhâm Thân phá sập tấm vách mặt tiền Nhà thờ. Sau cơn bão, Cố Châu (RP Ledarré, Quản xứ Dinh Thủy-Tấn Tài từ năm 1928-1945) cho xây tháp chuông bằng gạch và vôi vữa với phần nhọn có cốt thép, vách Nhà thờ được nâng cao thêm, ngói móc thay bằng ngói Hải Phòng, cửa sổ làm lại bằng kính và cửa chính làm bằng gỗ chạm trỗ công phu.

 

 

Ban đầu giáo họ Láng Mun chọn Đức Mẹ núi Camêlô làm Bổn Mạng. Về sau, Cố Lợi (RP Piquet, Quản xứ Dinh Thủy-Tấn Tài từ năm 1924-1929) đã đổi Bổn Mạng thành Thánh Tâm Chúa Giêsu, có ý khấn xin Thánh Tâm Chúa Giêsu cho giáo xứ thoát khỏi nạn “hữu sinh vô dưỡng”.

Công trình xây dựng Nhà thờ Tân Hội chính thức bắt đầu vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ 21/11/2011 với phần thi công khai móng. Sau khi đổ xong phần móng và tầng trệt, ngày 18/3/2012, Đức Giám Mục giáo phận đã vào chủ tế Thánh lễ Đặt viên đá đầu tiên.

Từ sau ngày đặt viên đá đầu tiên, nhờ hồng ân Thiên Chúa tiếp tục tuôn tràn, sự cầu bầu đắc lực của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, sự giúp đỡ quảng đại của quý Ân nhân, sự hy sinh và nỗ lực không ngừng của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ, công trình xây dựng Nhà thờ đã diễn tiến khá suôn sẻ và tốt đẹp, nhờ đó vào ngày 21/11/2012, giáp một năm ngày thi công khai móng, giáo xứ đã tổ chức Thánh lễ Tạ Ơn và cử hành nghi thức làm phép Hang Đá Đức Mẹ do Cha Đại diện Đức Giám Mục miền Ninh Thuận chủ tế và vào ngày 27/12/2012.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Tân Hội
Xã Thành Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận

Trước kia, Giáo xứ Tân Hội là giáo họ Láng Mun, thuộc Giáo xứ Dinh Thủy-Tấn Tài.

Vào những năm 1870 - 1880, có một số giáo dân từ Quảng Nam-Quảng Ngãi-Bình Định-Phú Yên vào lập nghiệp tại Đài Sơn (Láng Mun Trong) và Tân Hội (Láng Mun Ngoài). Họ cất một nhà nguyện tại Đài Sơn.

 

 

Năm 1884, phong trào Văn Thân nổi lên, nhà nguyện bị đốt phá, giáo dân một số tử vì đạo, một số ẩn náu tại nhà bà con bên lương ở các làng lân cận, một số khác đi theo Cha Quản xứ Dinh Thủy-Tấn Tài là Cố Đề (RP Villaume) vào lánh nạn tại Sài Gòn.

Khoảng 1 năm sau, khi tình hình bắt đạo tương đối lắng dịu, Cố Đề đưa giáo dân về lại. Số giáo dân thuộc giáo họ Láng Mun tập trung ra sống tại Tân Hội và cất một nhà nguyện tại địa điểm nhà xứ cũ.

Năm 1914, giáo dân xây 3 lò gạch để chuẩn bị làm nhà vuông và Nhà thờ. Năm 1916, Cố Sáng (RP Jules Labiausse, Quản xứ Dinh Thủy-Tấn Tài từ năm 1907-1920) bắt đầu cho xây nhà vuông đầu tiên (tại địa điểm nhà các Nữ tu hiện nay). Nhà vuông này được xây xong năm 1917 và được sử dụng làm nhà nguyện, còn nhà nguyện thì được tháo dỡ để xây nhà vuông thứ hai.

 

 

Nhà thờ cũng được khởi công xây dựng vào năm 1917, do Cố Sáng trực tiếp chỉ đạo. Nhà vuông thứ hai hoàn thành năm 1919 và Nhà thờ hoàn thành năm 1920, với mặt tiền là một tấm vách, mái lợp ngói móc, cửa ngõ đơn sơ, không có bàn ghế, chỉ sử dụng chiếu để ngồi.

Năm 1927, ông Hương Sư Nguyễn Công Viễn, ông Câu của giáo họ, tặng cho Nhà thờ một cái chuông đúc tại Pháp, nặng 689kg. Chuông được đặt trên hai cây trụ để đánh.

Năm 1932, cơn bão Nhâm Thân phá sập tấm vách mặt tiền Nhà thờ. Sau cơn bão, Cố Châu (RP Ledarré, Quản xứ Dinh Thủy-Tấn Tài từ năm 1928-1945) cho xây tháp chuông bằng gạch và vôi vữa với phần nhọn có cốt thép, vách Nhà thờ được nâng cao thêm, ngói móc thay bằng ngói Hải Phòng, cửa sổ làm lại bằng kính và cửa chính làm bằng gỗ chạm trỗ công phu.

 

 

Ban đầu giáo họ Láng Mun chọn Đức Mẹ núi Camêlô làm Bổn Mạng. Về sau, Cố Lợi (RP Piquet, Quản xứ Dinh Thủy-Tấn Tài từ năm 1924-1929) đã đổi Bổn Mạng thành Thánh Tâm Chúa Giêsu, có ý khấn xin Thánh Tâm Chúa Giêsu cho giáo xứ thoát khỏi nạn “hữu sinh vô dưỡng”.

Công trình xây dựng Nhà thờ Tân Hội chính thức bắt đầu vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ 21/11/2011 với phần thi công khai móng. Sau khi đổ xong phần móng và tầng trệt, ngày 18/3/2012, Đức Giám Mục giáo phận đã vào chủ tế Thánh lễ Đặt viên đá đầu tiên.

Từ sau ngày đặt viên đá đầu tiên, nhờ hồng ân Thiên Chúa tiếp tục tuôn tràn, sự cầu bầu đắc lực của Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, sự giúp đỡ quảng đại của quý Ân nhân, sự hy sinh và nỗ lực không ngừng của mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ, công trình xây dựng Nhà thờ đã diễn tiến khá suôn sẻ và tốt đẹp, nhờ đó vào ngày 21/11/2012, giáp một năm ngày thi công khai móng, giáo xứ đã tổ chức Thánh lễ Tạ Ơn và cử hành nghi thức làm phép Hang Đá Đức Mẹ do Cha Đại diện Đức Giám Mục miền Ninh Thuận chủ tế và vào ngày 27/12/2012.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập