Thời xưa người Sở Hạ, vốn gốc dân thành Thăng Long vào thời triều vua Lê Thánh Tông, khoảng 1465, triều đình mở rộng kinh thành, cho dân đi cắm đất khai khẩn lập ấp.
Người dân từ Thăng Long đi về phía nam cắm đất và lập làng cư ngụ tại Sở Thượng, Thanh Trì, Hà Đông, đất canh tác trồng lúa nước, được cắm theo ven sông Hồng, kéo dài xuống phía đông phủ Thường Tín, ở nơi đây còn là khu vực đầm phá, nước ngập những đã có một cộng đồng cư, họ sinh sống bằng nghề nông, làm nhà trên các gò nổi.
Đến cuối đời vua Lê Thánh Tông, khoảng năm 1495, một cộng đoàn khoảng 50-60 người của ba dòng họ: họ Đặng, họ Tạ và họ Nguyễn, đã rời quê mới là làng Sở Thượng, về định cư lập nghiệp trên các thửa ruộng canh tác của mình ven sông Hồng, thộc Đông Bắc huyện Thường Tín ngày nay, hai cộng đồng dân cư mới và cũ, thuộc nhiều dòng họ kết hợp lại, lập nên một trang ấp gọi là xóm trại, thuộc Thành Trì, phủ Trung Đô (Thăng Long).
Đến năm thứ ba đời vua Lê Cảnh Hưng và Chúa Trịnh Doanh, năm 1742 xóm trại được phép tách riêng lập làng mới lấy tên là An Duyên Sở Hạ, từ đây hành chính không trực thuộc Sở Thượng nữa.
Trải qua các thời đại Lê Mạt, Tây Sơn, nhà Nguyễn đến khoảng năm 1710 nơi đây đã được các nhà truyền giáo đến gieo những hạt giống tin mừng đầu tiên.
Số giáo dân ngày một tăng, lập thành xứ, lúc bấy giờ thuộc về xứ Kẻ Chợ (Kẻ Sét), từ năm 1742 họ đạo phát triển thêm, hợp nhau xây dựng một ngôi Nhà thờ bằng tre nứa lá trên khoảng 6.217m 2 trong đó một Nhà thờ, và công trình phục vụ.
Đến năm 1917 được bề trên Địa phận giúp đỡ toàn thể giáo dân xa gần, tận tâm góp công sức xây ngôi Nhà thờ mới. Trên nền Nhà thờ cũ và tồn tại như hôm nay.
Bài: Sưu tầm & Biên tập