Nhà thờ Giáo xứ Thành Lập
Số lượng xem: 445
Thôn Thành Lập, xã Minh Tân, huyện Phú xuyên, Thành phố Hà Nội

Theo các tiền nhân kể lại, vào khoảng thế kỷ XVII, hơn 300 năm trước, có một bà tên là Lập đã được đón nhận Tin Mừng tại chợ Bầu, rồi đem con cháu rời thôn Mai Trang về sinh sống tại khu đất Con Xà (Sộp Lẻ) nay là thôn Thành Lập 2.

Dựa vào Lịch sử Giáo phận Hà Nội ghi: ngày thứ Tư Lễ Tro, tức ngày 16 tháng 02 năm 1670, Đức Cha Lambert de la Motte nhận lời khấn của hai nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên là chị Anê và Phaolô tại Phố Hiến, trong chiếc thuyền neo trên dòng Sông Hồng, thuộc một chỗ trong tỉnh Hưng Yên đối diện với làng Bái Xuyên ngày nay, thuộc xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, cách trung tâm 45 km về phía Đông Nam. Co thấy, trước khi Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte đặt chân trên dải đất ven sông Hồng này thì đã có nhiều người đón nhận Tin Mừng tại nơi đây, trong đó có bà Lập cùng con cháu.

 

 

Nơi đây bà con giáo dân đã sớm dựng ngôi nhà nguyện bằng tranh lá nhưng vào năm 1908 ngôi nhà nguyện đã bị cháy.

Đến năm 1909, giáo họ đã khởi công xây dựng ngôi Nhà thờ mới được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique châu Âu, với những mái vòm uốn cong, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng vôi mật. Nhà thờ nằm giữa hướng Đông Nam. Chiều rộng là 9.40 m dài 29.50 m với tổng số diện tích là 276 m².

Gian số 1 của Nhà thờ là gian cung Thánh, được trang trí bằng bàn thờ gỗ sơn son thiếc vàng. Phần trên bàn thờ chính đã được chỉnh sửa, bên trên có nhà tòa chính và phía cánh gà cũng có hai nhà tòa nữa, được thiết kế theo kiểu hình cột và hình cong, hình nón kết hợp với màu ve giả đá đến nay đã tròn 100 năm mà vẫn còn nét đẹp tự nhiên mà chưa phải sửa lại.

 

 

Gian số 2, 3, 4, 5, 6 và 7 có cột phân chia. Cột được trang trí bằng các cột phụ, đấu trang trí, nối gian, nối cột, nối nóc đều được thể hiện hình vòm, hình cong với hình gọng vó, lồng ghép vào là trần được làm bằng rơm, đồng thời được phân chia ra từng mảnh theo tự nhiên, được quét ve và hình ngôi sao trời, đến nay đã tròn 100 năm. Với thời gian dài như vậy, nhiều chỗ bị hư hỏng, song vẫn còn thấy vẻ đẹp của kiểu kiến trúc thời ấy. Riêng gian số 7, còn được cấu trúc gác đàn hết cả gian, trước là gỗ nay được làm bằng bê tông.

Quả chuông của Nhà thờ được đúc tại thủ đô Paris của Pháp. Phía sau quả chuông có ảnh Đức Mẹ với chữ MARIA và họ Thành Lập dưới chân. Quả chuông được treo trên tháp Nhà thờ họ Thành Lập hiện nay có niên hiệu A. 1920 D. Tức quả chuông có sau ngôi Nhà thờ hoàn thành 8 năm. Quả chuông có chiều cao 0, 45m, rộng 0, 55m, dầy 0,4 m.

Phía trước cửa Nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Khu cung Thánh được trang trí theo nghệ thuật, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng Bà thánh Têrêsa thành Avila, nước Tây Ban Nha bằng đất nung cao hơn 1.7 m.

Trung tâm quảng trường phía trước Nhà thờ có đài Chúa Kitô Vua bằng xi măng, bên phải có tượng đài Gia Đình Thánh Gia, bên trái có hang đá rất đẹp, xung quanh Nhà thờ có đường kiệu và phía sau là nhà phòng.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Thành Lập
Thôn Thành Lập, xã Minh Tân, huyện Phú xuyên, Thành phố Hà Nội

Theo các tiền nhân kể lại, vào khoảng thế kỷ XVII, hơn 300 năm trước, có một bà tên là Lập đã được đón nhận Tin Mừng tại chợ Bầu, rồi đem con cháu rời thôn Mai Trang về sinh sống tại khu đất Con Xà (Sộp Lẻ) nay là thôn Thành Lập 2.

Dựa vào Lịch sử Giáo phận Hà Nội ghi: ngày thứ Tư Lễ Tro, tức ngày 16 tháng 02 năm 1670, Đức Cha Lambert de la Motte nhận lời khấn của hai nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên là chị Anê và Phaolô tại Phố Hiến, trong chiếc thuyền neo trên dòng Sông Hồng, thuộc một chỗ trong tỉnh Hưng Yên đối diện với làng Bái Xuyên ngày nay, thuộc xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, cách trung tâm 45 km về phía Đông Nam. Co thấy, trước khi Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte đặt chân trên dải đất ven sông Hồng này thì đã có nhiều người đón nhận Tin Mừng tại nơi đây, trong đó có bà Lập cùng con cháu.

 

 

Nơi đây bà con giáo dân đã sớm dựng ngôi nhà nguyện bằng tranh lá nhưng vào năm 1908 ngôi nhà nguyện đã bị cháy.

Đến năm 1909, giáo họ đã khởi công xây dựng ngôi Nhà thờ mới được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique châu Âu, với những mái vòm uốn cong, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng vôi mật. Nhà thờ nằm giữa hướng Đông Nam. Chiều rộng là 9.40 m dài 29.50 m với tổng số diện tích là 276 m².

Gian số 1 của Nhà thờ là gian cung Thánh, được trang trí bằng bàn thờ gỗ sơn son thiếc vàng. Phần trên bàn thờ chính đã được chỉnh sửa, bên trên có nhà tòa chính và phía cánh gà cũng có hai nhà tòa nữa, được thiết kế theo kiểu hình cột và hình cong, hình nón kết hợp với màu ve giả đá đến nay đã tròn 100 năm mà vẫn còn nét đẹp tự nhiên mà chưa phải sửa lại.

 

 

Gian số 2, 3, 4, 5, 6 và 7 có cột phân chia. Cột được trang trí bằng các cột phụ, đấu trang trí, nối gian, nối cột, nối nóc đều được thể hiện hình vòm, hình cong với hình gọng vó, lồng ghép vào là trần được làm bằng rơm, đồng thời được phân chia ra từng mảnh theo tự nhiên, được quét ve và hình ngôi sao trời, đến nay đã tròn 100 năm. Với thời gian dài như vậy, nhiều chỗ bị hư hỏng, song vẫn còn thấy vẻ đẹp của kiểu kiến trúc thời ấy. Riêng gian số 7, còn được cấu trúc gác đàn hết cả gian, trước là gỗ nay được làm bằng bê tông.

Quả chuông của Nhà thờ được đúc tại thủ đô Paris của Pháp. Phía sau quả chuông có ảnh Đức Mẹ với chữ MARIA và họ Thành Lập dưới chân. Quả chuông được treo trên tháp Nhà thờ họ Thành Lập hiện nay có niên hiệu A. 1920 D. Tức quả chuông có sau ngôi Nhà thờ hoàn thành 8 năm. Quả chuông có chiều cao 0, 45m, rộng 0, 55m, dầy 0,4 m.

Phía trước cửa Nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai cửa nhỏ hai bên tháp. Khu cung Thánh được trang trí theo nghệ thuật, chạm trổ hoa văn bằng gỗ sơn son thiếp vàng rất tinh vi độc đáo. Ở tòa gian chính có tượng Bà thánh Têrêsa thành Avila, nước Tây Ban Nha bằng đất nung cao hơn 1.7 m.

Trung tâm quảng trường phía trước Nhà thờ có đài Chúa Kitô Vua bằng xi măng, bên phải có tượng đài Gia Đình Thánh Gia, bên trái có hang đá rất đẹp, xung quanh Nhà thờ có đường kiệu và phía sau là nhà phòng.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập