Nhà thờ đổ
Số lượng xem: 724
Bờ biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Nhà thờ trước kia có từ năm 1877 thuộc làng chài Xương Điền, là kết quả của công cuộc quai đê lấn biển của nhân dân từ những năm đầu thế kỉ 18, ban đầu được coi là “cồn cát bể”. Cùng với công cuộc khai hoang mở đất, lấn biển, đời sống tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân cũng được phát triển. Nhà thờ Trái tim Chúa xây dựng lần thứ nhất còn đơn sơ, nhỏ nhắn và được lợp bằng cỏ bối.

 


Từ thập kỉ thứ hai của thế kỉ XX, khu “cồn cát bể” đã rơi vào tình trạng biển tiến biển thoái nhanh chóng do đê biển được đào đắp bằng đất nên không chịu được với sóng dữ và xâm thực biển. Vì thế 40 năm sau khi xây dựng nhân dân nơi đây đã phải di chuyển nhà thờ Trái tim vào sâu phía trong khoảng 3000m so với vị trí cũ.

 


Năm 1971 nhân dân đã bắt tay vào xây dựng tái thiết Nhà thờ giáo họ Trái tim lần thứ hai với bản thiết kế của một kiến trúc sư người Pháp (chính là chứng tích Nhà thờ và tháp chuông hiện nay). Trong quá trình sử dụng với sự xâm lấn không ngừng của biển, sự khắc nghiệt của thời tiết, giáo dân phải trùng tu nhiều lần nhưng sau 78 năm (1927-2005), cùng với một số Nhà thờ khác trong khu vực, giáo họ Trái tim Chúa phải di chuyển vào sâu trong nội địa lần thứ ba, để lại Nhà thờ cũ nằm chênh vênh bên bãi biển như hiện nay.

 


Năm 2005, cơn bão số 7 với sức tàn phá lớn đã phá hủy toàn tuyến đê bao phía ngoài, “xóa sổ” ngôi làng chài dọc bãi biển Xương Điền-Văn Lý, nhiều công trình bị phá đổ nhưng riêng Nhà thờ bị bỏ hoang này vẫn còn tháp chuông và nền Nhà thờ tuy không còn nguyên vẹn và một phần tường phía bắc của Nhà thờ như hiện nay.

 


Nhà thờ đổ nay là công trình hoang tàn, bên trong Nhà thờ đã bị phá đổ hoàn toàn, chỉ còn lại khung xương bên ngoài và nền móng hòa lẫn với cát biển. 
Kiến trúc của Nhà thờ này, trước kia vốn được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm mềm mại, những cột trụ cao đỡ lấy toàn bộ kiến trúc. Ngoài ra, trên từng bức tường đều được khắc họa chi tiết những đường nét hoa văn giống như các Nhà thờ khác thời bấy giờ.

 


Thời gian, sóng, gió của biển đã và đang phá hủy, bào mòn công trình này. Các họa tiết, kiến trúc bên trong nhà thờ đã bị phai mòn. Gạch xây đã bị lộ rõ sau thời gian bị vỡ vữa. Các bức tượng của Nhà thờ đã bị vỡ nát. Nhiểu mảng đổ sập xuống nằm sâu dưới cát biển. Cây cỏ, rêu phong mọc đầy trên những bức tường của Nhà thờ. Những dấu tích nay trơ trọi như những ốc đảo, trước sự bao quanh của nước biển.

 


Hiện tại, Nhà thờ đổ này đã bị vây quanh bởi nước biển. Mỗi khi thủy triều lên thì Nhà thờ bị ngập nước, có lúc đến 1m. Để ngăn chặn sự xâm thực của biển cả, chính quyền địa phương đã tiến hành xây dựng đê bao. Phía trong làng, những Nhà thờ mới đã được dựng lên để các tín hữu đến thực hành các Thánh lễ nhưng hàng ngày người dân nơi đây vẫn ra khơi bám biển. Nhà thờ nằm trơ trọi ven biển nhưng là ký ức, chốn để những chuyến ra khơi hướng về.

 


Bao nhiêu thế hệ nối nhau, dù cuộc sống nhiều người dân ở đây phải đi xa mưu sinh nhưng trong lòng họ vẫn im đậm ngôi Nhà thờ và dù là ngôi Nhà thờ đổ nhưng chính dấu ấn ấy lại làm cho họ vững tin trên mọi nẻo đường cuộc sống.

 


Nằm chênh vênh bên bờ biển của xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, Nam Định, ngôi Nhà thờ đổ này là một tác phẩm độc nhất vô nhị mà thiên nhiên và con người nơi đây tạo nên. Không chỉ có vẻ đẹp hoang sơ cổ kính, ngôi Nhà thờ còn mang nhiều giá trị về lịch sử, tôn giáo, văn hóa và cả môi trường nữa.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ đổ
Bờ biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Nhà thờ trước kia có từ năm 1877 thuộc làng chài Xương Điền, là kết quả của công cuộc quai đê lấn biển của nhân dân từ những năm đầu thế kỉ 18, ban đầu được coi là “cồn cát bể”. Cùng với công cuộc khai hoang mở đất, lấn biển, đời sống tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân cũng được phát triển. Nhà thờ Trái tim Chúa xây dựng lần thứ nhất còn đơn sơ, nhỏ nhắn và được lợp bằng cỏ bối.

 


Từ thập kỉ thứ hai của thế kỉ XX, khu “cồn cát bể” đã rơi vào tình trạng biển tiến biển thoái nhanh chóng do đê biển được đào đắp bằng đất nên không chịu được với sóng dữ và xâm thực biển. Vì thế 40 năm sau khi xây dựng nhân dân nơi đây đã phải di chuyển nhà thờ Trái tim vào sâu phía trong khoảng 3000m so với vị trí cũ.

 


Năm 1971 nhân dân đã bắt tay vào xây dựng tái thiết Nhà thờ giáo họ Trái tim lần thứ hai với bản thiết kế của một kiến trúc sư người Pháp (chính là chứng tích Nhà thờ và tháp chuông hiện nay). Trong quá trình sử dụng với sự xâm lấn không ngừng của biển, sự khắc nghiệt của thời tiết, giáo dân phải trùng tu nhiều lần nhưng sau 78 năm (1927-2005), cùng với một số Nhà thờ khác trong khu vực, giáo họ Trái tim Chúa phải di chuyển vào sâu trong nội địa lần thứ ba, để lại Nhà thờ cũ nằm chênh vênh bên bãi biển như hiện nay.

 


Năm 2005, cơn bão số 7 với sức tàn phá lớn đã phá hủy toàn tuyến đê bao phía ngoài, “xóa sổ” ngôi làng chài dọc bãi biển Xương Điền-Văn Lý, nhiều công trình bị phá đổ nhưng riêng Nhà thờ bị bỏ hoang này vẫn còn tháp chuông và nền Nhà thờ tuy không còn nguyên vẹn và một phần tường phía bắc của Nhà thờ như hiện nay.

 


Nhà thờ đổ nay là công trình hoang tàn, bên trong Nhà thờ đã bị phá đổ hoàn toàn, chỉ còn lại khung xương bên ngoài và nền móng hòa lẫn với cát biển. 
Kiến trúc của Nhà thờ này, trước kia vốn được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm mềm mại, những cột trụ cao đỡ lấy toàn bộ kiến trúc. Ngoài ra, trên từng bức tường đều được khắc họa chi tiết những đường nét hoa văn giống như các Nhà thờ khác thời bấy giờ.

 


Thời gian, sóng, gió của biển đã và đang phá hủy, bào mòn công trình này. Các họa tiết, kiến trúc bên trong nhà thờ đã bị phai mòn. Gạch xây đã bị lộ rõ sau thời gian bị vỡ vữa. Các bức tượng của Nhà thờ đã bị vỡ nát. Nhiểu mảng đổ sập xuống nằm sâu dưới cát biển. Cây cỏ, rêu phong mọc đầy trên những bức tường của Nhà thờ. Những dấu tích nay trơ trọi như những ốc đảo, trước sự bao quanh của nước biển.

 


Hiện tại, Nhà thờ đổ này đã bị vây quanh bởi nước biển. Mỗi khi thủy triều lên thì Nhà thờ bị ngập nước, có lúc đến 1m. Để ngăn chặn sự xâm thực của biển cả, chính quyền địa phương đã tiến hành xây dựng đê bao. Phía trong làng, những Nhà thờ mới đã được dựng lên để các tín hữu đến thực hành các Thánh lễ nhưng hàng ngày người dân nơi đây vẫn ra khơi bám biển. Nhà thờ nằm trơ trọi ven biển nhưng là ký ức, chốn để những chuyến ra khơi hướng về.

 


Bao nhiêu thế hệ nối nhau, dù cuộc sống nhiều người dân ở đây phải đi xa mưu sinh nhưng trong lòng họ vẫn im đậm ngôi Nhà thờ và dù là ngôi Nhà thờ đổ nhưng chính dấu ấn ấy lại làm cho họ vững tin trên mọi nẻo đường cuộc sống.

 


Nằm chênh vênh bên bờ biển của xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, Nam Định, ngôi Nhà thờ đổ này là một tác phẩm độc nhất vô nhị mà thiên nhiên và con người nơi đây tạo nên. Không chỉ có vẻ đẹp hoang sơ cổ kính, ngôi Nhà thờ còn mang nhiều giá trị về lịch sử, tôn giáo, văn hóa và cả môi trường nữa.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập