Đại Chủng Viện Thánh Giuse
Số lượng xem: 949
Số 6 đường Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Trong hệ thống đào tạo các nam nữ tu sỹ và chức sắc của Công giáo được chia ra nhiều cấp bậc và mỗi cấp bậc lại có tên gọi khác nhau.
 
 
Các tiểu chủng viện là nơi nội trú dành cho các tiểu chủng sinh chuẩn bị bước vào đại chủng viện, tiểu chủng viện có thể coi như là một trường trung học nội trú. Tên gọi cũ của tiểu chủng viện là trường (tràng) Latinh vì đây là lúc các chủng sinh lúc bắt đầu học tiếng Latinh.
Chủng viện (tiếng Latinh: Seminarium, có nghĩa là vườn ươm, trước đây còn gọi là nhà tràng) là nơi đào tạo các chủng sinh, tu sĩ Công giáo trở thành linh mục. Chủng viện thông thường đào tạo trên bốn lĩnh vực: nhân bản, tri thức, đạo đức và mục vụ. Chủng viện có hai hình thức: Tiểu chủng viện và Đại chủng viện.
 
 
Đại chủng viện là nơi chính thức đào tạo các ứng viên linh mục về triết học và thần học với thời gian từ sáu đến tám năm. Tên gọi cũ là trường (tràng) Lý đoán.
Trước đây, tại Việt Nam có hình thức tiểu chủng viện như trên nhưng ngày nay không còn nữa. Các ứng sinh dự tu đã có một quá trình thẩm định khắt khe dài từ tuổi thiếu niên. Ngày nay các ứng sinh không phải nội trú nhưng phải theo học văn hóa trong các trường đại học, mỗi tháng tập trung vài ngày để được đào tạo về tu đức sau đó phải tham dự kỳ thi của Đại chủng viện và nếu đủ các điều kiện thì sẽ được chọn vào học tại Đại chủng viện.
Đại chủng viện hay chủng viện cũng có nhiều cấp, có thể thành lập và dưới thẩm quyền của giáo phận, liên giáo phận, giáo tỉnh, giáo miền hoặc Toà thánh.
 
 
Và Đại chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn là một trong những chiếc nôi đầu tiên để đào tạo nên các vị linh mục để phục vụ dân Chúa tại Việt Nam. Hành trình của ngôi trường Đại chủng Viện này đã có từ hơn 150 năm.
 
 
Ngày 09 tháng 09 năm 1659, Đức Giáo Hoàng Alexandre VII đã ban hành Tông thư Super Cathedram thiết lập hai giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời bổ nhiệm hai linh mục thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê làm Đại Diện Tông Tòa tiên khởi: Giáo phận Đàng Trong do Đức Cha Lambert de la Motte cai quản; Giáo phận Đàng Ngoài do Đức Cha François Pallu cai quản.
 
 
Trong huấn dụ “Monita ad Missionarios”, Bộ Truyền Giáo đã chỉ thị cho hai vị Đại Diện Tông Tòa Lambert de la Motte và François Pallu phải chú tâm đến việc đào tạo hàng giáo sĩ bản quốc: “Lý do chính Thánh Bộ cử các ngài đến các xứ ấy với chức vụ Giám mục là để bằng mọi phương thức có thể, lo đảm trách giáo dục thanh thiếu niên, giúp họ đủ khả năng lãnh nhận chức vụ linh mục. Các ngài sẽ tấn phong cho họ, và cử họ đi khắp các miền bao la ấy, mỗi người cộng tác trong quốc gia mình; ở đó, họ sẽ hết lòng phụng sự đạo Chúa mong các ngài ân cần chăm sóc”.
 
 
Tại Giáo phận Đàng Trong, Đức Cha Lambert de la Motte và các đấng Giám mục sau này đã tìm cách đào tạo hàng giáo sĩ bản xứ theo chỉ thị của Bộ Truyền Giáo. Tuy nhiên, do bối cảnh chính trị xã hội và những cuộc bách hại kéo dài, nên việc đào tạo chủng sinh phải di chuyển nay đây mai đó: Juthia – Thái Lan (1665), Chantaboun – Cao Miên (1765), Hòn Đất - Hà Tiên (1765), Pondichéry - Ấn Độ (1769).
 
 
Từ năm 1775, việc đào tạo chủng sinh chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam, chỉ trừ hai lần phải gửi ra nước ngoài vì lý do bị bách hại: lần thứ nhất chủng viện phải di chuyển qua Chantaboun và lần thứ hai các chủng sinh được gởi sang Penang. Như thế trong thời kỳ này, chủng Viện cũng không có một nơi ở cố định: Cây Quao – Hà Tiên (1775), Tân Triều (1780), Mặc Bắc (1782), Chantaboun – Thái Lan (1783), Tân Triều (1791), Lái Thiêu (1799), Penang – Mã Lai (1807), Thị Nghè (1850), Cái Nhum (1850) và Xóm Chiếu (1862).
 
 
Trong thời gian này, chủng viện có ba linh mục tử đạo, đều dưới triều vua Tự Đức: Thánh Philipphê Phan Văn Minh (1815-1853) học tại chủng viện Lái Thiêu, sau là cha giáo chủng viện Cái Nhum, tử đạo năm 1853 tại Đình Khao, Vĩnh Long; Thánh Phaolô Lê Văn Lộc (1830-1859) học tại chủng viện Cái Nhum, sau làm giám đốc chủng viện Thị Nghè, tử đạo năm 1859 tại Gia Định; Thánh Phêrô Đoàn Công Quý (1826-1859) học tại chủng viện Thị Nghè, tử đạo năm 1859 tại Châu Đốc, An Giang.
 
 
Ngày 17 tháng 05 năm 1844, Đức Grêgôriô XVI chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận: Giáo phận Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do Đức cha E.T. Cuénot Thể cai quản; Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) do Đức cha Dominique Lefèbvre Ngãi coi sóc. Đến năm 1850, Tòa Thánh lại chia Giáo phận Tây Đàng Trong thành hai giáo phận: Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) do Đức cha Dominique Lefèbvre Ngãi cai quản, và Giáo phận Nam Vang dưới quyền điều khiển của Đức cha Jean-Claude Miche Mịch.
 
 
Sau khi các cơn bách hại lắng dịu, Đức cha Lefèbvre cho chuyển chủng viện về nội thành Sài Gòn năm 1862, và một năm sau, năm 1863 thì chuyển về vùng đất tọa lạc chủng viện hiện nay, chấm dứt thời kỳ nay đây mai đó. Đức cha Lefèbvre đã phó thác công việc xây dựng chủng viện và đào tạo chủng sinh cho cha Théodore Louis Wibaux.
 
 
Cha Théodore Louis Wibaux sinh ngày 28 tháng 03 năm 1820, tại giáo xứ Thánh Martin ở Roubaix, miền Bắc nước Pháp. Năm 1840, cha vào chủng viện và lãnh chức linh mục ngày 06 tháng 06 năm 1846. Ngày 24 tháng 11 năm 1857, cha Wibaux gia nhập Hội Thừa Sai Balê và được sai đến truyền giáo tại Việt Nam. Ngài đặt chân đến Đàng Trong vào tháng 1 năm 1860, và được Đức cha Dominique Lefèbvre bổ nhiệm làm Tổng Đại Diện Giáo phận Tây Đàng Trong. Ngài cũng là Đấng sáng lập và là cha bề trên tiên khởi của Chủng Viện Thánh Giuse. Ngài đã dành hết tâm huyết cho việc xây dựng chủng viện và huấn luyện chủng sinh.
 
 
Năm 1863, Đức cha Dominique Lefèbvre đã cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng chủng viện, cơ sở đào tạo linh mục của Giáo phận Tây Đàng Trong cho đến ngày nay.
Ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi, 07 tháng 10 năm 1877, cha Wibaux qua đời sau 17 năm truyền giáo tại Việt Nam. Mộ phần của cha nằm sau nhà nguyện Đại chủng viện. Ngài để lại một tấm gương hy sinh cao quý với một gia sản vật chất và tinh thần đáng khâm phục.
 
 
Ngày 19 tháng 03 năm 2012, Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà mới, nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập chủng viện. Ngôi nhà này được khánh thành vào ngày 22 tháng 03 năm 2014.
Ngày 16 tháng 10 năm 2013, giáo hội Việt Nam long trọng kỷ niệm 150 năm Đại Chủng Viện Thánh Giuse.
 
Bài: Sưu tầm & biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Đại Chủng Viện Thánh Giuse
Số 6 đường Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Q.1, TP. Hồ Chí Minh
Trong hệ thống đào tạo các nam nữ tu sỹ và chức sắc của Công giáo được chia ra nhiều cấp bậc và mỗi cấp bậc lại có tên gọi khác nhau.
 
 
Các tiểu chủng viện là nơi nội trú dành cho các tiểu chủng sinh chuẩn bị bước vào đại chủng viện, tiểu chủng viện có thể coi như là một trường trung học nội trú. Tên gọi cũ của tiểu chủng viện là trường (tràng) Latinh vì đây là lúc các chủng sinh lúc bắt đầu học tiếng Latinh.
Chủng viện (tiếng Latinh: Seminarium, có nghĩa là vườn ươm, trước đây còn gọi là nhà tràng) là nơi đào tạo các chủng sinh, tu sĩ Công giáo trở thành linh mục. Chủng viện thông thường đào tạo trên bốn lĩnh vực: nhân bản, tri thức, đạo đức và mục vụ. Chủng viện có hai hình thức: Tiểu chủng viện và Đại chủng viện.
 
 
Đại chủng viện là nơi chính thức đào tạo các ứng viên linh mục về triết học và thần học với thời gian từ sáu đến tám năm. Tên gọi cũ là trường (tràng) Lý đoán.
Trước đây, tại Việt Nam có hình thức tiểu chủng viện như trên nhưng ngày nay không còn nữa. Các ứng sinh dự tu đã có một quá trình thẩm định khắt khe dài từ tuổi thiếu niên. Ngày nay các ứng sinh không phải nội trú nhưng phải theo học văn hóa trong các trường đại học, mỗi tháng tập trung vài ngày để được đào tạo về tu đức sau đó phải tham dự kỳ thi của Đại chủng viện và nếu đủ các điều kiện thì sẽ được chọn vào học tại Đại chủng viện.
Đại chủng viện hay chủng viện cũng có nhiều cấp, có thể thành lập và dưới thẩm quyền của giáo phận, liên giáo phận, giáo tỉnh, giáo miền hoặc Toà thánh.
 
 
Và Đại chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn là một trong những chiếc nôi đầu tiên để đào tạo nên các vị linh mục để phục vụ dân Chúa tại Việt Nam. Hành trình của ngôi trường Đại chủng Viện này đã có từ hơn 150 năm.
 
 
Ngày 09 tháng 09 năm 1659, Đức Giáo Hoàng Alexandre VII đã ban hành Tông thư Super Cathedram thiết lập hai giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời bổ nhiệm hai linh mục thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê làm Đại Diện Tông Tòa tiên khởi: Giáo phận Đàng Trong do Đức Cha Lambert de la Motte cai quản; Giáo phận Đàng Ngoài do Đức Cha François Pallu cai quản.
 
 
Trong huấn dụ “Monita ad Missionarios”, Bộ Truyền Giáo đã chỉ thị cho hai vị Đại Diện Tông Tòa Lambert de la Motte và François Pallu phải chú tâm đến việc đào tạo hàng giáo sĩ bản quốc: “Lý do chính Thánh Bộ cử các ngài đến các xứ ấy với chức vụ Giám mục là để bằng mọi phương thức có thể, lo đảm trách giáo dục thanh thiếu niên, giúp họ đủ khả năng lãnh nhận chức vụ linh mục. Các ngài sẽ tấn phong cho họ, và cử họ đi khắp các miền bao la ấy, mỗi người cộng tác trong quốc gia mình; ở đó, họ sẽ hết lòng phụng sự đạo Chúa mong các ngài ân cần chăm sóc”.
 
 
Tại Giáo phận Đàng Trong, Đức Cha Lambert de la Motte và các đấng Giám mục sau này đã tìm cách đào tạo hàng giáo sĩ bản xứ theo chỉ thị của Bộ Truyền Giáo. Tuy nhiên, do bối cảnh chính trị xã hội và những cuộc bách hại kéo dài, nên việc đào tạo chủng sinh phải di chuyển nay đây mai đó: Juthia – Thái Lan (1665), Chantaboun – Cao Miên (1765), Hòn Đất - Hà Tiên (1765), Pondichéry - Ấn Độ (1769).
 
 
Từ năm 1775, việc đào tạo chủng sinh chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam, chỉ trừ hai lần phải gửi ra nước ngoài vì lý do bị bách hại: lần thứ nhất chủng viện phải di chuyển qua Chantaboun và lần thứ hai các chủng sinh được gởi sang Penang. Như thế trong thời kỳ này, chủng Viện cũng không có một nơi ở cố định: Cây Quao – Hà Tiên (1775), Tân Triều (1780), Mặc Bắc (1782), Chantaboun – Thái Lan (1783), Tân Triều (1791), Lái Thiêu (1799), Penang – Mã Lai (1807), Thị Nghè (1850), Cái Nhum (1850) và Xóm Chiếu (1862).
 
 
Trong thời gian này, chủng viện có ba linh mục tử đạo, đều dưới triều vua Tự Đức: Thánh Philipphê Phan Văn Minh (1815-1853) học tại chủng viện Lái Thiêu, sau là cha giáo chủng viện Cái Nhum, tử đạo năm 1853 tại Đình Khao, Vĩnh Long; Thánh Phaolô Lê Văn Lộc (1830-1859) học tại chủng viện Cái Nhum, sau làm giám đốc chủng viện Thị Nghè, tử đạo năm 1859 tại Gia Định; Thánh Phêrô Đoàn Công Quý (1826-1859) học tại chủng viện Thị Nghè, tử đạo năm 1859 tại Châu Đốc, An Giang.
 
 
Ngày 17 tháng 05 năm 1844, Đức Grêgôriô XVI chia Giáo phận Đàng Trong thành hai giáo phận: Giáo phận Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) do Đức cha E.T. Cuénot Thể cai quản; Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) do Đức cha Dominique Lefèbvre Ngãi coi sóc. Đến năm 1850, Tòa Thánh lại chia Giáo phận Tây Đàng Trong thành hai giáo phận: Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) do Đức cha Dominique Lefèbvre Ngãi cai quản, và Giáo phận Nam Vang dưới quyền điều khiển của Đức cha Jean-Claude Miche Mịch.
 
 
Sau khi các cơn bách hại lắng dịu, Đức cha Lefèbvre cho chuyển chủng viện về nội thành Sài Gòn năm 1862, và một năm sau, năm 1863 thì chuyển về vùng đất tọa lạc chủng viện hiện nay, chấm dứt thời kỳ nay đây mai đó. Đức cha Lefèbvre đã phó thác công việc xây dựng chủng viện và đào tạo chủng sinh cho cha Théodore Louis Wibaux.
 
 
Cha Théodore Louis Wibaux sinh ngày 28 tháng 03 năm 1820, tại giáo xứ Thánh Martin ở Roubaix, miền Bắc nước Pháp. Năm 1840, cha vào chủng viện và lãnh chức linh mục ngày 06 tháng 06 năm 1846. Ngày 24 tháng 11 năm 1857, cha Wibaux gia nhập Hội Thừa Sai Balê và được sai đến truyền giáo tại Việt Nam. Ngài đặt chân đến Đàng Trong vào tháng 1 năm 1860, và được Đức cha Dominique Lefèbvre bổ nhiệm làm Tổng Đại Diện Giáo phận Tây Đàng Trong. Ngài cũng là Đấng sáng lập và là cha bề trên tiên khởi của Chủng Viện Thánh Giuse. Ngài đã dành hết tâm huyết cho việc xây dựng chủng viện và huấn luyện chủng sinh.
 
 
Năm 1863, Đức cha Dominique Lefèbvre đã cử hành nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng chủng viện, cơ sở đào tạo linh mục của Giáo phận Tây Đàng Trong cho đến ngày nay.
Ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi, 07 tháng 10 năm 1877, cha Wibaux qua đời sau 17 năm truyền giáo tại Việt Nam. Mộ phần của cha nằm sau nhà nguyện Đại chủng viện. Ngài để lại một tấm gương hy sinh cao quý với một gia sản vật chất và tinh thần đáng khâm phục.
 
 
Ngày 19 tháng 03 năm 2012, Đức Hồng Y G.B. Phạm Minh Mẫn đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà mới, nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập chủng viện. Ngôi nhà này được khánh thành vào ngày 22 tháng 03 năm 2014.
Ngày 16 tháng 10 năm 2013, giáo hội Việt Nam long trọng kỷ niệm 150 năm Đại Chủng Viện Thánh Giuse.
 
Bài: Sưu tầm & biên tập