Nhà thờ Kẻ Sở
Số lượng xem: 1263
Thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Nhà thờ Kẻ Sở - tiểu Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện nằm cách thị trấn Phủ Lý – tỉnh Hà Nam khoảng 5 km và cách Hà Nội khoảng 65 Km về phía Nam xưa là Nhà Thờ Chính Tòa của địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 10 năm 1877 và khánh thành vào tháng 1 năm 1883, dưới sự chỉ đạo của Đức Cha Puginier Phước (1835 - 1892). Nhà thờ này được đánh giá là huy hoàng nhất tại Đông Dương lúc ấy, và được tiếp tục là Nhà thờ chính tòa cho tới năm 1924, khi tòa giám mục được dời về Hà Nội.
 
 
Nhà thờ có kích thước dài 67.2m, rộng 31.2m, cao 23.2m, Những bức tường bao bọc bên ngoài nhà thờ được làm từ gạch đỏ. Nhà thờ có 5 lòng, gồm 9 gian, 4 hàng cột, trần hình cung nhìn cao vút theo kiến trúc Gô-tích với sức chứa lên đến 4.000 – 5.000 người cùng lúc. Giống như hầu hết các kiến trúc Nhà thờ ở tây phương, trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh xảo, sơn son, thiếp vàng lộng lẫy theo phong cách truyền thống Việt Nam. Vách quanh bàn thờ trang trí bằng gỗ chạm rất tỉ mỉ.
 
Nhà thờ được xây trên một cái đầm, bên dưới có một nền bằng các phiến gỗ lim. Do Nhà thờ quá nặng nên theo dòng thời gian đã lún dần và lún đều, nay trông như thấp hơn các nhà xung quanh khoảng 1 mét. Khuôn viên xung quanh Nhà thờ rộng khoảng 9 hecta.
 
 
Ngọn tháp cao 27m, treo bốn quả chuông mang các sắc âm Đố - Mi - Son - Đồ. Quả lớn nhất nặng 2.461kg, quả nhỏ nhất là 318kg. Vào ngày lễ, người ta phải huy động đến cả chục thanh niên trai tráng đến kéo bốn quả chuông này. Quả chuông lớn được người dân ở đây gọi là chuông "Bồng" (phiên âm từ tiếng Pháp: Bourdon).
 
 
Mặt tiền Nhà thờ có đồng hồ với tiếng chuông điểm giờ, khi chuông vang lên cả thị trấn đều nghe rõ. Trên cung Thánh có mộ các Đức cha: Retord Liêu (1803 - 1858), Theurel Chiêu (1829-1868), Puginier Phước (1835 - 1892) và Gendreau Đông (1850 -1935).
 
 
Giáo xứ Kẻ Sở ngày nay gọi là Sở Kiện, vì bao gồm hai làng Sở và làng Kiện hợp lại. Dân làng Sở làm nghề nông nghiệp còn dân làng Kiện sống ở thị trấn Kiện Khê, với nghề buôn bán và chẻ đá nung vôi. Ngày này đời sống ở đây đã từng bước đi vào công nghiệp hóa do có nhiều nguồn đầu tư của các nhà máy khai thác đá và xi-măng.
 
 
Kẻ Sở xưa kia không những là thủ phủ hành chánh về mặt tôn giáo cho toàn Địa Phận Tây Đàng Ngoài, mà còn là một trung tâm văn hóa công giáo cho cả Đàng Ngoài qua hai sinh hoạt độc đáo: Nhà In và Đại Chủng Viện.
Để phục vụ cho việc truyền giáo, các đấng Bề Trên từ khi chọn Kẻ Sở làm nơi đặt Tòa Giám Mục cho Địa phận Tây Đàng Ngoài đã nghĩ ngay đến việc phải mở một Nhà In. Nhà in này do Đức Cha Puginier Phước, một người có kinh nghiệm về việc ấn loát, lập nên vào năm 1868, thời điểm ngài được đặt làm giám mục phó cho Đức Cha Theurel Chiêu (1829-1868).
 
 
Theo lược tính, Nhà In Kẻ Sở từ khi được thành lập đã xuất bản trên 100 đầu sách thuộc đủ loại: học tiếng Pháp, học tiếng La-tinh, triết học, thần học, giáo sử, sách kinh, phụng vụ, Kinh Thánh...Ngoài ra Nhà In còn xuất bản các loại sách giáo khoa dùng cho các trường học liên quan đến các bộ môn như: vật lý học, văn chương, văn phạm, toán học, địa lý.
Từ khi có Nhà in, Tòa Giám Mục Kẻ Sở đã không chỉ sử dụng phương tiện này để truyền bá Tin mừng mà còn để phổ biến kho tàng văn hóa và văn minh nhân loại cho dân tộc Việt Nam.
 
 
Vào năm 1897, Tràng lý đoán Kẻ Sở chính thức được thiết lập để giúp vào việc đào tạo các linh mục cho Địa phận Tây Đàng Ngoài cho đến lúc chuyển lên Hà Nội vào năm 1934. Theo sử liệu thì vào ngày 31 tháng 3 năm 1935, vẫn còn lễ truyền chức cho 6 linh mục, 1 thầy phó tế, 7 phụ phó tế, 20 chức nhỏ và 4 chức cắt tóc. Sau 40 năm hoạt động, Đại chủng viện Kẻ Sở đã làm tròn nhiệm vụ cao cả là đào tạo biết bao linh mục và giám mục cho Địa phận Tây Đàng Ngoài nói riêng và cho Giáo Hội tại Việt Nam nói chung.
 
 
Đến những năm 1934 - 1936, Nhà Thờ Chính Tòa được chuyển lên Hà Nội, nên Nhà thờ Sở Kiện không còn là Nhà Thờ Chính Tòa và sau đó chỉ còn là Nhà thờ của giáo xứ Sở Kiện. Đại Chủng Viện và Tòa Giám Mục cũng dời về Hà Nội.
 
 
Nhà thờ Sở Kiện đã được trùng tu lần đầu vào năm 1990. Vào năm 2008, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chỉ định Sở Kiện là Trung tâm Hành hương các Thánh Tử Đạo của Tổng Giáo Phận Hà Nội và đệ trình văn thư xin Thánh Bộ Phụng Tự nâng nhà thờ này lên tiểu Vương Cung Thánh Đường.
Năm 2010, kỷ niệm 350 năm truyền giáo và 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, Sở Kiện đã được chọn là nơi tổ chức Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010, diễn ra vào ngày 24 tháng 11 năm 2009, một sự kiện đã làm cho Sở Kiện đi vào trang lịch sử hào hùng của Giáo Hội tại Việt Nam.
Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Tòa Thánh với sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Tự đã nâng nhà thờ Sở Kiện thành tiểu Vương Cung Thánh Đường với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
 
 
Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện là một trong bốn tiểu Vương Cung Thánh Đường ở Việt Nam, sở hữu lối kiến trúc Đông Tây kết hợp vô cùng độc đáo. Ngày nay là điểm hành hương, du lịch quan trọng của tín hữu và du khách thập phương khi đến với Hà Nam.
 
Bài: Sưu tầm & biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Kẻ Sở
Thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Nhà thờ Kẻ Sở - tiểu Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện nằm cách thị trấn Phủ Lý – tỉnh Hà Nam khoảng 5 km và cách Hà Nội khoảng 65 Km về phía Nam xưa là Nhà Thờ Chính Tòa của địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 10 năm 1877 và khánh thành vào tháng 1 năm 1883, dưới sự chỉ đạo của Đức Cha Puginier Phước (1835 - 1892). Nhà thờ này được đánh giá là huy hoàng nhất tại Đông Dương lúc ấy, và được tiếp tục là Nhà thờ chính tòa cho tới năm 1924, khi tòa giám mục được dời về Hà Nội.
 
 
Nhà thờ có kích thước dài 67.2m, rộng 31.2m, cao 23.2m, Những bức tường bao bọc bên ngoài nhà thờ được làm từ gạch đỏ. Nhà thờ có 5 lòng, gồm 9 gian, 4 hàng cột, trần hình cung nhìn cao vút theo kiến trúc Gô-tích với sức chứa lên đến 4.000 – 5.000 người cùng lúc. Giống như hầu hết các kiến trúc Nhà thờ ở tây phương, trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. Khu vực cung thánh và bàn thờ được làm bằng gỗ chạm trổ tinh xảo, sơn son, thiếp vàng lộng lẫy theo phong cách truyền thống Việt Nam. Vách quanh bàn thờ trang trí bằng gỗ chạm rất tỉ mỉ.
 
Nhà thờ được xây trên một cái đầm, bên dưới có một nền bằng các phiến gỗ lim. Do Nhà thờ quá nặng nên theo dòng thời gian đã lún dần và lún đều, nay trông như thấp hơn các nhà xung quanh khoảng 1 mét. Khuôn viên xung quanh Nhà thờ rộng khoảng 9 hecta.
 
 
Ngọn tháp cao 27m, treo bốn quả chuông mang các sắc âm Đố - Mi - Son - Đồ. Quả lớn nhất nặng 2.461kg, quả nhỏ nhất là 318kg. Vào ngày lễ, người ta phải huy động đến cả chục thanh niên trai tráng đến kéo bốn quả chuông này. Quả chuông lớn được người dân ở đây gọi là chuông "Bồng" (phiên âm từ tiếng Pháp: Bourdon).
 
 
Mặt tiền Nhà thờ có đồng hồ với tiếng chuông điểm giờ, khi chuông vang lên cả thị trấn đều nghe rõ. Trên cung Thánh có mộ các Đức cha: Retord Liêu (1803 - 1858), Theurel Chiêu (1829-1868), Puginier Phước (1835 - 1892) và Gendreau Đông (1850 -1935).
 
 
Giáo xứ Kẻ Sở ngày nay gọi là Sở Kiện, vì bao gồm hai làng Sở và làng Kiện hợp lại. Dân làng Sở làm nghề nông nghiệp còn dân làng Kiện sống ở thị trấn Kiện Khê, với nghề buôn bán và chẻ đá nung vôi. Ngày này đời sống ở đây đã từng bước đi vào công nghiệp hóa do có nhiều nguồn đầu tư của các nhà máy khai thác đá và xi-măng.
 
 
Kẻ Sở xưa kia không những là thủ phủ hành chánh về mặt tôn giáo cho toàn Địa Phận Tây Đàng Ngoài, mà còn là một trung tâm văn hóa công giáo cho cả Đàng Ngoài qua hai sinh hoạt độc đáo: Nhà In và Đại Chủng Viện.
Để phục vụ cho việc truyền giáo, các đấng Bề Trên từ khi chọn Kẻ Sở làm nơi đặt Tòa Giám Mục cho Địa phận Tây Đàng Ngoài đã nghĩ ngay đến việc phải mở một Nhà In. Nhà in này do Đức Cha Puginier Phước, một người có kinh nghiệm về việc ấn loát, lập nên vào năm 1868, thời điểm ngài được đặt làm giám mục phó cho Đức Cha Theurel Chiêu (1829-1868).
 
 
Theo lược tính, Nhà In Kẻ Sở từ khi được thành lập đã xuất bản trên 100 đầu sách thuộc đủ loại: học tiếng Pháp, học tiếng La-tinh, triết học, thần học, giáo sử, sách kinh, phụng vụ, Kinh Thánh...Ngoài ra Nhà In còn xuất bản các loại sách giáo khoa dùng cho các trường học liên quan đến các bộ môn như: vật lý học, văn chương, văn phạm, toán học, địa lý.
Từ khi có Nhà in, Tòa Giám Mục Kẻ Sở đã không chỉ sử dụng phương tiện này để truyền bá Tin mừng mà còn để phổ biến kho tàng văn hóa và văn minh nhân loại cho dân tộc Việt Nam.
 
 
Vào năm 1897, Tràng lý đoán Kẻ Sở chính thức được thiết lập để giúp vào việc đào tạo các linh mục cho Địa phận Tây Đàng Ngoài cho đến lúc chuyển lên Hà Nội vào năm 1934. Theo sử liệu thì vào ngày 31 tháng 3 năm 1935, vẫn còn lễ truyền chức cho 6 linh mục, 1 thầy phó tế, 7 phụ phó tế, 20 chức nhỏ và 4 chức cắt tóc. Sau 40 năm hoạt động, Đại chủng viện Kẻ Sở đã làm tròn nhiệm vụ cao cả là đào tạo biết bao linh mục và giám mục cho Địa phận Tây Đàng Ngoài nói riêng và cho Giáo Hội tại Việt Nam nói chung.
 
 
Đến những năm 1934 - 1936, Nhà Thờ Chính Tòa được chuyển lên Hà Nội, nên Nhà thờ Sở Kiện không còn là Nhà Thờ Chính Tòa và sau đó chỉ còn là Nhà thờ của giáo xứ Sở Kiện. Đại Chủng Viện và Tòa Giám Mục cũng dời về Hà Nội.
 
 
Nhà thờ Sở Kiện đã được trùng tu lần đầu vào năm 1990. Vào năm 2008, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chỉ định Sở Kiện là Trung tâm Hành hương các Thánh Tử Đạo của Tổng Giáo Phận Hà Nội và đệ trình văn thư xin Thánh Bộ Phụng Tự nâng nhà thờ này lên tiểu Vương Cung Thánh Đường.
Năm 2010, kỷ niệm 350 năm truyền giáo và 50 năm thiết lập hàng Giáo phẩm Việt Nam, Sở Kiện đã được chọn là nơi tổ chức Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010, diễn ra vào ngày 24 tháng 11 năm 2009, một sự kiện đã làm cho Sở Kiện đi vào trang lịch sử hào hùng của Giáo Hội tại Việt Nam.
Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Tòa Thánh với sắc lệnh của Thánh Bộ Phụng Tự đã nâng nhà thờ Sở Kiện thành tiểu Vương Cung Thánh Đường với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
 
 
Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện là một trong bốn tiểu Vương Cung Thánh Đường ở Việt Nam, sở hữu lối kiến trúc Đông Tây kết hợp vô cùng độc đáo. Ngày nay là điểm hành hương, du lịch quan trọng của tín hữu và du khách thập phương khi đến với Hà Nam.
 
Bài: Sưu tầm & biên tập