Nhà thờ cổ tý hon
Số lượng xem: 678
460 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

Nhà thờ giáo xứ An Thái hay còn gọi là Nhà thờ Kẻ Bưởi có quy mô rất nhỏ, chỉ đủ chỗ cho khoảng 100 người tham dự Thánh lễ.

 

 

Theo các bậc cao niên trong giáo xứ thì ngôi Thánh đường này được xây trong khoảng từ năm 1893 đến năm 1907 theo phong cách kiến trúc Phục hưng với những họa tiết trang trí tinh tế.

 

 

Sở dĩ ngôi Thánh đường này có tên gọi là Kẻ Bưởi bởi vì Nhà thờ nằm trên đất làng An Thái, thuộc vùng Kẻ Bưởi ở phía Nam của hồ Tây.

Đến nay không tìm thấy được tài liệu nào nói về Nhà thờ Kẻ Bưởi như: Ai là người khởi xướng, Đặt gạch năm nào? Hoàn thành năm nào và đặc biệt là tại sao một xứ ít giáo dân, gần với các Nhà thờ như Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Cửa Bắc... lại cần thêm một Nhà thờ tý hon nữa?

 

 

Việc có một ngôi Thánh đường xuất hiện với kiến trúc tuyệt đẹp cách đây hơn 100 năm ở vùng ngoại ô, khi đó dân cứ còn thưa thớt có phải là hạt giống tin mừng được Chúa gieo theo cách của Ngài cho vùng đất này.

 

 

Ngôi Thánh đường cũng như lời cầu nguyện, phó thác lên Đức Mẹ. Trước mặt Nhà thờ có dòng chữ Latinh “Mater Dolorosa ora pro nobis”, có nghĩa là “Đức mẹ Thống khổ, hãy Nguyện cầu cho chúng con”.

 

 

Cung thánh ngôi Thành đường “siêu nhỏ” này được bài trí giản dị, chính giữa là tượng Đức Mẹ Sầu Bi, bên phải là tượng Trái tim Đức Chúa Giêsu và bên phải là Thánh Cả Giuse bồng Chúa Hài Đồng.

Ngày nay, Nhà thờ Kẻ Bưởi nằm giữa một khu dân cư và khuôn viên khá chật hẹp nhưng vẫn uy nghi và nét xưa còn nguyên vẹn.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ cổ tý hon
460 Thụy Khuê, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

Nhà thờ giáo xứ An Thái hay còn gọi là Nhà thờ Kẻ Bưởi có quy mô rất nhỏ, chỉ đủ chỗ cho khoảng 100 người tham dự Thánh lễ.

 

 

Theo các bậc cao niên trong giáo xứ thì ngôi Thánh đường này được xây trong khoảng từ năm 1893 đến năm 1907 theo phong cách kiến trúc Phục hưng với những họa tiết trang trí tinh tế.

 

 

Sở dĩ ngôi Thánh đường này có tên gọi là Kẻ Bưởi bởi vì Nhà thờ nằm trên đất làng An Thái, thuộc vùng Kẻ Bưởi ở phía Nam của hồ Tây.

Đến nay không tìm thấy được tài liệu nào nói về Nhà thờ Kẻ Bưởi như: Ai là người khởi xướng, Đặt gạch năm nào? Hoàn thành năm nào và đặc biệt là tại sao một xứ ít giáo dân, gần với các Nhà thờ như Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Cửa Bắc... lại cần thêm một Nhà thờ tý hon nữa?

 

 

Việc có một ngôi Thánh đường xuất hiện với kiến trúc tuyệt đẹp cách đây hơn 100 năm ở vùng ngoại ô, khi đó dân cứ còn thưa thớt có phải là hạt giống tin mừng được Chúa gieo theo cách của Ngài cho vùng đất này.

 

 

Ngôi Thánh đường cũng như lời cầu nguyện, phó thác lên Đức Mẹ. Trước mặt Nhà thờ có dòng chữ Latinh “Mater Dolorosa ora pro nobis”, có nghĩa là “Đức mẹ Thống khổ, hãy Nguyện cầu cho chúng con”.

 

 

Cung thánh ngôi Thành đường “siêu nhỏ” này được bài trí giản dị, chính giữa là tượng Đức Mẹ Sầu Bi, bên phải là tượng Trái tim Đức Chúa Giêsu và bên phải là Thánh Cả Giuse bồng Chúa Hài Đồng.

Ngày nay, Nhà thờ Kẻ Bưởi nằm giữa một khu dân cư và khuôn viên khá chật hẹp nhưng vẫn uy nghi và nét xưa còn nguyên vẹn.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập