Nhà thờ Giáo xứ Tân Độ
Số lượng xem: 728
Thôn Tân Độ, xã Hồng Minh, Phú Xuyên, Hà Nội

Từ năm 1900, giáo xứ Tân Độ khi đó đã có đông đảo giáo dân, các gia đình làm ăn khá giả, thấy số giáo dân tăng ngày một đông, một số gia đình đóng thuyền lớn đi buôn, làm ruộng được trúng mùa, ăn tiêu còn dư. Nhà thờ khi đó cũng đã khang trang nhưng còn bé, dưới dự chăn dắt của Cố Khanh, quan viên, bô lão, chức sắc trong giáo xứ bàn nhau dự tính xây Nhà thờ mới kiểu Tây cho rộng rãi để thờ phượng Thiên Chúa cho tôn nghiêm, sốt sáng.

 

 

Đến năm 1918, sau thời gian tích góp tiền, của, dân làng thu được số tiền khá lớn gửi Cố Khanh giữ, khi Cố về Pháp (để thực hiện nghĩa vụ đi lính) thì bàn giao số tiền cho Cha Nhân giữ. Về coi xứ được một năm, Cha Nhân thấy dân làng có quỹ lớn, sau khi viết thư sang Pháp xin ý kiến Cố Khanh về việc xây Nhà thờ và được Cố Khanh đồng ý thì các cụ, dân làng đề nghị Cha Nhân trình với Cha Phượng ở Kẻ Trừ là Cha chính xứ xin phép Đức Cha Thịnh cho phép họ Tân Độ xây Nhà thờ và sửa soạn mua gạch, gỗ lim để sẵn.

 

 

Ngày 8/9/1918, Đức Cha gửi thư về cho Cha Nhân, phê chuẩn cho phép họ Tân Độ xây nhà thờ và mong được về làm phép Khánh Thành Nhà thờ, Ngài cũng vui mừng chúc lành và cho phép rỡ Nhà thờ cũ và dọn lên trường học hát làm Nhà thờ tạm.

 

 

Về phần kiến trúc Nhà thờ thì được Cha Nhân cho mời cụ Đốc Thân (quê ở xứ Hà Hồi) là kỹ sư xây dựng Nhà thờ trong Giáo phận giúp đỡ phần thiết kế Nhà thờ. Năm 1918, Cha Maxime Viber (còn gọi là Cố Khanh) làm lễ khởi công xây dựng Nhà thờ, đến cuối năm 1919 (năm Khải Định thứ 4) đã xây xong móng và chân tháp thờ, đến năm 1925 (năm Khải Định thứ 10) móng Nhà thờ và chân tháp đã làm xong được 5 năm mà vẫn an toàn không thấy nứt nẻ hay hư hỏng gì. Nhà thờ được xây dựng trên một khu đất rộng rãi, bằng phẳng gần đường giao thông và gần với nhánh của con sông Nhuệ hiền hòa chảy quanh năm mang lại nước và phù sa cho nhân dân trong vùng.

 

 

Nhà thờ Giáo xứ Tân Độ hoàn thành năm 1935, Nhà thờ là công trình kiến trúc mang màu sắc chung của một Nhà thờ Công giáo vùng bắc bộ với các nét đặc trưng bởi sự hòa trộn các phong cách kiến trúc Nhà thờ Phương Tây, kết hợp với một số hoạt tiết mang tính dân tộc Việt thể hiện sự giao thoa giữa các nền văn hóa Đông – Tây nhưng nhờ sự khéo léo của kiến trúc sư, các nét kiến trúc vẫn dung hòa và tạo nên được một tổng thể kiến trúc hài hòa, nguy nga nhưng nhẹ nhàng, thanh lịch, tinh tế và thẩm mỹ cao.

 

 

Mặt bằng Nhà thờ được cấu trúc theo kiểu Basilica được chia thành 3 phần: Tiền sảnh rộng rãi, tiếp đó là khu vực dành cho giáo dân và kết thúc bởi Cung thánh. Mặt chính Nhà thờ có bố cục đối xứng với hai tháp chuông có hình trụ nhô cao, phần giữa nổi bật với một lối vào hình cuốn vòm đột khởi lên trên, phần bên trong Nhà thờ được trang trí khá cầu kì với những cột mô phỏng thức Corinth đỡ một Fronton theo kiến trúc Phục Hưng, phía trên là những cửa sổ mô phỏng Gothic. Hai tháp chuông nhô cao với phần dưới có tiết diện hình vuông, phía trên thu lại, tứ phía tháp gồm cửa cuốn vòm được đỡ bởi các cột Corinth. Phía giữa hai tháp lớn là một tháp nhỏ có cuốn vòm trên có Thánh giá và ở giữa có tượng Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời (quan thầy của Giáo xứ Tân Độ). Bên trong và ngoài Nhà thờ được trang chí rất là công phu, có nhiều gờ chỉ, các cột Gothic chạm hoa rất tinh vi, trên Cung thánh đặt nhà tòa trên tòa dưới và trung tâm là tòa đặt tượng Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời đặt ở giữa. Trước mặt Nhà thờ là khuôn viên vườn hoa và giếng nước tạo nên một cảnh quan hài hòa, đẹp đẽ. Qua nhiều lần sửa chữa, vườn hoa và giếng nước được sửa lại như ngày nay.

 

 

Với tuổi đời gần 100 năm, ngôi Nhà thờ Giáo xứ Tân Độ vẫn đứng hiên ngang, sừng sững giữa một vùng quê đồng bằng bắc bộ thanh bình. Ngày ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều Nhà thờ vẫn vang lên những hồi chuông ngân vang kêu gọi đoàn chiên trong giáo xứ hướng về Nhà Chúa để dâng lời cầu nguyện và cũng là để nhắc nhớ bà con biết đã đến giờ thức giấc, giờ ăn trưa hoặc kết thúc ngày làm việc ngoài đồng, công xưởng để trở về nhà cuối buổi sau mỗi khi tiếng Chuông vang lên.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Tân Độ
Thôn Tân Độ, xã Hồng Minh, Phú Xuyên, Hà Nội

Từ năm 1900, giáo xứ Tân Độ khi đó đã có đông đảo giáo dân, các gia đình làm ăn khá giả, thấy số giáo dân tăng ngày một đông, một số gia đình đóng thuyền lớn đi buôn, làm ruộng được trúng mùa, ăn tiêu còn dư. Nhà thờ khi đó cũng đã khang trang nhưng còn bé, dưới dự chăn dắt của Cố Khanh, quan viên, bô lão, chức sắc trong giáo xứ bàn nhau dự tính xây Nhà thờ mới kiểu Tây cho rộng rãi để thờ phượng Thiên Chúa cho tôn nghiêm, sốt sáng.

 

 

Đến năm 1918, sau thời gian tích góp tiền, của, dân làng thu được số tiền khá lớn gửi Cố Khanh giữ, khi Cố về Pháp (để thực hiện nghĩa vụ đi lính) thì bàn giao số tiền cho Cha Nhân giữ. Về coi xứ được một năm, Cha Nhân thấy dân làng có quỹ lớn, sau khi viết thư sang Pháp xin ý kiến Cố Khanh về việc xây Nhà thờ và được Cố Khanh đồng ý thì các cụ, dân làng đề nghị Cha Nhân trình với Cha Phượng ở Kẻ Trừ là Cha chính xứ xin phép Đức Cha Thịnh cho phép họ Tân Độ xây Nhà thờ và sửa soạn mua gạch, gỗ lim để sẵn.

 

 

Ngày 8/9/1918, Đức Cha gửi thư về cho Cha Nhân, phê chuẩn cho phép họ Tân Độ xây nhà thờ và mong được về làm phép Khánh Thành Nhà thờ, Ngài cũng vui mừng chúc lành và cho phép rỡ Nhà thờ cũ và dọn lên trường học hát làm Nhà thờ tạm.

 

 

Về phần kiến trúc Nhà thờ thì được Cha Nhân cho mời cụ Đốc Thân (quê ở xứ Hà Hồi) là kỹ sư xây dựng Nhà thờ trong Giáo phận giúp đỡ phần thiết kế Nhà thờ. Năm 1918, Cha Maxime Viber (còn gọi là Cố Khanh) làm lễ khởi công xây dựng Nhà thờ, đến cuối năm 1919 (năm Khải Định thứ 4) đã xây xong móng và chân tháp thờ, đến năm 1925 (năm Khải Định thứ 10) móng Nhà thờ và chân tháp đã làm xong được 5 năm mà vẫn an toàn không thấy nứt nẻ hay hư hỏng gì. Nhà thờ được xây dựng trên một khu đất rộng rãi, bằng phẳng gần đường giao thông và gần với nhánh của con sông Nhuệ hiền hòa chảy quanh năm mang lại nước và phù sa cho nhân dân trong vùng.

 

 

Nhà thờ Giáo xứ Tân Độ hoàn thành năm 1935, Nhà thờ là công trình kiến trúc mang màu sắc chung của một Nhà thờ Công giáo vùng bắc bộ với các nét đặc trưng bởi sự hòa trộn các phong cách kiến trúc Nhà thờ Phương Tây, kết hợp với một số hoạt tiết mang tính dân tộc Việt thể hiện sự giao thoa giữa các nền văn hóa Đông – Tây nhưng nhờ sự khéo léo của kiến trúc sư, các nét kiến trúc vẫn dung hòa và tạo nên được một tổng thể kiến trúc hài hòa, nguy nga nhưng nhẹ nhàng, thanh lịch, tinh tế và thẩm mỹ cao.

 

 

Mặt bằng Nhà thờ được cấu trúc theo kiểu Basilica được chia thành 3 phần: Tiền sảnh rộng rãi, tiếp đó là khu vực dành cho giáo dân và kết thúc bởi Cung thánh. Mặt chính Nhà thờ có bố cục đối xứng với hai tháp chuông có hình trụ nhô cao, phần giữa nổi bật với một lối vào hình cuốn vòm đột khởi lên trên, phần bên trong Nhà thờ được trang trí khá cầu kì với những cột mô phỏng thức Corinth đỡ một Fronton theo kiến trúc Phục Hưng, phía trên là những cửa sổ mô phỏng Gothic. Hai tháp chuông nhô cao với phần dưới có tiết diện hình vuông, phía trên thu lại, tứ phía tháp gồm cửa cuốn vòm được đỡ bởi các cột Corinth. Phía giữa hai tháp lớn là một tháp nhỏ có cuốn vòm trên có Thánh giá và ở giữa có tượng Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời (quan thầy của Giáo xứ Tân Độ). Bên trong và ngoài Nhà thờ được trang chí rất là công phu, có nhiều gờ chỉ, các cột Gothic chạm hoa rất tinh vi, trên Cung thánh đặt nhà tòa trên tòa dưới và trung tâm là tòa đặt tượng Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời đặt ở giữa. Trước mặt Nhà thờ là khuôn viên vườn hoa và giếng nước tạo nên một cảnh quan hài hòa, đẹp đẽ. Qua nhiều lần sửa chữa, vườn hoa và giếng nước được sửa lại như ngày nay.

 

 

Với tuổi đời gần 100 năm, ngôi Nhà thờ Giáo xứ Tân Độ vẫn đứng hiên ngang, sừng sững giữa một vùng quê đồng bằng bắc bộ thanh bình. Ngày ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều Nhà thờ vẫn vang lên những hồi chuông ngân vang kêu gọi đoàn chiên trong giáo xứ hướng về Nhà Chúa để dâng lời cầu nguyện và cũng là để nhắc nhớ bà con biết đã đến giờ thức giấc, giờ ăn trưa hoặc kết thúc ngày làm việc ngoài đồng, công xưởng để trở về nhà cuối buổi sau mỗi khi tiếng Chuông vang lên.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập