Giáo xứ Đền thánh Quần Phương
Số lượng xem: 1145
Thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh

Quần Phương thuộc Quần Anh, là một trong 3 nơi đầu tiên ở Việt Nam được tiếp nhận ánh sáng Tin Mừng:"Đời Lê Trang Tông, tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533), vị thừa sai I-ni-khu lén vào truyền bá Đạo Kitô ở làng Ninh Cường và Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao thủy ngày nay”.

 

 

Năm 1627, giáo xứ Quần Phương được thiết lập. Đây là một trong những giáo xứ kỳ cựu nhất của Giáo phận Bùi Chu (có những tài liệu cho rằng, giáo xứ Quần Phương là một trong ba giáo xứ cổ xưa nhất của Việt Nam).

Năm 1876, giáo xứ xây dựng ngôi Nhà thờ bằng gỗ to lớn với sáu hàng cột. Năm 1882, một Quán Cư khá lớn với năm hàng cột cũng đã được xây dựng. Mặt tiền của Quán Cư hướng về phía Tây, đối diện với các bức đốc cuối Nhà thờ, mặt hậu quay ra sông.

 

 

Năm 1928, giáo xứ khởi công xây dựng ngôi Nhà thờ mới theo lối kiến trúc hiện đại. Thế nhưng, vì những lí do khách quan, sau khi đã đổ nền móng, đổ cột và xây tường xung quanh, đầu năm 1935 công trình phải ngừng thi công .

Năm 1939, giáo xứ tiếp tục xây dựng Nhà thờ. Nhà thờ giáo xứ Quần Phương có chiều dài 68m, chiều rộng 21m và hai cánh Thánh giá rộng 32m .Bàn thờ ở cánh phải Thánh giá có bức phù điêu lớn. Phía trên là bức phù điêu là Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngự giữa đám mây, có các Thiên Thần tôn kính. Phía dưới của bức phù điêu là các vị chân phước Tử Đạo Việt Nam (đã được tôn phong hiển Thánh vào năm 1988 bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II). Bàn thờ ở cánh trái Thánh giá đặt bộ tượng Đức Mẹ Mân Côi là bổn mạng cũ của Giáo Xứ.

 

 

Đền Thánh mới được khánh thành và Thánh hiến vào ngày 31 tháng 8 năm 1941 và dâng kính các Thánh Tử đạo Việt Nam ngày 23 tháng 11 năm 1989.

Năm 1989, Giáo xứ bắt đầu công việc tu sửa Đền Thánh với việc đổ lại hai mái hạ.

Năm 1991, giáo xứ làm lại chính tòa, đắp hình Chúa Giêsu và các Thánh Tử Đạo, lát lại nền và làm lại sân chung quanh khuôn viên Đền Thánh.

Năm 1996, giáo xứ xây hai tháp chuông với kiến trúc như thấy hôm nay (Đền Thánh trước kia xây dựng phần tháp chuông chưa xây xong nên chỉ có một tháp chuông xây dở, chưa vào áo ở phía cuối may Đền Thánh).

 

 

Ngày 26 tháng 6 năm 2010 vào ngày lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, giáo xứ đã khởi công trình đại tu Đền thánh. Cả mái thượng và mái hạ của Đền Thánh đã được đổ và lợp mới lại, tum Đền thánh cũng được làm lại bằng kính chịu lực. Trong ngoài Đền thánh được vào áo và quét mới lại. Toà chính Đền thánh được thay bằng toà sơn son thiếp vàng to lớn và đẹp đẽ . Đường kiệu xung quanh Đền được lát gạch đỏ.

Hôm nay Đền thánh đã rất khang trang và đẹp đẽ, đó là kết quả của cả một hành trình hàng trăm năm và nhiều thế hệ đã cùng nhau vượt qua sóng gió đón lấy tin mừng và tuyên xưng đức tin liên lỉ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Giáo xứ Đền thánh Quần Phương
Thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh

Quần Phương thuộc Quần Anh, là một trong 3 nơi đầu tiên ở Việt Nam được tiếp nhận ánh sáng Tin Mừng:"Đời Lê Trang Tông, tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533), vị thừa sai I-ni-khu lén vào truyền bá Đạo Kitô ở làng Ninh Cường và Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao thủy ngày nay”.

 

 

Năm 1627, giáo xứ Quần Phương được thiết lập. Đây là một trong những giáo xứ kỳ cựu nhất của Giáo phận Bùi Chu (có những tài liệu cho rằng, giáo xứ Quần Phương là một trong ba giáo xứ cổ xưa nhất của Việt Nam).

Năm 1876, giáo xứ xây dựng ngôi Nhà thờ bằng gỗ to lớn với sáu hàng cột. Năm 1882, một Quán Cư khá lớn với năm hàng cột cũng đã được xây dựng. Mặt tiền của Quán Cư hướng về phía Tây, đối diện với các bức đốc cuối Nhà thờ, mặt hậu quay ra sông.

 

 

Năm 1928, giáo xứ khởi công xây dựng ngôi Nhà thờ mới theo lối kiến trúc hiện đại. Thế nhưng, vì những lí do khách quan, sau khi đã đổ nền móng, đổ cột và xây tường xung quanh, đầu năm 1935 công trình phải ngừng thi công .

Năm 1939, giáo xứ tiếp tục xây dựng Nhà thờ. Nhà thờ giáo xứ Quần Phương có chiều dài 68m, chiều rộng 21m và hai cánh Thánh giá rộng 32m .Bàn thờ ở cánh phải Thánh giá có bức phù điêu lớn. Phía trên là bức phù điêu là Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ngự giữa đám mây, có các Thiên Thần tôn kính. Phía dưới của bức phù điêu là các vị chân phước Tử Đạo Việt Nam (đã được tôn phong hiển Thánh vào năm 1988 bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II). Bàn thờ ở cánh trái Thánh giá đặt bộ tượng Đức Mẹ Mân Côi là bổn mạng cũ của Giáo Xứ.

 

 

Đền Thánh mới được khánh thành và Thánh hiến vào ngày 31 tháng 8 năm 1941 và dâng kính các Thánh Tử đạo Việt Nam ngày 23 tháng 11 năm 1989.

Năm 1989, Giáo xứ bắt đầu công việc tu sửa Đền Thánh với việc đổ lại hai mái hạ.

Năm 1991, giáo xứ làm lại chính tòa, đắp hình Chúa Giêsu và các Thánh Tử Đạo, lát lại nền và làm lại sân chung quanh khuôn viên Đền Thánh.

Năm 1996, giáo xứ xây hai tháp chuông với kiến trúc như thấy hôm nay (Đền Thánh trước kia xây dựng phần tháp chuông chưa xây xong nên chỉ có một tháp chuông xây dở, chưa vào áo ở phía cuối may Đền Thánh).

 

 

Ngày 26 tháng 6 năm 2010 vào ngày lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, giáo xứ đã khởi công trình đại tu Đền thánh. Cả mái thượng và mái hạ của Đền Thánh đã được đổ và lợp mới lại, tum Đền thánh cũng được làm lại bằng kính chịu lực. Trong ngoài Đền thánh được vào áo và quét mới lại. Toà chính Đền thánh được thay bằng toà sơn son thiếp vàng to lớn và đẹp đẽ . Đường kiệu xung quanh Đền được lát gạch đỏ.

Hôm nay Đền thánh đã rất khang trang và đẹp đẽ, đó là kết quả của cả một hành trình hàng trăm năm và nhiều thế hệ đã cùng nhau vượt qua sóng gió đón lấy tin mừng và tuyên xưng đức tin liên lỉ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập