Nhà thờ cổ xứ bưởi Tân Triều
Số lượng xem: 1076
Ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, Vĩnh Cửu, Ðồng Nai
 
Tọa lạc tại ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Nhà thờ Tân Triều xây dựng từ năm 1778, nghĩa là có trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn gần 100 năm! (nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây dựng xong năm 1865) được xem làm một trong những Nhà thờ cổ nhất miền Nam có niên đại hơn 100 năm tuổi.
 
 
Điều đặc biệt ở Nhà thờ Tân Triều chính là có một Thánh tích vô giá đối với những người Công giáo, đó là tượng Chúa Giêsu trên Thập giá có gắn với một mảnh Thánh giá thật. Ngoài ra, nơi đây còn có hai quả chuông được đúc ở Châu Âu từ giữa thế kỷ thứ 19, trong đó có một quả chuông được đúc vào năm 1867 và đã được treo tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
 
 
Cái tên Tân Triều có xuất xứ từ thế kỷ 18, khi Nguyễn Ánh cùng tùy tùng chạy tránh quân Tây Sơn đã lưu lạc đến đây. Ông đã tổ chức một triều đình tạm ở đây, và chính Nguyễn Ánh đã đặt tên vùng đất này là Tân Triều, nghĩa là triều đình mới.
 
 
Một điều thú vị nữa về vùng đất Nhà thờ Tân Triều là trước đây vùng đất này chủ yếu trồng trầu, đến năm 1869 vị cha xứ của Nhà thờ Tân Triều đã mang giống hai cây bưởi từ Brazil về trồng, khi trồng tại vùng đất phù sa này, giống bưởi cho trái nhiều, ngon ngọt hơn và từ đó người dân đã chiết cành về trồng và nhân rộng, đưa cù lao Tân Triều trở thành vùng chuyên canh cây bưởi và nổi tiếng cho đến ngày nay.
 
 
Nhà thờ hiện nay đã được xây lại và không còn kiến trúc cổ ngày xưa và tháp chuông được xây dựng lại năm 1994.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ cổ xứ bưởi Tân Triều
Ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, Vĩnh Cửu, Ðồng Nai
 
Tọa lạc tại ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Nhà thờ Tân Triều xây dựng từ năm 1778, nghĩa là có trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn gần 100 năm! (nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây dựng xong năm 1865) được xem làm một trong những Nhà thờ cổ nhất miền Nam có niên đại hơn 100 năm tuổi.
 
 
Điều đặc biệt ở Nhà thờ Tân Triều chính là có một Thánh tích vô giá đối với những người Công giáo, đó là tượng Chúa Giêsu trên Thập giá có gắn với một mảnh Thánh giá thật. Ngoài ra, nơi đây còn có hai quả chuông được đúc ở Châu Âu từ giữa thế kỷ thứ 19, trong đó có một quả chuông được đúc vào năm 1867 và đã được treo tại Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
 
 
Cái tên Tân Triều có xuất xứ từ thế kỷ 18, khi Nguyễn Ánh cùng tùy tùng chạy tránh quân Tây Sơn đã lưu lạc đến đây. Ông đã tổ chức một triều đình tạm ở đây, và chính Nguyễn Ánh đã đặt tên vùng đất này là Tân Triều, nghĩa là triều đình mới.
 
 
Một điều thú vị nữa về vùng đất Nhà thờ Tân Triều là trước đây vùng đất này chủ yếu trồng trầu, đến năm 1869 vị cha xứ của Nhà thờ Tân Triều đã mang giống hai cây bưởi từ Brazil về trồng, khi trồng tại vùng đất phù sa này, giống bưởi cho trái nhiều, ngon ngọt hơn và từ đó người dân đã chiết cành về trồng và nhân rộng, đưa cù lao Tân Triều trở thành vùng chuyên canh cây bưởi và nổi tiếng cho đến ngày nay.
 
 
Nhà thờ hiện nay đã được xây lại và không còn kiến trúc cổ ngày xưa và tháp chuông được xây dựng lại năm 1994.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập