Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
Số lượng xem: 4910
Số 38 Kỳ Đồng, quận 3, TP Hồ Chí Minh
Dòng Chúa Cứu Thế đến Việt Nam năm 1925 và lập nhà tại Sài Gòn vào năm 1933. Đặc sủng của Dòng là rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, quảng bá lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và mở các tuần đại phúc.
 
 
Vì số người đến với Đức Mẹ ngày càng đông và Nhà Thờ cũng không còn phù hợp, nên các linh mục đã nghĩ đến việc xây dựng một ngôi Nhà Thờ mới rộng rãi, khang trang để đón khách hành hương đến với Đức Mẹ.
 
 
Ngôi Nhà Thờ hiện tại được khởi công xây dựng vào năm 1949 và khánh thành vào ngày 3 tháng 8 năm 1952. Ở cuối Nhà Thờ có gắn một bia đá nhỏ đề:
“DCCD TABERNACULUM DEI CUM HOMINIBUS” 3.8.A.D.1952,
nghĩa là
“ĐÂY LÀ NHÀ TẠM CỦA THIÊN CHÚA Ở CÙNG NHÂN LOẠI” NGÀY 03 THÁNG 8 NĂM CHÚA GIÁNG SINH 1952.
 
 
Linh mục Bề trên Beliemare (1946 – 1953) là người đã khởi công và khánh thành ngôi Nhà Thờ này. Chi phí xây dựng Nhà thờ vào thời điểm đó hết 5.000.000 (năm triệu) đồng bạc Đông Dương.
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được khánh thành năm 1952, vào năm 1963 trở thành Nhà Thờ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
 
 
Công trình được xây trong thời thuộc địa nhưng Nhà thờ không mang phong cách cổ điển thường gặp mà theo xu hướng cách tân với những đường nét giản dị và hài hòa.
Các mặt của Nhà thờ hầu như không có những họa tiết trang trí cầu kỳ, tuy nhiên công trình vẫn ấn tượng với các mảng khối hình học hài hòa, chủ yếu kết cấu là hình tam giác kết hợp với những vòm cửa tròn.
 
 
Sự đơn giản trong trang trí làm nổi bật hình tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là hiệu tòa của Nhà thờ được đặt trên hai vòm cửa chính.
Không gian bên trong Thánh đường của Nhà thờ rất thoáng đãng vì không có những hàng cột nặng nề cản góc nhìn và lại có rất nhiều ô cửa sổ cao đưa ánh sáng tràn ngập Thánh đường vào ban ngày.
 
 
Cung Thánh tôn nghiêm nhưng lại đơn giản với tượng chịu nạn Chúa Giêsu là tâm điểm để cho dân Chúa đến với Đức Mẹ ngước lên chiêm ngắm sự hy sinh mà Chúa đã trao ban để cứu độ cho tội nhân.
 
 
Khuôn viên Nhà thờ rộng, cây cối xum xuê tạo và có hang đá, tượng Đức Mẹ Lộ Đức lúc nào cũng ngập tràn các đài hoa mà các con cái Mẹ gần xa đến cầu nguyện và dâng kính.
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp còn có tên khác Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn hay Nhà thờ Kỳ Đồng.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
Số 38 Kỳ Đồng, quận 3, TP Hồ Chí Minh
Dòng Chúa Cứu Thế đến Việt Nam năm 1925 và lập nhà tại Sài Gòn vào năm 1933. Đặc sủng của Dòng là rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, quảng bá lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và mở các tuần đại phúc.
 
 
Vì số người đến với Đức Mẹ ngày càng đông và Nhà Thờ cũng không còn phù hợp, nên các linh mục đã nghĩ đến việc xây dựng một ngôi Nhà Thờ mới rộng rãi, khang trang để đón khách hành hương đến với Đức Mẹ.
 
 
Ngôi Nhà Thờ hiện tại được khởi công xây dựng vào năm 1949 và khánh thành vào ngày 3 tháng 8 năm 1952. Ở cuối Nhà Thờ có gắn một bia đá nhỏ đề:
“DCCD TABERNACULUM DEI CUM HOMINIBUS” 3.8.A.D.1952,
nghĩa là
“ĐÂY LÀ NHÀ TẠM CỦA THIÊN CHÚA Ở CÙNG NHÂN LOẠI” NGÀY 03 THÁNG 8 NĂM CHÚA GIÁNG SINH 1952.
 
 
Linh mục Bề trên Beliemare (1946 – 1953) là người đã khởi công và khánh thành ngôi Nhà Thờ này. Chi phí xây dựng Nhà thờ vào thời điểm đó hết 5.000.000 (năm triệu) đồng bạc Đông Dương.
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được khánh thành năm 1952, vào năm 1963 trở thành Nhà Thờ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
 
 
Công trình được xây trong thời thuộc địa nhưng Nhà thờ không mang phong cách cổ điển thường gặp mà theo xu hướng cách tân với những đường nét giản dị và hài hòa.
Các mặt của Nhà thờ hầu như không có những họa tiết trang trí cầu kỳ, tuy nhiên công trình vẫn ấn tượng với các mảng khối hình học hài hòa, chủ yếu kết cấu là hình tam giác kết hợp với những vòm cửa tròn.
 
 
Sự đơn giản trong trang trí làm nổi bật hình tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là hiệu tòa của Nhà thờ được đặt trên hai vòm cửa chính.
Không gian bên trong Thánh đường của Nhà thờ rất thoáng đãng vì không có những hàng cột nặng nề cản góc nhìn và lại có rất nhiều ô cửa sổ cao đưa ánh sáng tràn ngập Thánh đường vào ban ngày.
 
 
Cung Thánh tôn nghiêm nhưng lại đơn giản với tượng chịu nạn Chúa Giêsu là tâm điểm để cho dân Chúa đến với Đức Mẹ ngước lên chiêm ngắm sự hy sinh mà Chúa đã trao ban để cứu độ cho tội nhân.
 
 
Khuôn viên Nhà thờ rộng, cây cối xum xuê tạo và có hang đá, tượng Đức Mẹ Lộ Đức lúc nào cũng ngập tràn các đài hoa mà các con cái Mẹ gần xa đến cầu nguyện và dâng kính.
Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp còn có tên khác Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn hay Nhà thờ Kỳ Đồng.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập