Nhà thờ Giáo xứ Gia Định
Số lượng xem: 581
280 Bùi Hữu Nghĩa, P.2 Quận Bình Thạnh

Từ ngã tư đầu chợ Bà Chiểu, đi thẳng vào đường Bùi Hữu Nghĩa khoảng 200m, rồi nhìn về phía trái, sẽ thấy một ngôi Nhà thờ kiên cố, với tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu đứng uy nghi trên nóc tiền đường Nhà thờ, đang mở rộng đôi tay đón mọi người với lời mời gọi: “Venite ad Me Omnes: Tất cả những ai đang vất vả nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).

 

 

Đó là Nhà thờ Gia Định đã đứng vững chãi trên mảnh đất sình lầy của thành Gia Định cổ xưa cho đến bây giờ. Người địa phương còn gọi là Nhà thờ Thánh Mẫu vì trước 1975, trong khuôn viên Nhà thờ có ngôi trường mang tên Thánh Mẫu. Nhiều người khác gọi là nhà thờ Bà Chiểu vì gần chợ Bà Chiểu.

Theo lược sử, vào khoảng năm 1860, dưới thời Đức Cha Dominique Lefèbvre (Đức Thầy Ngãi), một số giáo dân từ miền Đông Nam Bộ như: Búng, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một… gặp khó khăn trong đời sống đức tin, đã rời bỏ nơi ‘chôn nhau cắt rốn’, tìm đến đất Gia Định. Có thể nói đây là vùng Đất Hứa, là nơi trú ẩn an toàn cho giáo dân đang bị bách hại, nên một số gia đình đã định cư gần rạch Cầu Bông. Sau đó, nhiều anh chị em giáo dân từ những nơi khác cũng tìm đến lập nghiệp. Chẳng bao lâu, con số lên đến cả ngàn người.

 

 

Để giúp giáo dân có nơi thờ phượng Chúa, năm 1867, linh mục Antôn Võ Ngọc Triêm - cha sở họ Thị Nghè (1860 - 1867) - mua được một miếng đất sát rạch Cầu Bông và một giáo dân ở họ Búng dâng một ngôi nhà ngói cạnh đó, ngài liền nới rộng thêm để làm Nhà thờ. Đây là ngôi Nhà thờ đầu tiên mang tên Nhà thờ Cầu Bông. Lúc này, số giáo dân chỉ còn khoảng 200 vì phần lớn đã hồi cư, số khác gia nhập họ Tân Định (do triều cường liên miên từ rạch Cầu Bông cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt khiến cho việc đi lại khó khăn).

 

 

Sau đó, con rạch bị lở nên địa điểm Nhà thờ được dời đến bên cạnh trường Nguyễn Đình Chiểu ngày nay, đối diện với lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt (Lăng Ông). Năm 1875, ngôi Nhà thờ thứ hai này xuống cấp, không thể sử dụng được nữa. Nhiều gia đình Công giáo, chủ yếu là những người ở Lái Thiêu và Chợ Quán, dâng cúng tiền của để Cha Delpech (Định) mua đất, xin phép dời Nhà thờ từ chỗ đối diện Lăng Ông đến địa điểm hiện nay (280 Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh) dựng lên ngôi Nhà thờ thứ ba.

 

 

Đến tháng 6 năm 1911, nhà thờ xuống cấp nghiêm trọng, cha Phaolô Quy quyết định xây lại, nhưng vì tài chính eo hẹp, nên chỉ xây cột bằng gạch, vách ván, cung Thánh và phía sau phòng Thánh xây vách gạch không mấy kiên cố. Mãi 3 năm sau mới được Đức Cha Lucien Mossard (Đức Thầy Mão) làm lễ cung hiến và khánh thành vào ngày 28 tháng 5 năm 1913. Ngôi Nhà thờ thứ tư này được tu sửa nhiều lần mỗi khi xuống cấp.

 

 

Ngôi Thánh đường đồ sộ như hiện nay là ngôi Nhà thờ thứ năm, được Cha Phanxicô Xaviê Trần Công Mưu, cha sở thứ 8 khởi công xây dựng từ 1935 và 10 năm sau ngôi Nhà thờ mới tạm xong và từ đó, Nhà thờ đã trải qua nhiều đợt nâng cấp, trung tu để nhà Chúa của giáo xứ giữ được sự uy nghiêm, đẹp đẽ như ngày nay.

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Gia Định
280 Bùi Hữu Nghĩa, P.2 Quận Bình Thạnh

Từ ngã tư đầu chợ Bà Chiểu, đi thẳng vào đường Bùi Hữu Nghĩa khoảng 200m, rồi nhìn về phía trái, sẽ thấy một ngôi Nhà thờ kiên cố, với tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu đứng uy nghi trên nóc tiền đường Nhà thờ, đang mở rộng đôi tay đón mọi người với lời mời gọi: “Venite ad Me Omnes: Tất cả những ai đang vất vả nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).

 

 

Đó là Nhà thờ Gia Định đã đứng vững chãi trên mảnh đất sình lầy của thành Gia Định cổ xưa cho đến bây giờ. Người địa phương còn gọi là Nhà thờ Thánh Mẫu vì trước 1975, trong khuôn viên Nhà thờ có ngôi trường mang tên Thánh Mẫu. Nhiều người khác gọi là nhà thờ Bà Chiểu vì gần chợ Bà Chiểu.

Theo lược sử, vào khoảng năm 1860, dưới thời Đức Cha Dominique Lefèbvre (Đức Thầy Ngãi), một số giáo dân từ miền Đông Nam Bộ như: Búng, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một… gặp khó khăn trong đời sống đức tin, đã rời bỏ nơi ‘chôn nhau cắt rốn’, tìm đến đất Gia Định. Có thể nói đây là vùng Đất Hứa, là nơi trú ẩn an toàn cho giáo dân đang bị bách hại, nên một số gia đình đã định cư gần rạch Cầu Bông. Sau đó, nhiều anh chị em giáo dân từ những nơi khác cũng tìm đến lập nghiệp. Chẳng bao lâu, con số lên đến cả ngàn người.

 

 

Để giúp giáo dân có nơi thờ phượng Chúa, năm 1867, linh mục Antôn Võ Ngọc Triêm - cha sở họ Thị Nghè (1860 - 1867) - mua được một miếng đất sát rạch Cầu Bông và một giáo dân ở họ Búng dâng một ngôi nhà ngói cạnh đó, ngài liền nới rộng thêm để làm Nhà thờ. Đây là ngôi Nhà thờ đầu tiên mang tên Nhà thờ Cầu Bông. Lúc này, số giáo dân chỉ còn khoảng 200 vì phần lớn đã hồi cư, số khác gia nhập họ Tân Định (do triều cường liên miên từ rạch Cầu Bông cùng với hệ thống sông rạch chằng chịt khiến cho việc đi lại khó khăn).

 

 

Sau đó, con rạch bị lở nên địa điểm Nhà thờ được dời đến bên cạnh trường Nguyễn Đình Chiểu ngày nay, đối diện với lăng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt (Lăng Ông). Năm 1875, ngôi Nhà thờ thứ hai này xuống cấp, không thể sử dụng được nữa. Nhiều gia đình Công giáo, chủ yếu là những người ở Lái Thiêu và Chợ Quán, dâng cúng tiền của để Cha Delpech (Định) mua đất, xin phép dời Nhà thờ từ chỗ đối diện Lăng Ông đến địa điểm hiện nay (280 Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh) dựng lên ngôi Nhà thờ thứ ba.

 

 

Đến tháng 6 năm 1911, nhà thờ xuống cấp nghiêm trọng, cha Phaolô Quy quyết định xây lại, nhưng vì tài chính eo hẹp, nên chỉ xây cột bằng gạch, vách ván, cung Thánh và phía sau phòng Thánh xây vách gạch không mấy kiên cố. Mãi 3 năm sau mới được Đức Cha Lucien Mossard (Đức Thầy Mão) làm lễ cung hiến và khánh thành vào ngày 28 tháng 5 năm 1913. Ngôi Nhà thờ thứ tư này được tu sửa nhiều lần mỗi khi xuống cấp.

 

 

Ngôi Thánh đường đồ sộ như hiện nay là ngôi Nhà thờ thứ năm, được Cha Phanxicô Xaviê Trần Công Mưu, cha sở thứ 8 khởi công xây dựng từ 1935 và 10 năm sau ngôi Nhà thờ mới tạm xong và từ đó, Nhà thờ đã trải qua nhiều đợt nâng cấp, trung tu để nhà Chúa của giáo xứ giữ được sự uy nghiêm, đẹp đẽ như ngày nay.

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập