Nhà thờ Giáo xứ Hà Nội – Hố Nai
Số lượng xem: 1202
19/5 Phường Tân Biên, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai,

Giáo xứ Hà Nội được hình thành từ năm 1954, khi một số giáo dân dưới sự hướng dẫn của cha Phanxicô Xaviê Vũ Kim Loan di cư đến xã Hố Nai, quận Ðức Tu, tỉnh Biên Hòa sinh sống và thành lập Giáo xứ Hà Nội - nay thuộc khu phố 5, phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, Ðồng Nai.

 

 

Hố Nai ngày ấy hoang vu, cây cối um tùm và còn cả thú dữ. Người dân ủi đất lấy chỗ ở và dựng tạm một ngôi nhà nguyện vách gỗ đơn sơ với kích thước 6m x 12m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.

 

 

Năm 1956, cha Phaolô Nguyễn Quang Hiền nhận bài sai về làm chánh xứ Hà Nội thay thế cha Loan. Bỡ ngỡ trong lúc nhận quyết định, nhưng cha Hiền đã nhanh chóng hòa nhập, từng bước ổn định các sinh hoạt mục vụ, củng cố đức tin nơi đoàn chiên.

Hình ảnh Nhà thờ trải chiếu trên nền xi măng để giáo dân ngồi dự lễ và cột kèo mối mọt khiến cha quyết tâm xây dựng cho được ngôi Nhà thờ mới.

Năm 1969, ngài cùng cộng đoàn xây lại ngôi Nhà thờ mới với kích thước 24m x 64m bằng vật liệu kiên cố, hoàn thành hai năm sau đó và còn vẹn nguyên dáng dấp như bây giờ.

 

 

Kiến trúc của Nhà thờ Giáo xứ Hà Nội nơi đây cũng rất đặc biệt, có sự giao thoa, hòa quyện giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông. Bên ngoài, kiến trúc Nhà thờ tuân thủ kiến trúc phương Tây, còn nội thất và thiết kế bên trong Thánh đường lại mang đậm chất Á Đông. Đặc biệt ngay tại Nhà tạm – nơi Chúa ngự là nơi linh thiêng nhất của Nhà thờ, được đặt chùa Một Cột bằng gỗ chiều cao 6m và chiều rộng 3m.

 

 

Theo linh mục Trần Xuân Thảo “Để làm chùa Một Cột bằng gỗ thì các giáo dân đã cùng nhau đóng góp tiền để mua gỗ quý và mời các thợ điêu khắc giỏi nhất xứ Huế vào thi công trong một năm. Chùa được thiết kế mô phỏng kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội, được điêu khắc nhiều hoa văn kết hợp khảm trai tinh tế”. Tồn tại hơn 30 năm qua, chùa Một Cột trở thành điểm nhấn và biểu tượng của Giáo xứ Hà Nội, là nơi hướng về Thủ đô của bà con giáo dân nơi đây, giúp họ có cảm giác bình an như đang được về quê hương yêu dấu.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Hà Nội – Hố Nai
19/5 Phường Tân Biên, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai,

Giáo xứ Hà Nội được hình thành từ năm 1954, khi một số giáo dân dưới sự hướng dẫn của cha Phanxicô Xaviê Vũ Kim Loan di cư đến xã Hố Nai, quận Ðức Tu, tỉnh Biên Hòa sinh sống và thành lập Giáo xứ Hà Nội - nay thuộc khu phố 5, phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, Ðồng Nai.

 

 

Hố Nai ngày ấy hoang vu, cây cối um tùm và còn cả thú dữ. Người dân ủi đất lấy chỗ ở và dựng tạm một ngôi nhà nguyện vách gỗ đơn sơ với kích thước 6m x 12m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.

 

 

Năm 1956, cha Phaolô Nguyễn Quang Hiền nhận bài sai về làm chánh xứ Hà Nội thay thế cha Loan. Bỡ ngỡ trong lúc nhận quyết định, nhưng cha Hiền đã nhanh chóng hòa nhập, từng bước ổn định các sinh hoạt mục vụ, củng cố đức tin nơi đoàn chiên.

Hình ảnh Nhà thờ trải chiếu trên nền xi măng để giáo dân ngồi dự lễ và cột kèo mối mọt khiến cha quyết tâm xây dựng cho được ngôi Nhà thờ mới.

Năm 1969, ngài cùng cộng đoàn xây lại ngôi Nhà thờ mới với kích thước 24m x 64m bằng vật liệu kiên cố, hoàn thành hai năm sau đó và còn vẹn nguyên dáng dấp như bây giờ.

 

 

Kiến trúc của Nhà thờ Giáo xứ Hà Nội nơi đây cũng rất đặc biệt, có sự giao thoa, hòa quyện giữa kiến trúc phương Tây và Á Đông. Bên ngoài, kiến trúc Nhà thờ tuân thủ kiến trúc phương Tây, còn nội thất và thiết kế bên trong Thánh đường lại mang đậm chất Á Đông. Đặc biệt ngay tại Nhà tạm – nơi Chúa ngự là nơi linh thiêng nhất của Nhà thờ, được đặt chùa Một Cột bằng gỗ chiều cao 6m và chiều rộng 3m.

 

 

Theo linh mục Trần Xuân Thảo “Để làm chùa Một Cột bằng gỗ thì các giáo dân đã cùng nhau đóng góp tiền để mua gỗ quý và mời các thợ điêu khắc giỏi nhất xứ Huế vào thi công trong một năm. Chùa được thiết kế mô phỏng kiến trúc chùa Một Cột ở Hà Nội, được điêu khắc nhiều hoa văn kết hợp khảm trai tinh tế”. Tồn tại hơn 30 năm qua, chùa Một Cột trở thành điểm nhấn và biểu tượng của Giáo xứ Hà Nội, là nơi hướng về Thủ đô của bà con giáo dân nơi đây, giúp họ có cảm giác bình an như đang được về quê hương yêu dấu.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập