Nhà thờ Giáo xứ Hoàng Nguyên
Số lượng xem: 925
Thôn Hoàng Nguyên, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Giáo xứ Hoàng Nguyên nay thuộc địa bàn xã Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội. Giáo xứ được nhắc đến nhiều trong lịch sử Địa phận Hà Nội, đặc biệt trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Rất đông các Đấng thừa sai thuộc Hội Thừa Sai Paris đã tới Hoàng Nguyên để học tiếng Việt khi mới tới Việt Nam, bởi tại đây có Tiểu Chủng viện.

 

 

Theo ghi chép lịch sử của Giáo hội, dưới thời Giám mục Retord, địa phận Tây Đàng Ngoài có 8 chủng viện trong đó có Kẻ Non, Kẻ Vĩnh, Hoàng Nguyên, Bái Vàng, Kẻ Sở, Phúc Nhạc… Sở dĩ phải nhiều cơ sở như thế là vì dưới thời cấm cách, các chủng sinh dễ sơ tán tránh được bắt bớ. Các trường này cũng phân chia thành nhiều cấp: tiểu chủng viện, đại chủng viện, trường thày giảng. Kẻ Vĩnh, Hoàng Nguyên là tiểu chủng viện. Kẻ Sở, Kẻ Non là đại chủng viện. Kẻ Vĩnh là trường lý đoán của các thày giảng. Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên cũng có lúc di tản đến Bái Vàng hay Chằm Hạ.

 

 

Chủng viện Hoàng Nguyên ban đầu cũng chỉ là ngôi nhà lá tranh tre như phần lớn nhà dân hồi đó. Nhưng sau vài lần bị đốt phá năm 1858 thì mãi đến năm 1865 mới được xây dựng lại to lớn hai tầng với nhiều phòng học. Người ta gọi đó là trường Latinh vì lúc đầu trường chỉ dạy tiếng Latinh. Việc học lúc đó cũng thiếu thốn vì không có từ điển để tra cứu nên buộc học sinh phải chép từng từ và học thuộc nên cũng có ưu điểm là học sinh rất nhớ từ và viết đúng. Chương trình được cải tiến dần dần, về sau có thêm việc học chữ Nho, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và ít môn khoa học tự nhiên. Năm 1925, khi Khâm sứ Tòa Thánh là Aiuti đi kiểm tra yêu cầu nhà trường phải lấy tiếng Pháp làm cơ bản để học tiếng Latinh. Năm 1931 có loạn lạc chống các thày dòng nên trường phải đóng cửa 2 năm, đến năm 1933 mới mở cửa trở lại. Vì thế chương trình lại cải cách lần nữa. Tiếng Latinh dạy theo chương trình trung học Pháp, rồi tú tài Pháp. Học sinh theo học chừng trên dưới 100 người.

 

 

Khuôn viên trường Tiểu Chủng viện được xây dựng ngăn nắp từ những năm cuối thế kỷ XIX trong đó có nhà nguyện cho các chủng sinh và Nhà thờ cho Giáo xứ. Tuy nhiên, đến năm 1949 thì Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên đóng cửa.

Trải qua trên 100 năm, ngôi Nhà thờ Giáo xứ đã xuống cấp trầm trọng nên đã được dỡ bỏ để xây dựng ngôi Nhà thờ mới. Ngôi nhà nguyện nhỏ của Tiểu Chủng viện hiện vẫn còn và được Giáo xứ sử dụng trong suốt quá trình xây dựng ngôi Nhà thờ mới.

 

 

Nhà thờ Hoàng Nguyên đầu tiên được xây dựng năm 1883 đến năm 1889 thì hoàn thành. Nhà thờ xây dựng trên diện tích chừng 200m2, mái lợp ngói, không có trần. Nhà thờ có 10 cột gỗ lim và vì kèo cũng bằng lim. Nhà thờ có một tháp chuông vuông khá xinh xắn và có tượng đài Chúa Kitô Vua nhưng vì thời gian quá lâu nên bị xuống cấp gây mất an toàn cho giáo dân nên các sinh hoạt tôn giáo phải chuyển sang nhà nguyện của Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên. Giáo xứ đã quyết định xây Nhà thờ mới. Các thủ tục đã được chính quyền cấp phép. Ngôi Nhà thờ cũ được dỡ hạ xuống. Ngôi mộ của linh mục Phaolô Vũ Ngọc Chỉnh- người coi sóc giáo xứ 40 năm chôn cất ở phía đầu Nhà thờ cũng được cải táng để lấy mặt bằng xây dựng.

 

 

Ngôi Nhà thờ mới này có 2 ngọn tháp cao 45m; chiều dài lòng Nhà thờ 50m, chiều rộng lòng Nhà thờ 15m và chiều ngang phần cánh Thánh giá 20m; chiều cao hết mái thượng 15m và phần mái vòm của gian cung Thánh cao 29m; tổng diện tích mặt bằng Nhà thờ là gần 1000 m2.

Giáo xứ Hoàng Nguyên ngày nay bao gồm các Giáo họ Cổ Liêu, Đạo Nguyên, Hòa Khê Thượng, Thủy Trú, Tri Thủy, Vĩnh Ninh, Khai Thái và Vĩnh Xuân.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Hoàng Nguyên
Thôn Hoàng Nguyên, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Giáo xứ Hoàng Nguyên nay thuộc địa bàn xã Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội. Giáo xứ được nhắc đến nhiều trong lịch sử Địa phận Hà Nội, đặc biệt trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Rất đông các Đấng thừa sai thuộc Hội Thừa Sai Paris đã tới Hoàng Nguyên để học tiếng Việt khi mới tới Việt Nam, bởi tại đây có Tiểu Chủng viện.

 

 

Theo ghi chép lịch sử của Giáo hội, dưới thời Giám mục Retord, địa phận Tây Đàng Ngoài có 8 chủng viện trong đó có Kẻ Non, Kẻ Vĩnh, Hoàng Nguyên, Bái Vàng, Kẻ Sở, Phúc Nhạc… Sở dĩ phải nhiều cơ sở như thế là vì dưới thời cấm cách, các chủng sinh dễ sơ tán tránh được bắt bớ. Các trường này cũng phân chia thành nhiều cấp: tiểu chủng viện, đại chủng viện, trường thày giảng. Kẻ Vĩnh, Hoàng Nguyên là tiểu chủng viện. Kẻ Sở, Kẻ Non là đại chủng viện. Kẻ Vĩnh là trường lý đoán của các thày giảng. Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên cũng có lúc di tản đến Bái Vàng hay Chằm Hạ.

 

 

Chủng viện Hoàng Nguyên ban đầu cũng chỉ là ngôi nhà lá tranh tre như phần lớn nhà dân hồi đó. Nhưng sau vài lần bị đốt phá năm 1858 thì mãi đến năm 1865 mới được xây dựng lại to lớn hai tầng với nhiều phòng học. Người ta gọi đó là trường Latinh vì lúc đầu trường chỉ dạy tiếng Latinh. Việc học lúc đó cũng thiếu thốn vì không có từ điển để tra cứu nên buộc học sinh phải chép từng từ và học thuộc nên cũng có ưu điểm là học sinh rất nhớ từ và viết đúng. Chương trình được cải tiến dần dần, về sau có thêm việc học chữ Nho, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và ít môn khoa học tự nhiên. Năm 1925, khi Khâm sứ Tòa Thánh là Aiuti đi kiểm tra yêu cầu nhà trường phải lấy tiếng Pháp làm cơ bản để học tiếng Latinh. Năm 1931 có loạn lạc chống các thày dòng nên trường phải đóng cửa 2 năm, đến năm 1933 mới mở cửa trở lại. Vì thế chương trình lại cải cách lần nữa. Tiếng Latinh dạy theo chương trình trung học Pháp, rồi tú tài Pháp. Học sinh theo học chừng trên dưới 100 người.

 

 

Khuôn viên trường Tiểu Chủng viện được xây dựng ngăn nắp từ những năm cuối thế kỷ XIX trong đó có nhà nguyện cho các chủng sinh và Nhà thờ cho Giáo xứ. Tuy nhiên, đến năm 1949 thì Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên đóng cửa.

Trải qua trên 100 năm, ngôi Nhà thờ Giáo xứ đã xuống cấp trầm trọng nên đã được dỡ bỏ để xây dựng ngôi Nhà thờ mới. Ngôi nhà nguyện nhỏ của Tiểu Chủng viện hiện vẫn còn và được Giáo xứ sử dụng trong suốt quá trình xây dựng ngôi Nhà thờ mới.

 

 

Nhà thờ Hoàng Nguyên đầu tiên được xây dựng năm 1883 đến năm 1889 thì hoàn thành. Nhà thờ xây dựng trên diện tích chừng 200m2, mái lợp ngói, không có trần. Nhà thờ có 10 cột gỗ lim và vì kèo cũng bằng lim. Nhà thờ có một tháp chuông vuông khá xinh xắn và có tượng đài Chúa Kitô Vua nhưng vì thời gian quá lâu nên bị xuống cấp gây mất an toàn cho giáo dân nên các sinh hoạt tôn giáo phải chuyển sang nhà nguyện của Tiểu chủng viện Hoàng Nguyên. Giáo xứ đã quyết định xây Nhà thờ mới. Các thủ tục đã được chính quyền cấp phép. Ngôi Nhà thờ cũ được dỡ hạ xuống. Ngôi mộ của linh mục Phaolô Vũ Ngọc Chỉnh- người coi sóc giáo xứ 40 năm chôn cất ở phía đầu Nhà thờ cũng được cải táng để lấy mặt bằng xây dựng.

 

 

Ngôi Nhà thờ mới này có 2 ngọn tháp cao 45m; chiều dài lòng Nhà thờ 50m, chiều rộng lòng Nhà thờ 15m và chiều ngang phần cánh Thánh giá 20m; chiều cao hết mái thượng 15m và phần mái vòm của gian cung Thánh cao 29m; tổng diện tích mặt bằng Nhà thờ là gần 1000 m2.

Giáo xứ Hoàng Nguyên ngày nay bao gồm các Giáo họ Cổ Liêu, Đạo Nguyên, Hòa Khê Thượng, Thủy Trú, Tri Thủy, Vĩnh Ninh, Khai Thái và Vĩnh Xuân.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập