Nhà thờ Giáo xứ Kiên Lao
Số lượng xem: 2360
Xóm 8, Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định, Việt Nam

Nhà thờ giáo xứ Kiên Lao được khánh thành năm 1997. Ngôi Thánh Đường nguy nga tráng lệ này được dồn góp từ công sức, của cải của các giáo dân nơi đây, một xứ đạo được hình thành từ năm 1533, dưới thời vua Lê Trang Tôn (theo sách Việt sử khâm định) để tự mình xây lên ngôi giáo đường có chiều dài 75m, Rộng 26m, Cao 28m, Tháp Cao 46m.

 

 

Từ xa xưa, cũng như các giáo xứ khác, ban đầu từ các nhà nguyện đơn sơ, qua thời gian các nhà nguyện này đã không còn đủ không gian cho giáo dân ngày một tăng tiến và thời gian cũng làm cho các Nhà thờ cổ xưa bị hư hỏng dẫn đến phải xây dựng lại ngôi Nhà thờ mới.

Theo dòng lịch sử thì vào năm 1880 -1889 cha già Paulo Tuấn đốc công xây dựng Thánh đường gỗ cổ kính đầu tiên tại Kiên Lao và hoàn thành ngày 15/08/1889.

 

 

Nhà thờ là nơi tụ họp các giáo dân đến đây thờ phượng Chúa mỗi ngày cho đến năm 1957 đức cha Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh thấy nhu cầu giáo dân một ngày đông nên đã cùng giáo xứ đại tu mở rộng ngôi Thánh đường cũ này.

Đến ngày 19/07/1993, sau khi xem xét ngôi Thánh đường cũ đã bị xuống cấp trầm trọng, Cha xứ Gioan Đinh Như Lạng đã xin Đức cha, các cấp chính quyền xin hạ giải Thánh đường cũ.

Ngày 12/05/1994 Thánh Lễ hạ giải Thánh đường được tổ chức trong sự nối tiếc của giáo dân nơi đây. Sau 15 ngày hạ giải, đến ngày 13/05/1994 thì hoàn tất để chuẩn bị mặt bằng cho xây dựng ngôi Thánh đường mới.

Ngày 01/08/1994 thánh lễ trọng thể do Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh đường. Sau gần bốn năm thi công, ngày 28/12/1997 Nhà thờ đã hoàn thành Đức cha dâng lễ tạ ơn, xức dầu trọng thể tôn phong lên Nhà thờ dâng kính Thánh Gia Thất.

 

 

Nhà thờ giáo xứ Kiên Lao được thiết kế và trang trí bằng các bức tượng đắp nổi, phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, được những người dân theo Đạo cùng các nghệ nhân từ những gia đình nông thông trong vùng xây dựng và thiết kế nên. Điểm nổi bật trong kiến trúc của nhà thờ lớn này chính là mái hình cầu rộng và tháp chuông cao nằm giữa các thôn làng bên cạnh dòng sông trong xanh, tạo nên một điểm nhấn cổ kính thanh bình cho không gian nơi đây.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Kiên Lao
Xóm 8, Xuân Tiến, Xuân Trường, Nam Định, Việt Nam

Nhà thờ giáo xứ Kiên Lao được khánh thành năm 1997. Ngôi Thánh Đường nguy nga tráng lệ này được dồn góp từ công sức, của cải của các giáo dân nơi đây, một xứ đạo được hình thành từ năm 1533, dưới thời vua Lê Trang Tôn (theo sách Việt sử khâm định) để tự mình xây lên ngôi giáo đường có chiều dài 75m, Rộng 26m, Cao 28m, Tháp Cao 46m.

 

 

Từ xa xưa, cũng như các giáo xứ khác, ban đầu từ các nhà nguyện đơn sơ, qua thời gian các nhà nguyện này đã không còn đủ không gian cho giáo dân ngày một tăng tiến và thời gian cũng làm cho các Nhà thờ cổ xưa bị hư hỏng dẫn đến phải xây dựng lại ngôi Nhà thờ mới.

Theo dòng lịch sử thì vào năm 1880 -1889 cha già Paulo Tuấn đốc công xây dựng Thánh đường gỗ cổ kính đầu tiên tại Kiên Lao và hoàn thành ngày 15/08/1889.

 

 

Nhà thờ là nơi tụ họp các giáo dân đến đây thờ phượng Chúa mỗi ngày cho đến năm 1957 đức cha Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh thấy nhu cầu giáo dân một ngày đông nên đã cùng giáo xứ đại tu mở rộng ngôi Thánh đường cũ này.

Đến ngày 19/07/1993, sau khi xem xét ngôi Thánh đường cũ đã bị xuống cấp trầm trọng, Cha xứ Gioan Đinh Như Lạng đã xin Đức cha, các cấp chính quyền xin hạ giải Thánh đường cũ.

Ngày 12/05/1994 Thánh Lễ hạ giải Thánh đường được tổ chức trong sự nối tiếc của giáo dân nơi đây. Sau 15 ngày hạ giải, đến ngày 13/05/1994 thì hoàn tất để chuẩn bị mặt bằng cho xây dựng ngôi Thánh đường mới.

Ngày 01/08/1994 thánh lễ trọng thể do Đức cha Giuse Maria Vũ Duy Nhất đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh đường. Sau gần bốn năm thi công, ngày 28/12/1997 Nhà thờ đã hoàn thành Đức cha dâng lễ tạ ơn, xức dầu trọng thể tôn phong lên Nhà thờ dâng kính Thánh Gia Thất.

 

 

Nhà thờ giáo xứ Kiên Lao được thiết kế và trang trí bằng các bức tượng đắp nổi, phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, được những người dân theo Đạo cùng các nghệ nhân từ những gia đình nông thông trong vùng xây dựng và thiết kế nên. Điểm nổi bật trong kiến trúc của nhà thờ lớn này chính là mái hình cầu rộng và tháp chuông cao nằm giữa các thôn làng bên cạnh dòng sông trong xanh, tạo nên một điểm nhấn cổ kính thanh bình cho không gian nơi đây.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập