Nhà thờ Giáo xứ Lác Môn
Số lượng xem: 301
Xóm 2, xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Lác Môn là một Giáo xứ cổ kính và có bể dày lịch sử Truyền giáo. Từ thế kỷ 13 - 14, nơi đây là cửa Lạch Lác (sông Ninh Cơ) có nhiều cỏ lác, được phù sa bồi đắp đã trở nên trù phú. Dân cư các vùng đến lập ấp và lấy tên là Lác Môn.

 

 

Năm 1553, Giáo sĩ I-Ni-Khu đi bằng tàu buôn vào cửa Lạch Lác và bước chân lên đất Tam Bảo (danh cũ của Lác Môn) để Truyền giáo.

Năm 1627 các Cha Thừa Sai Dòng Tên (Bồ Đào Nha) đã đến thành lập Giáo Xứ Lác Môn và lấy nơi đây làm cơ sở của Dòng. Nhà thờ thứ nhất được xây ở Giâu Nhất trên đất Tam Bảo, nhưng nhỏ bé, không thuận tiện đường đi lại.

 

 

Năm 1908, tiền nhân đã chuyển nhà thờ đến chỗ hiện nay. Trải qua chiến tranh và thiên tai, nhà thờ thứ hai đã bị hư hỏng nặng.

Năm 2005 Giáo Xứ đồng tâm đại tu: quay đầu nhà thờ lại, nối dài, kích cao và xây hai tháp chuông để có ngôi nhà thờ đẹp như ngày nay.

Lác Môn cũng là mảnh đất có nhiều chứng nhận Tử Đạo, trong đó có Cha xứ Phêrô Nguyễn Bá Tuần được phong Hiển Thánh, và 6 vị Chứng Nhân Tử Đạo quê hương. Năm 2009, trong lần giáo xứ Lác Môn mở rộng khuôn viên, mộ của 8 giáo dân bị bách hại thời kỳ vua Tự Đức (khoảng những năm 1838 đến năm 1867) đã được bốc di dời đến nơi khác.

Kỳ lạ thay hài cốt của giáo dân Phêrô Đỗ Tựu khi vừa mới đào đến quan tài thì trong đó bỗng chảy ra một thứ dung dịch có màu đỏ và có mùi tanh tanh. “Khi phát hiện đó là máu, tôi đã ngất lịm đi”- lời ông Nguyễn Văn Huấn, 65 tuổi, người tham gia vào việc bốc 8 ngôi mộ tại giáo xứ Lác Môn vào tháng 7/2009.

 

 

Trong vùng có ông Phạm Văn Bân, lưng bị gù đã nhiều năm nay, hôm cải táng mộ giáo dân Phêrô Đỗ Tựu, thấy có hiện tượng lạ như thế, ông bèn nhảy xuống lấy hai tay chạm vào những dòng nước đỏ (được mọi người cho là máu) rồi quệt dọc theo sống lưng của mình. Vừa quệt ông vừa lầm bầm cầu nguyện. Tức thì lưng ông thẳng lên, đi lại bình thường mà không gặp chút khó khăn, đau đớn gì (?).

Sau sự việc lạ lùng đó, người dân cho rằng ông Đỗ Tựu đã làm phép lạ ban phước lành tới những người trong vùng. Vì thế, họ tôn ông lên làm “Thánh”, dù chưa có một quyển kinh thánh nào có tên thánh Tựu cả. Hiện tại, bộ hài cốt đang được lưu giữ riêng biệt, cẩn thận trong tủ kính tại giáo xứ Lác Môn.

 

 

Chuyện bộ hài cốt có lịch sử 200 năm cứ mỗi lần rỉ máu là chữa được bách bệnh được mọi người truyền tai nhau khắp nơi. Khách đến cầu nguyện xin chữa bệnh đông nườm nượp. Người ở Hà Nội, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Bình… thậm chí có cả người nước ngoài cũng về đây cầu khấn mong thánh Tựu rỉ máu chữa cho khỏi bệnh.

Theo những người có đức tin thì đây là một phép lạ nhưng các nhà khoa học thì giải thích theo một hướng khác. Dù thế nào thì với bà con giáo dân Lác Môn, những chứng nhân Tử Đạo sẽ là Máng Thông ơn Thiên Chúa nên họ tin tưởng chạy đến cầu xin thì các ngài sẽ cầu thay nguyện giúp cho sẽ nhận được những ơn ích mà họ đã tin tưởng phó thác cho Chúa và Đức Mẹ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Lác Môn
Xóm 2, xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Lác Môn là một Giáo xứ cổ kính và có bể dày lịch sử Truyền giáo. Từ thế kỷ 13 - 14, nơi đây là cửa Lạch Lác (sông Ninh Cơ) có nhiều cỏ lác, được phù sa bồi đắp đã trở nên trù phú. Dân cư các vùng đến lập ấp và lấy tên là Lác Môn.

 

 

Năm 1553, Giáo sĩ I-Ni-Khu đi bằng tàu buôn vào cửa Lạch Lác và bước chân lên đất Tam Bảo (danh cũ của Lác Môn) để Truyền giáo.

Năm 1627 các Cha Thừa Sai Dòng Tên (Bồ Đào Nha) đã đến thành lập Giáo Xứ Lác Môn và lấy nơi đây làm cơ sở của Dòng. Nhà thờ thứ nhất được xây ở Giâu Nhất trên đất Tam Bảo, nhưng nhỏ bé, không thuận tiện đường đi lại.

 

 

Năm 1908, tiền nhân đã chuyển nhà thờ đến chỗ hiện nay. Trải qua chiến tranh và thiên tai, nhà thờ thứ hai đã bị hư hỏng nặng.

Năm 2005 Giáo Xứ đồng tâm đại tu: quay đầu nhà thờ lại, nối dài, kích cao và xây hai tháp chuông để có ngôi nhà thờ đẹp như ngày nay.

Lác Môn cũng là mảnh đất có nhiều chứng nhận Tử Đạo, trong đó có Cha xứ Phêrô Nguyễn Bá Tuần được phong Hiển Thánh, và 6 vị Chứng Nhân Tử Đạo quê hương. Năm 2009, trong lần giáo xứ Lác Môn mở rộng khuôn viên, mộ của 8 giáo dân bị bách hại thời kỳ vua Tự Đức (khoảng những năm 1838 đến năm 1867) đã được bốc di dời đến nơi khác.

Kỳ lạ thay hài cốt của giáo dân Phêrô Đỗ Tựu khi vừa mới đào đến quan tài thì trong đó bỗng chảy ra một thứ dung dịch có màu đỏ và có mùi tanh tanh. “Khi phát hiện đó là máu, tôi đã ngất lịm đi”- lời ông Nguyễn Văn Huấn, 65 tuổi, người tham gia vào việc bốc 8 ngôi mộ tại giáo xứ Lác Môn vào tháng 7/2009.

 

 

Trong vùng có ông Phạm Văn Bân, lưng bị gù đã nhiều năm nay, hôm cải táng mộ giáo dân Phêrô Đỗ Tựu, thấy có hiện tượng lạ như thế, ông bèn nhảy xuống lấy hai tay chạm vào những dòng nước đỏ (được mọi người cho là máu) rồi quệt dọc theo sống lưng của mình. Vừa quệt ông vừa lầm bầm cầu nguyện. Tức thì lưng ông thẳng lên, đi lại bình thường mà không gặp chút khó khăn, đau đớn gì (?).

Sau sự việc lạ lùng đó, người dân cho rằng ông Đỗ Tựu đã làm phép lạ ban phước lành tới những người trong vùng. Vì thế, họ tôn ông lên làm “Thánh”, dù chưa có một quyển kinh thánh nào có tên thánh Tựu cả. Hiện tại, bộ hài cốt đang được lưu giữ riêng biệt, cẩn thận trong tủ kính tại giáo xứ Lác Môn.

 

 

Chuyện bộ hài cốt có lịch sử 200 năm cứ mỗi lần rỉ máu là chữa được bách bệnh được mọi người truyền tai nhau khắp nơi. Khách đến cầu nguyện xin chữa bệnh đông nườm nượp. Người ở Hà Nội, Lào Cai, Hà Giang, Quảng Bình… thậm chí có cả người nước ngoài cũng về đây cầu khấn mong thánh Tựu rỉ máu chữa cho khỏi bệnh.

Theo những người có đức tin thì đây là một phép lạ nhưng các nhà khoa học thì giải thích theo một hướng khác. Dù thế nào thì với bà con giáo dân Lác Môn, những chứng nhân Tử Đạo sẽ là Máng Thông ơn Thiên Chúa nên họ tin tưởng chạy đến cầu xin thì các ngài sẽ cầu thay nguyện giúp cho sẽ nhận được những ơn ích mà họ đã tin tưởng phó thác cho Chúa và Đức Mẹ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập