Nhà thờ Giáo xứ Liễu Đề
Số lượng xem: 531
Thị trần Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Giáo xứ Đền thánh Liễu Đề nằm trên địa bàn thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Liễu Đề trước đây còn gọi là Kẻ Đề, vùng đất có dân định cư từ thế kỷ XV.

 

 

Ngược dòng lịch sử, tín hữu nơi đây đã được đón nhận Tin mừng từ thời các cha Dòng Tên, nhưng chỉ đến khi các cha Dòng Đaminh đặt chân đến Cát Vàng (Cát Điền, giáo họ Cát Điền), cách xứ Liễu Đề khoảng 3 km để giảng đạo, từ đó hạt giống Tin mừng mới trổ sinh trên đất Liễu Đề và không ngừng phát triển mạnh mẽ.

 

 

Năm 1691, cha chính Gioan de Santa Cruz Thập bổ nhiệm cha Antôniô Bênađô về coi sóc giáo xứ, cũng thời kỳ này làng Kẻ Đề được đổi tên thành Liễu Đề. Trước năm 1820, cha Thánh Tôma Đinh Viết Dụ về coi sóc, và trở thành giáo xứ từ cuối thế kỷ XVII.

Năm 1906, ngôi Nhà thờ kính Đức Mẹ Mân Côi, được xây dựng, dài 50m, rộng 20m, cao 11m, được làm bằng gỗ lim chạm trổ hoa văn. Thời chiến tranh, ngôi Nhà thờ bị đánh bom nên thiệt hại nặng, tòa vàng bị hư hỏng nhưng đã được tu sửa ngay sau đó.

 

 

Năm 1934, cha Vinhsơn Roãn xây thêm Nhà thờ làm bằng gỗ, dài 30m, rộng 10m, cao 4m để ghi nhớ công ơn Cha thánh Tôma Đinh Viết Dụ nhưng năm 1967 đã bị bom đánh sập.

Năm 2000, giáo xứ đại trùng tu ngôi Thánh đường để chuẩn bị mừng đại năm Thánh kỷ niệm 100 xây dựng ngôi Nhà thờ và 275 năm mảnh đất này đón nhận Tin mừng.

 

 

Liễu Đề có bề dày về đức tin và cũng là nguyên quán và nơi phục vụ của nhiều vị tử đạo. Trong số đó có Cha thánh Tôma Đinh Viết Dụ đã gắn bó với giáo xứ cho tới ngày tử đạo (Hiển Thánh, 19/6/1988). Tiếp đến Cha Vĩnh và Cha Hinh tử đạo thời Minh Mệnh. Thời vua Tự Đức cấm đạo có Cha Đường, cha Phú con cụ Khảm Khiêm chịu tử đạo ngày 25/5/1856, và người anh của Cha Phú là Giuse Thi tử đạo ngày 6/6/1862. Ngoài ra trong giáo xứ còn nhiều vị tử đạo, hồ sơ án tích đang được giáo phận và Thánh Bộ hoàn tất.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Liễu Đề
Thị trần Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Giáo xứ Đền thánh Liễu Đề nằm trên địa bàn thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Liễu Đề trước đây còn gọi là Kẻ Đề, vùng đất có dân định cư từ thế kỷ XV.

 

 

Ngược dòng lịch sử, tín hữu nơi đây đã được đón nhận Tin mừng từ thời các cha Dòng Tên, nhưng chỉ đến khi các cha Dòng Đaminh đặt chân đến Cát Vàng (Cát Điền, giáo họ Cát Điền), cách xứ Liễu Đề khoảng 3 km để giảng đạo, từ đó hạt giống Tin mừng mới trổ sinh trên đất Liễu Đề và không ngừng phát triển mạnh mẽ.

 

 

Năm 1691, cha chính Gioan de Santa Cruz Thập bổ nhiệm cha Antôniô Bênađô về coi sóc giáo xứ, cũng thời kỳ này làng Kẻ Đề được đổi tên thành Liễu Đề. Trước năm 1820, cha Thánh Tôma Đinh Viết Dụ về coi sóc, và trở thành giáo xứ từ cuối thế kỷ XVII.

Năm 1906, ngôi Nhà thờ kính Đức Mẹ Mân Côi, được xây dựng, dài 50m, rộng 20m, cao 11m, được làm bằng gỗ lim chạm trổ hoa văn. Thời chiến tranh, ngôi Nhà thờ bị đánh bom nên thiệt hại nặng, tòa vàng bị hư hỏng nhưng đã được tu sửa ngay sau đó.

 

 

Năm 1934, cha Vinhsơn Roãn xây thêm Nhà thờ làm bằng gỗ, dài 30m, rộng 10m, cao 4m để ghi nhớ công ơn Cha thánh Tôma Đinh Viết Dụ nhưng năm 1967 đã bị bom đánh sập.

Năm 2000, giáo xứ đại trùng tu ngôi Thánh đường để chuẩn bị mừng đại năm Thánh kỷ niệm 100 xây dựng ngôi Nhà thờ và 275 năm mảnh đất này đón nhận Tin mừng.

 

 

Liễu Đề có bề dày về đức tin và cũng là nguyên quán và nơi phục vụ của nhiều vị tử đạo. Trong số đó có Cha thánh Tôma Đinh Viết Dụ đã gắn bó với giáo xứ cho tới ngày tử đạo (Hiển Thánh, 19/6/1988). Tiếp đến Cha Vĩnh và Cha Hinh tử đạo thời Minh Mệnh. Thời vua Tự Đức cấm đạo có Cha Đường, cha Phú con cụ Khảm Khiêm chịu tử đạo ngày 25/5/1856, và người anh của Cha Phú là Giuse Thi tử đạo ngày 6/6/1862. Ngoài ra trong giáo xứ còn nhiều vị tử đạo, hồ sơ án tích đang được giáo phận và Thánh Bộ hoàn tất.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập