Nhà thờ Giáo xứ Nam Bình - Bình Định
Số lượng xem: 322
Thôn Hữu Thành, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh

 

Mảnh đất Nam Bình được đón nhận tin mừng từ rất sớm, vào đầu thế kỷ thứ 17 nhưng nhà thờ Nam Bình như ngày nay được khởi công vào khoảng năm 1915 và hoàn thành năm 1918.

 

 

Công trình theo kiến trúc Gothique, nói được là vĩ đại vào thời bấy giờ, với hai hàng cột bằng gỗ lớn và cao, trần nhà đan bằng tre theo kiểu Ogival-gothique. Nhà thờ có hai tháp cao, tháp phía Đông ngày nay còn hai chuông, chuông lớn do ông Thông Nhơn dâng tặng, chuông nhỏ hơn do cha Dubulle Phương mua từ Pháp. Sau khi về Pháp, năm 1930 cha Dubulle đã gởi tặng nhà thờ Nam Bình một đồng hồ lớn đánh giờ trên quả chuông, tiếng vang đến bốn năm cây số, thật là một điều hiếm có vào thời bấy giờ. Nay đồng hồ này không còn nữa.

 

 

Nhà vuông Nam Bình cũng do cha Dubulle xây dựng. Đây là một ngôi nhà rộng rãi, nền cao để tránh lụt, vách dày để chống nóng, khá vững chắc để có thể lên tầng khi cần, nhưng mái lợp tranh. Nhà vuông này được lợp ngói thời cha Giuse Nguyễn Văn Ái và vẫn còn tồn tại cho đến nay.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Nam Bình - Bình Định
Thôn Hữu Thành, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh

 

Mảnh đất Nam Bình được đón nhận tin mừng từ rất sớm, vào đầu thế kỷ thứ 17 nhưng nhà thờ Nam Bình như ngày nay được khởi công vào khoảng năm 1915 và hoàn thành năm 1918.

 

 

Công trình theo kiến trúc Gothique, nói được là vĩ đại vào thời bấy giờ, với hai hàng cột bằng gỗ lớn và cao, trần nhà đan bằng tre theo kiểu Ogival-gothique. Nhà thờ có hai tháp cao, tháp phía Đông ngày nay còn hai chuông, chuông lớn do ông Thông Nhơn dâng tặng, chuông nhỏ hơn do cha Dubulle Phương mua từ Pháp. Sau khi về Pháp, năm 1930 cha Dubulle đã gởi tặng nhà thờ Nam Bình một đồng hồ lớn đánh giờ trên quả chuông, tiếng vang đến bốn năm cây số, thật là một điều hiếm có vào thời bấy giờ. Nay đồng hồ này không còn nữa.

 

 

Nhà vuông Nam Bình cũng do cha Dubulle xây dựng. Đây là một ngôi nhà rộng rãi, nền cao để tránh lụt, vách dày để chống nóng, khá vững chắc để có thể lên tầng khi cần, nhưng mái lợp tranh. Nhà vuông này được lợp ngói thời cha Giuse Nguyễn Văn Ái và vẫn còn tồn tại cho đến nay.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập