Nhà thờ Giáo xứ Thuận Phát
Số lượng xem: 407
253 Trần Xuân Soạn, P.Tân Kiểng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1954, cha cố Antôn Đỗ Minh Độ cùng với một số giáo dân gốc Phát Diệm di cư vào Nam. Ban đầu, tạm cư ở Long An nhưng nơi đây đất phèn nước mặn, khó sinh sống bằng nghề nông. Năm 1959, cha con dắt díu nhau xuống Cần Thơ, ổn định được cuộc sống dễ dàng và xứ đạo Kim Phụng được thành lập. Năm 1961, cha cố Antôn lại lên Sài Gòn mua khu đất có diện tích là 51.450 mét vuông thuộc xã Tân Thuận Tây huyện Nhà Bè. Khu đất này thuận tiện cả đường bộ lẫn đường thủy – là khởi đầu của giáo xứ Thuận Phát ngày nay.

 

 

Sau đó, cha lại đưa giáo dân xứ đạo Kim Phụng từ Cần Thơ lên vùng này thành lập họ đạo Thuận Phát, hòa vào dân địa phương, trong số đó có một số giáo dân thuộc họ đạo Xóm Chiếu. Số giáo dân ban đầu ước chừng 500 người có gốc Phát Diệm, sống rải rác dọc theo đường Trần Xuân Soạn từ cầu Tân Thuận đến cầu Rạch Ông. Đến năm 1964, có một số đông giáo dân nạn nhân trận hỏa hoạn Vĩnh Hội, được chính quyền đưa sang định cư tại xã Tân Quy Đông nên số giáo dân gia tăng.

 

 

Sau khi thành lập thêm hai giáo xứ mới là Mẫu Tâm và An Phú, giáo xứ Thuận Phát chỉ còn tập trung ở ấp 5 Tân Thuận Đông, sau đó đổi thành các ấp 5, 6, 9, một phần ấp 4 xã Tân Thuận Tây và một phần ấp 5 xã Tân Quy Tây.

Ngôi nhà thờ đầu tiên làm bằng gỗ lợp tôn, vật liệu được tháo dỡ từ nhà thờ Kim Phụng, chuyên chở bằng đường sông từ Cần Thơ mang lên. Từ năm 1962, các giáo họ được hình thành.

 

 

Năm 1964, đánh dấu sự phát triển của giáo xứ, một ngôi nhà mới đã được khởi công và năm 1966. Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã khánh thành ngôi nhà thờ này. Cũng phải nói thêm, trường Tôma Thiện trước năm 1975, có vai trò giáo dục đức tin và giáo dục văn hóa.

Trong Năm Thánh hồng ân mừng giáo xứ 50 năm thành lập, một vị ân nhân ngỏ ý hiến tặng toàn bộ chi phí việc xây dựng ngôi Thánh đường mới. Thế là công trình được khởi công vào đầu năm 2012 do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ tế Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên. Ngày 5 tháng 10 năm 2013, ngôi Thánh đường hiện tại đã được cắt băng khánh thành.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Thuận Phát
253 Trần Xuân Soạn, P.Tân Kiểng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1954, cha cố Antôn Đỗ Minh Độ cùng với một số giáo dân gốc Phát Diệm di cư vào Nam. Ban đầu, tạm cư ở Long An nhưng nơi đây đất phèn nước mặn, khó sinh sống bằng nghề nông. Năm 1959, cha con dắt díu nhau xuống Cần Thơ, ổn định được cuộc sống dễ dàng và xứ đạo Kim Phụng được thành lập. Năm 1961, cha cố Antôn lại lên Sài Gòn mua khu đất có diện tích là 51.450 mét vuông thuộc xã Tân Thuận Tây huyện Nhà Bè. Khu đất này thuận tiện cả đường bộ lẫn đường thủy – là khởi đầu của giáo xứ Thuận Phát ngày nay.

 

 

Sau đó, cha lại đưa giáo dân xứ đạo Kim Phụng từ Cần Thơ lên vùng này thành lập họ đạo Thuận Phát, hòa vào dân địa phương, trong số đó có một số giáo dân thuộc họ đạo Xóm Chiếu. Số giáo dân ban đầu ước chừng 500 người có gốc Phát Diệm, sống rải rác dọc theo đường Trần Xuân Soạn từ cầu Tân Thuận đến cầu Rạch Ông. Đến năm 1964, có một số đông giáo dân nạn nhân trận hỏa hoạn Vĩnh Hội, được chính quyền đưa sang định cư tại xã Tân Quy Đông nên số giáo dân gia tăng.

 

 

Sau khi thành lập thêm hai giáo xứ mới là Mẫu Tâm và An Phú, giáo xứ Thuận Phát chỉ còn tập trung ở ấp 5 Tân Thuận Đông, sau đó đổi thành các ấp 5, 6, 9, một phần ấp 4 xã Tân Thuận Tây và một phần ấp 5 xã Tân Quy Tây.

Ngôi nhà thờ đầu tiên làm bằng gỗ lợp tôn, vật liệu được tháo dỡ từ nhà thờ Kim Phụng, chuyên chở bằng đường sông từ Cần Thơ mang lên. Từ năm 1962, các giáo họ được hình thành.

 

 

Năm 1964, đánh dấu sự phát triển của giáo xứ, một ngôi nhà mới đã được khởi công và năm 1966. Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã khánh thành ngôi nhà thờ này. Cũng phải nói thêm, trường Tôma Thiện trước năm 1975, có vai trò giáo dục đức tin và giáo dục văn hóa.

Trong Năm Thánh hồng ân mừng giáo xứ 50 năm thành lập, một vị ân nhân ngỏ ý hiến tặng toàn bộ chi phí việc xây dựng ngôi Thánh đường mới. Thế là công trình được khởi công vào đầu năm 2012 do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ tế Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên. Ngày 5 tháng 10 năm 2013, ngôi Thánh đường hiện tại đã được cắt băng khánh thành.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập