Nhà thờ Giáo xứ Trại Gạo
Số lượng xem: 1351
Thôn Việt Tiến, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Theo các tài liệu sử sách để lại, vào năm thứ V, đời vua Chân Tông (1648), có sáu anh em họ Nguyễn, người làng Bông Cờ tỉnh Hưng Yên, đến lập nghiệp tại vùng đất ven sông Hồng. Vùng đất này trước kia bao gồm cả khu vực Bồng Tiên, Hoàng Xá, An Lạc và Trại Gạo ngày nay. Do vị trí địa lý của vùng đất này nằm trọn trong đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nên đất đai phì nhiêu và màu mỡ. Ngoài lúa ra, cây đa và cây gạo cũng phát triển rất mạnh và dần trở thành biểu tượng của làng, nên người ta lấy tên cho làng là Trại Gạo.

 

 

Năm 1730, các vị thừa sai Tây Ban Nha và Pháp tới vùng Trại Gạo truyền giáo. Ngay khi Tin Mừng được gieo xuống, những hạt giống đã không ngừng sinh sôi nảy nở và đơm hoa kết trái. Ban đầu, các tín hữu nơi đây đã cùng nhau dựng nên một ngôi nhà nguyện bằng tre lá, cách Nhà thờ hiện nay khoảng 200m về phía Tây Nam.

 

 

Năm 1793, Giáo phận Đông Đàng Ngoài ban Sắc phong giáo họ Lao Đồng lên hàng giáo xứ, lấy tên là giáo xứ Cổ Việt, đồng thời thành lập Giáo họ Trại Gạo, trực thuộc xứ Cổ Việt.

Năm 1894, họ giáo khởi công xây dựng lại ngôi Nhà thờ mới. Trong thời gian này, giáo họ vinh dự được Đức cha Wenceslao Onate Thuận chính thức ban Sắc chỉ cho họ giáo được nhận Đức Maria Hồn Xác Lên Trời làm bổn mạng.

 

 

Năm 1900, ngôi Nhà thờ mới đã hoàn thành với chiều dài 26 m, rộng 11m, cao 10m. Kể từ đây, mọi sinh hoạt tôn giáo được thuận tiện hơn rất nhiều.

Ngày 11 tháng 11 năm 2000, họ giáo đã khởi công xây dựng ngôi Thánh đường mới với chiều dài 47m rộng 16m, nóc cao 18m, tháp chuông cao 38m. Sau 3 năm xây dựng, ngôi Thánh đường đã hoàn thành.

 

 

Ngày 4 tháng 8 năm 2007, Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang ban Sắc nâng Trại Gạo nên hàng giáo xứ và ngày 19 tháng 9 năm 2007, Giáo xứ Trại Gạo đã dâng Thánh Lễ tạ ơn, công bố Sắc phong giáo xứ, đồng thời cắt băng khánh thành linh đài Đức Mẹ La Vang và nhà giáo lý.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Trại Gạo
Thôn Việt Tiến, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Theo các tài liệu sử sách để lại, vào năm thứ V, đời vua Chân Tông (1648), có sáu anh em họ Nguyễn, người làng Bông Cờ tỉnh Hưng Yên, đến lập nghiệp tại vùng đất ven sông Hồng. Vùng đất này trước kia bao gồm cả khu vực Bồng Tiên, Hoàng Xá, An Lạc và Trại Gạo ngày nay. Do vị trí địa lý của vùng đất này nằm trọn trong đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nên đất đai phì nhiêu và màu mỡ. Ngoài lúa ra, cây đa và cây gạo cũng phát triển rất mạnh và dần trở thành biểu tượng của làng, nên người ta lấy tên cho làng là Trại Gạo.

 

 

Năm 1730, các vị thừa sai Tây Ban Nha và Pháp tới vùng Trại Gạo truyền giáo. Ngay khi Tin Mừng được gieo xuống, những hạt giống đã không ngừng sinh sôi nảy nở và đơm hoa kết trái. Ban đầu, các tín hữu nơi đây đã cùng nhau dựng nên một ngôi nhà nguyện bằng tre lá, cách Nhà thờ hiện nay khoảng 200m về phía Tây Nam.

 

 

Năm 1793, Giáo phận Đông Đàng Ngoài ban Sắc phong giáo họ Lao Đồng lên hàng giáo xứ, lấy tên là giáo xứ Cổ Việt, đồng thời thành lập Giáo họ Trại Gạo, trực thuộc xứ Cổ Việt.

Năm 1894, họ giáo khởi công xây dựng lại ngôi Nhà thờ mới. Trong thời gian này, giáo họ vinh dự được Đức cha Wenceslao Onate Thuận chính thức ban Sắc chỉ cho họ giáo được nhận Đức Maria Hồn Xác Lên Trời làm bổn mạng.

 

 

Năm 1900, ngôi Nhà thờ mới đã hoàn thành với chiều dài 26 m, rộng 11m, cao 10m. Kể từ đây, mọi sinh hoạt tôn giáo được thuận tiện hơn rất nhiều.

Ngày 11 tháng 11 năm 2000, họ giáo đã khởi công xây dựng ngôi Thánh đường mới với chiều dài 47m rộng 16m, nóc cao 18m, tháp chuông cao 38m. Sau 3 năm xây dựng, ngôi Thánh đường đã hoàn thành.

 

 

Ngày 4 tháng 8 năm 2007, Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang ban Sắc nâng Trại Gạo nên hàng giáo xứ và ngày 19 tháng 9 năm 2007, Giáo xứ Trại Gạo đã dâng Thánh Lễ tạ ơn, công bố Sắc phong giáo xứ, đồng thời cắt băng khánh thành linh đài Đức Mẹ La Vang và nhà giáo lý.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập