Nhà thờ Giáo xứ Từ Châu
Số lượng xem: 653
Thôn Từ Châu, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Từ Châu được đón nhận Tin Mừng vào khoảng năm 1765. Buổi ban đầu vì tín hữu còn ít, nên họ đã lấy đình Hạ làm nơi cầu nguyện. Dần dần, giáp Thượng cũng thăng tiến đức tin và đã dựng một Nhà thờ nhỏ bằng gỗ để làm nơi thờ phượng Thiên Chúa và Từ Châu là họ lẻ thuộc xứ Sơn Miêng.

 

 

Năm 1817 số giáo hữu gia tăng nên tòa Giám Mục Hà Nội cho phép được tách ra thành một giáo xứ riêng gọi là xứ Kẻ Trừ.

Năm 1884 Tòa Giám Mục cho phép dân làng xây dựng một Thánh Đường và sau khi xây cất hoàn tất xứ Kẻ Trừ đổi tên thành xứ Từ Châu.

 

 

Để có nơi khang trang xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa, sau nhiều năm cố gắng hi sinh chịu đựng vất vả, quyên góp tiền của. Năm 1889 cha xứ và dân làng khởi công xây dựng Thánh Đường, công việc xây dựng kéo dài 5 năm đến năm 1894 thì hoàn thành và được gọi la Thánh Đường Từ Châu.

Thánh đường được kiến trúc theo kiểu Đông Tây kết hợp, có chiều dài 30m, chiều rộng 12,5m, chiều cao 30m, đỉnh tháp không nhọn như kiểu Tây Phương nhưng có 4 góc nhọn tượng trưng 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Trên tháp treo bốn quả chuông lớn: 3 quả chuông Tây (được đúc tại Pháp) và một quả chuông Ta (được đúc tại Việt Nam).

 

 

Vào những ngày Chúa Nhật hoặc lễ trọng, 3 Chuông cùng được kéo lên tạo ra những âm thanh trầm bổng, réo rắt như một bản đại hoà tấu kỳ thú, gây xúc động lòng người, kêu mời mọi người mau đến thờ phượng Chúa. Quả chuông Ta mang âm thanh trầm trầm tựa như tiếng chuông chùa điểm lúc hoàng hôn, thong thả từng tiếng một, âm thanh gây nao nao lòng người nhớ về một kỉ niệm đã qua.

 

 

Hai bên Nhà thờ là hai dãy nhà tả mạc làm bằng gỗ, mái ngói đỏ lâu ngày đã rêu phong. Tổng cộng có 38 gian dùng làm nơI hội họp việc đạo dặc biệt là nơi thi kinh bổn trong dịp lễ Phục Sinh hằng năm.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Từ Châu
Thôn Từ Châu, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Từ Châu được đón nhận Tin Mừng vào khoảng năm 1765. Buổi ban đầu vì tín hữu còn ít, nên họ đã lấy đình Hạ làm nơi cầu nguyện. Dần dần, giáp Thượng cũng thăng tiến đức tin và đã dựng một Nhà thờ nhỏ bằng gỗ để làm nơi thờ phượng Thiên Chúa và Từ Châu là họ lẻ thuộc xứ Sơn Miêng.

 

 

Năm 1817 số giáo hữu gia tăng nên tòa Giám Mục Hà Nội cho phép được tách ra thành một giáo xứ riêng gọi là xứ Kẻ Trừ.

Năm 1884 Tòa Giám Mục cho phép dân làng xây dựng một Thánh Đường và sau khi xây cất hoàn tất xứ Kẻ Trừ đổi tên thành xứ Từ Châu.

 

 

Để có nơi khang trang xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa, sau nhiều năm cố gắng hi sinh chịu đựng vất vả, quyên góp tiền của. Năm 1889 cha xứ và dân làng khởi công xây dựng Thánh Đường, công việc xây dựng kéo dài 5 năm đến năm 1894 thì hoàn thành và được gọi la Thánh Đường Từ Châu.

Thánh đường được kiến trúc theo kiểu Đông Tây kết hợp, có chiều dài 30m, chiều rộng 12,5m, chiều cao 30m, đỉnh tháp không nhọn như kiểu Tây Phương nhưng có 4 góc nhọn tượng trưng 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Trên tháp treo bốn quả chuông lớn: 3 quả chuông Tây (được đúc tại Pháp) và một quả chuông Ta (được đúc tại Việt Nam).

 

 

Vào những ngày Chúa Nhật hoặc lễ trọng, 3 Chuông cùng được kéo lên tạo ra những âm thanh trầm bổng, réo rắt như một bản đại hoà tấu kỳ thú, gây xúc động lòng người, kêu mời mọi người mau đến thờ phượng Chúa. Quả chuông Ta mang âm thanh trầm trầm tựa như tiếng chuông chùa điểm lúc hoàng hôn, thong thả từng tiếng một, âm thanh gây nao nao lòng người nhớ về một kỉ niệm đã qua.

 

 

Hai bên Nhà thờ là hai dãy nhà tả mạc làm bằng gỗ, mái ngói đỏ lâu ngày đã rêu phong. Tổng cộng có 38 gian dùng làm nơI hội họp việc đạo dặc biệt là nơi thi kinh bổn trong dịp lễ Phục Sinh hằng năm.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập