Nhà thờ Giáo xứ Xuân Bảng (Kẻ Báng)
Số lượng xem: 636
Xóm Già, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Làng Kẻ Báng trước đây thuộc huyện Thiên Bản, Tổng Đồng Đội, Trấn Sơn Nam (nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định).

 

 

Theo truyền lại, lúc đầu có một số dân làm nghề bắt lượm tôm cá ở phương xa tới đây kiếm ăn. Sau một thời gian sinh sống thấy thuận lợi nên tập trung lại dần rồi hình thành nên một làng( có lẽ là làng Báng) trên một gò cao, cùng canh tác trên một cánh đồng gọi là Cánh đồng Già. Sau này một nhóm người làng Báng đón nhận tin mừng, dựng nhà cầu nguyện bằng gỗ, lợp mái danh. 

Sau đó, một số gia đình tín hữu đã chuyển đến định cư ở khu đất cách làng Báng khoảng 500m về phía Đông, lấy tên Báng Già và xây dựng thánh đường ở đó. Làng Báng cũng dần hình thành nên các làng: Báng Uông, Báng Cầu, Báng Pheo, Báng Tiền.

 

 

Một thời gian sau xuất hiện bãi tha ma cạnh khu định cư mới này một Cố Tây thấy người xóm đạo không thể ở đó được nên đã giúp cắm đất, chuyển người Báng Già về phía Đông và dụng Nhà thờ bằng gỗ trên địa bàn hiện nay.

Xóm đạo Báng Già  ngày càng phát triển. Lúc đầu, có lẽ Báng Già và Kẻ Đáy (Đại Lại) là những họ đạo trực thuộc xứ Trình Xuyên. Nhưng theo lịch sử địa phận Hà Nội, năm 1632 xóm đạo Báng Già được ghi nhận là một trong những giáo đoàn độc lập của giáo phận Đàng Ngoài với tên gọi Kẻ Bàng (Kẻ Báng). 

Nhắc tới xứ Xuân Bảng thì người người, lớp lớp giáo dân lại tự hào rằng đây là xứ đạo có nhiều anh hùng tử đạo của Giáo Hội Việt Nam. 

Gần thủ phủ Vĩnh Trị, xứ đạo Kẻ Báng trở thành một trong những tâm điểm của các cuộc bao vậy, càn quét bách hại. Trên con đường giữ gìn, phát triển đức tin, giáo dân Kẻ Báng đã không sợ hy sinh gian khổ, chịu khó vì đạo, vững lòng vượt qua giai đoạn khốc liệt và trở thành xứ có nhiều anh hùng xưng đạo của Giáo Hội Việt Nam.

 

 

Xứ đạo có 134 vị anh hùng tử đạo, hàng ngàn tín hữu bị phân sáp, chết mỏi bởi những cực hình vì đức tin. Đáng khâm phục và kính nể, tự hào hơn khi xứ có 5 vị: gồm 3 cha xứ, 2 người con quê hương được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tôn phong lên bậc hiển Thánh vào 19/6/1988 và có trên 80 vị đang chờ Tòa Thánh xem xét hồ sơ phong Thánh.

 

 

Nhà thờ xứ Xuân Bảng (Kẻ Báng) hiện nay có chiều cao 13m, rộng 12m và tháp cao 26m. Khuôn viên Nhà thờ còn có các tiểu cảnh hang đá, đài Đức Mẹ, các bức tượng tái hiện 14 chặng đàng Thánh Giá. Phía sau Nhà thờ còn có bức phù điêu 117 vị thánh tử đạo của Việt Nam. Để truyền đời ghi ơn và biểu dương công đức của 134 vị tử đạo giáo xứ đã xây dựng đền thờ, khắc bia đá cao rộng ghi danh các vị.

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Xuân Bảng (Kẻ Báng)
Xóm Già, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Làng Kẻ Báng trước đây thuộc huyện Thiên Bản, Tổng Đồng Đội, Trấn Sơn Nam (nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định).

 

 

Theo truyền lại, lúc đầu có một số dân làm nghề bắt lượm tôm cá ở phương xa tới đây kiếm ăn. Sau một thời gian sinh sống thấy thuận lợi nên tập trung lại dần rồi hình thành nên một làng( có lẽ là làng Báng) trên một gò cao, cùng canh tác trên một cánh đồng gọi là Cánh đồng Già. Sau này một nhóm người làng Báng đón nhận tin mừng, dựng nhà cầu nguyện bằng gỗ, lợp mái danh. 

Sau đó, một số gia đình tín hữu đã chuyển đến định cư ở khu đất cách làng Báng khoảng 500m về phía Đông, lấy tên Báng Già và xây dựng thánh đường ở đó. Làng Báng cũng dần hình thành nên các làng: Báng Uông, Báng Cầu, Báng Pheo, Báng Tiền.

 

 

Một thời gian sau xuất hiện bãi tha ma cạnh khu định cư mới này một Cố Tây thấy người xóm đạo không thể ở đó được nên đã giúp cắm đất, chuyển người Báng Già về phía Đông và dụng Nhà thờ bằng gỗ trên địa bàn hiện nay.

Xóm đạo Báng Già  ngày càng phát triển. Lúc đầu, có lẽ Báng Già và Kẻ Đáy (Đại Lại) là những họ đạo trực thuộc xứ Trình Xuyên. Nhưng theo lịch sử địa phận Hà Nội, năm 1632 xóm đạo Báng Già được ghi nhận là một trong những giáo đoàn độc lập của giáo phận Đàng Ngoài với tên gọi Kẻ Bàng (Kẻ Báng). 

Nhắc tới xứ Xuân Bảng thì người người, lớp lớp giáo dân lại tự hào rằng đây là xứ đạo có nhiều anh hùng tử đạo của Giáo Hội Việt Nam. 

Gần thủ phủ Vĩnh Trị, xứ đạo Kẻ Báng trở thành một trong những tâm điểm của các cuộc bao vậy, càn quét bách hại. Trên con đường giữ gìn, phát triển đức tin, giáo dân Kẻ Báng đã không sợ hy sinh gian khổ, chịu khó vì đạo, vững lòng vượt qua giai đoạn khốc liệt và trở thành xứ có nhiều anh hùng xưng đạo của Giáo Hội Việt Nam.

 

 

Xứ đạo có 134 vị anh hùng tử đạo, hàng ngàn tín hữu bị phân sáp, chết mỏi bởi những cực hình vì đức tin. Đáng khâm phục và kính nể, tự hào hơn khi xứ có 5 vị: gồm 3 cha xứ, 2 người con quê hương được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tôn phong lên bậc hiển Thánh vào 19/6/1988 và có trên 80 vị đang chờ Tòa Thánh xem xét hồ sơ phong Thánh.

 

 

Nhà thờ xứ Xuân Bảng (Kẻ Báng) hiện nay có chiều cao 13m, rộng 12m và tháp cao 26m. Khuôn viên Nhà thờ còn có các tiểu cảnh hang đá, đài Đức Mẹ, các bức tượng tái hiện 14 chặng đàng Thánh Giá. Phía sau Nhà thờ còn có bức phù điêu 117 vị thánh tử đạo của Việt Nam. Để truyền đời ghi ơn và biểu dương công đức của 134 vị tử đạo giáo xứ đã xây dựng đền thờ, khắc bia đá cao rộng ghi danh các vị.

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập