Nhà thờ Hải Đăng
Số lượng xem: 761
09 đường Phước Thắng, Phường 12, Thành phố Vũng Tàu

Ngày 10 tháng 4 năm 1970, cha Giacôbê Trần Mạnh Thắng (1921 – 1985) từ Phước Tỉnh đem theo khoảng 100 giáo dân, mà nòng cốt là số gia đình đã theo cha Giacôbê từ La Ngà (Định Quán) về Tam Hiệp (Biên Hòa), sang bến đò sông Cửa Lấp, đối diện với xã Phước Tỉnh để lập nghiệp. Miền đất này, sau đó đã được cha Giacôbê đặt tên là Hải Đăng. Lúc đó, Hải Đăng là một vùng đất hoang sơ, dân chúng đi chài đánh cá ven sông Cửa Lấp và trồng lúa để sinh sống.

 

 

Một thời gian sau Hải Đăng đã được Đức Giám Mục Giuse Lê Văn Ấn ký sắc lệnh thành lập giáo xứ vào ngày 09 tháng 3 năm 1970 (theo Kỷ yếu Giáo phận Xuân Lộc 1974, trang 292).

Trong thời gian mới thành lập, cha Giacôbê và cộng đoàn đã làm một Nhà thờ bằng cây, mái lợp tôn để cử hành Thánh lễ. Đến năm 1974, gồm có 214 hộ gia đình, với 1.765 giáo dân (theo Kỷ yếu Giáo phận Xuân Lộc 1974, trang 292).

 

 

Sau năm 1975, cha Giacôbê và một số giáo dân phân tán đi nước ngoài và các nơi khác. Lúc đó, có cha Matthêu Trần Trinh Khiết đến và ở lại chăm sóc cộng đoàn, thì số giáo dân chỉ còn khoảng 600 người. Đến năm 1978, cha Matthêu về Thủ Đức.

Từ 1978 – 1992 là giai đoạn Giáo xứ Hải Đăng không còn Linh mục trực tiếp cư ngụ tại Giáo xứ. Mọi công việc về mặt tôn giáo do cha Phaolô Vũ Minh Trí, chính xứ Nam Bình, hướng dẫn. Hàng tuần, cha Phaolô vào dâng lễ cho cộng đoàn vào ngày Chúa Nhật.

 

 

Trong thời gian này, cha Phaolô đã cùng với cộng đoàn xin được phép để xây dựng một ngôi Nhà thờ tường gạch, mái lợp tôn ximăng. Ngôi nhà thờ này được sử dụng từ năm 1985 cho đến khi bị cơn bão Durian (5/12/2006) tàn phá.

Từ năm 1989 – 1992, giáo xứ có thầy JB. Nguyễn Văn Bộ đến giúp xứ. Sau khi lãnh tác vụ Linh mục, cha JB. Nguyễn Văn Bộ được cử làm Chính xứ Hải Đăng từ 1993 – 1994. Trong suốt thời gian giúp xứ với tư cách là Thầy xứ và nhất là từ khi làm cha Xứ, cha Gioan đã làm các chòi lá, để có nơi cho các em học giáo lý, xây dựng lại các cơ cấu của Giáo xứ: Giáo lý viên, Gia trưởng, Hiền mẫu, Giới trẻ…

 

 

Từ năm 1994 – 2002, Giáo xứ được điều hành bởi cha FX. Nguyễn Văn Đạo. Trong thời gian này, cha Phanxicô đã dần đưa mọi sinh hoạt của Giáo xứ vào nề nếp. Về mặt cơ sở vật chất, cha Phanxicô đã cho lát đá chẻ, mở rộng lối đi xung quanh Nhà thờ, làm lại các chòi cho các em học Giáo lý, xây dựng mới Nhà hội và Nhà xứ, trang bị lại hệ thống âm thanh của Nhà thờ. Bộ mặt của Giáo xứ đã khang trang hơn.

Từ năm 2002 – 2004, cha Phanxicô được Đức Giám Mục cử làm Chánh xứ Nam Bình, nhưng vẫn tiếp tục Quản nhiệm Giáo xứ Hải Đăng.

Từ ngày 5 tháng 2 năm 2004, cha Phêrô Trần Thanh Sơn được Đức Giám Mục Xuân Lộc bổ nhiệm làm Chánh xứ Hải Đăng. Tiếp tục công việc của các cha tiền nhiệm, cha Phêrô đã củng cố và phát triển các đoàn thể trong Giáo xứ.

 

 

Sau cơn bão Durian (5/12/2006), Nhà thờ bị hư hại nặng, không thể sửa chữa. Do đó, khi được sự đồng ý của Đức Giám Mục Giáo phận Bà Rịa, cha Phêrô đã cùng với cộng đoàn quyết tâm xây dựng lại một ngôi Nhà thờ mới. Để thực hiện được ước mơ này, toàn Giáo xứ đã nỗ lực cầu nguyện và đóng góp với tất cả khả năng của mình. Đồng thời, Giáo xứ cũng kêu gọi và đã nhận được rất nhiều lời cầu nguyện và sự giúp đỡ rất tận tình của quý ân nhân xa gần, trong và ngoài nước.

Tổng diện tích giáo xứ đang sở hữu là 53.000m2. Tọa lạc tại phường 12 Thành phố Vũng tàu nên giáo xứ là nơi thật lý tưởng cho những sinh hoạt hội đoàn giữa những vườn cây xanh ngát tỏa bóng mát.

 

 

Nổi bật giữa khuôn viên rộng rãi là ngôi Nhà thờ mới thật nguy nga. Hai tầng với tổng diện tích xây dựng đến 3.500m2. Tầng trệt có nhà nguyện Chầu Thánh Thể, 11 phòng giáo lý, phòng truyền thống, phòng hài cốt, văn phòng giáo xứ. Tầng lầu là Nhà thờ, mái đúc bê tông, có sức chứa cả ngàn người, cung Thánh rộng thoáng. Tháp chuông cao 40m với 3 quả chuông hòa âm Sol, Si, Re ngân vang khắp bình nguyên rộng lớn. Nhà xứ mới cũng thật đẹp và nhiều phòng.

Bệnh viện đa khoa, trường đại học, trung học và nhiều công trình khác đang được xây dựng trong địa bàn giáo xứ Hải Đăng. Nhiều di dân từ Phước Tỉnh, Vùng Tàu sẽ đến lập nghiệp nơi đây.

Ngày nay Hải Đăng như ngọn đèn tin yêu luôn tỏa sáng trong đức tin, điểm gặp gỡ của mọi người để cùng nhau chia sẻ niềm tin, gắn bó hơn với nhau trong cuộc sống bộn bề.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Hải Đăng
09 đường Phước Thắng, Phường 12, Thành phố Vũng Tàu

Ngày 10 tháng 4 năm 1970, cha Giacôbê Trần Mạnh Thắng (1921 – 1985) từ Phước Tỉnh đem theo khoảng 100 giáo dân, mà nòng cốt là số gia đình đã theo cha Giacôbê từ La Ngà (Định Quán) về Tam Hiệp (Biên Hòa), sang bến đò sông Cửa Lấp, đối diện với xã Phước Tỉnh để lập nghiệp. Miền đất này, sau đó đã được cha Giacôbê đặt tên là Hải Đăng. Lúc đó, Hải Đăng là một vùng đất hoang sơ, dân chúng đi chài đánh cá ven sông Cửa Lấp và trồng lúa để sinh sống.

 

 

Một thời gian sau Hải Đăng đã được Đức Giám Mục Giuse Lê Văn Ấn ký sắc lệnh thành lập giáo xứ vào ngày 09 tháng 3 năm 1970 (theo Kỷ yếu Giáo phận Xuân Lộc 1974, trang 292).

Trong thời gian mới thành lập, cha Giacôbê và cộng đoàn đã làm một Nhà thờ bằng cây, mái lợp tôn để cử hành Thánh lễ. Đến năm 1974, gồm có 214 hộ gia đình, với 1.765 giáo dân (theo Kỷ yếu Giáo phận Xuân Lộc 1974, trang 292).

 

 

Sau năm 1975, cha Giacôbê và một số giáo dân phân tán đi nước ngoài và các nơi khác. Lúc đó, có cha Matthêu Trần Trinh Khiết đến và ở lại chăm sóc cộng đoàn, thì số giáo dân chỉ còn khoảng 600 người. Đến năm 1978, cha Matthêu về Thủ Đức.

Từ 1978 – 1992 là giai đoạn Giáo xứ Hải Đăng không còn Linh mục trực tiếp cư ngụ tại Giáo xứ. Mọi công việc về mặt tôn giáo do cha Phaolô Vũ Minh Trí, chính xứ Nam Bình, hướng dẫn. Hàng tuần, cha Phaolô vào dâng lễ cho cộng đoàn vào ngày Chúa Nhật.

 

 

Trong thời gian này, cha Phaolô đã cùng với cộng đoàn xin được phép để xây dựng một ngôi Nhà thờ tường gạch, mái lợp tôn ximăng. Ngôi nhà thờ này được sử dụng từ năm 1985 cho đến khi bị cơn bão Durian (5/12/2006) tàn phá.

Từ năm 1989 – 1992, giáo xứ có thầy JB. Nguyễn Văn Bộ đến giúp xứ. Sau khi lãnh tác vụ Linh mục, cha JB. Nguyễn Văn Bộ được cử làm Chính xứ Hải Đăng từ 1993 – 1994. Trong suốt thời gian giúp xứ với tư cách là Thầy xứ và nhất là từ khi làm cha Xứ, cha Gioan đã làm các chòi lá, để có nơi cho các em học giáo lý, xây dựng lại các cơ cấu của Giáo xứ: Giáo lý viên, Gia trưởng, Hiền mẫu, Giới trẻ…

 

 

Từ năm 1994 – 2002, Giáo xứ được điều hành bởi cha FX. Nguyễn Văn Đạo. Trong thời gian này, cha Phanxicô đã dần đưa mọi sinh hoạt của Giáo xứ vào nề nếp. Về mặt cơ sở vật chất, cha Phanxicô đã cho lát đá chẻ, mở rộng lối đi xung quanh Nhà thờ, làm lại các chòi cho các em học Giáo lý, xây dựng mới Nhà hội và Nhà xứ, trang bị lại hệ thống âm thanh của Nhà thờ. Bộ mặt của Giáo xứ đã khang trang hơn.

Từ năm 2002 – 2004, cha Phanxicô được Đức Giám Mục cử làm Chánh xứ Nam Bình, nhưng vẫn tiếp tục Quản nhiệm Giáo xứ Hải Đăng.

Từ ngày 5 tháng 2 năm 2004, cha Phêrô Trần Thanh Sơn được Đức Giám Mục Xuân Lộc bổ nhiệm làm Chánh xứ Hải Đăng. Tiếp tục công việc của các cha tiền nhiệm, cha Phêrô đã củng cố và phát triển các đoàn thể trong Giáo xứ.

 

 

Sau cơn bão Durian (5/12/2006), Nhà thờ bị hư hại nặng, không thể sửa chữa. Do đó, khi được sự đồng ý của Đức Giám Mục Giáo phận Bà Rịa, cha Phêrô đã cùng với cộng đoàn quyết tâm xây dựng lại một ngôi Nhà thờ mới. Để thực hiện được ước mơ này, toàn Giáo xứ đã nỗ lực cầu nguyện và đóng góp với tất cả khả năng của mình. Đồng thời, Giáo xứ cũng kêu gọi và đã nhận được rất nhiều lời cầu nguyện và sự giúp đỡ rất tận tình của quý ân nhân xa gần, trong và ngoài nước.

Tổng diện tích giáo xứ đang sở hữu là 53.000m2. Tọa lạc tại phường 12 Thành phố Vũng tàu nên giáo xứ là nơi thật lý tưởng cho những sinh hoạt hội đoàn giữa những vườn cây xanh ngát tỏa bóng mát.

 

 

Nổi bật giữa khuôn viên rộng rãi là ngôi Nhà thờ mới thật nguy nga. Hai tầng với tổng diện tích xây dựng đến 3.500m2. Tầng trệt có nhà nguyện Chầu Thánh Thể, 11 phòng giáo lý, phòng truyền thống, phòng hài cốt, văn phòng giáo xứ. Tầng lầu là Nhà thờ, mái đúc bê tông, có sức chứa cả ngàn người, cung Thánh rộng thoáng. Tháp chuông cao 40m với 3 quả chuông hòa âm Sol, Si, Re ngân vang khắp bình nguyên rộng lớn. Nhà xứ mới cũng thật đẹp và nhiều phòng.

Bệnh viện đa khoa, trường đại học, trung học và nhiều công trình khác đang được xây dựng trong địa bàn giáo xứ Hải Đăng. Nhiều di dân từ Phước Tỉnh, Vùng Tàu sẽ đến lập nghiệp nơi đây.

Ngày nay Hải Đăng như ngọn đèn tin yêu luôn tỏa sáng trong đức tin, điểm gặp gỡ của mọi người để cùng nhau chia sẻ niềm tin, gắn bó hơn với nhau trong cuộc sống bộn bề.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập