Nhà thờ Làng Tám
Số lượng xem: 1799
Ngõ 111 Giáp Bát, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Mang nhiều tên gọi khác nhau như Nhà thờ Làng Tám, Nhà thờ Thịnh Liệt, Nhà thờ Kẻ Sét được xây dựng năm 1911 (ngày 28/11 đặt móng) trên một khu đất rộng rãi, thoáng đãng thuộc địa phận làng Thịnh Liệt ngày nay là Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.

 

 

Nhà thờ làng Tám còn có hai bản sao được xây dựng trước đó là Nhà thờ Hà Thao (Pháp Vân - Cầu Rẽ) và Nhà thờ Sổ Nghệ ( Phú Xuyên - Hà Tây ) đều do một người thiết kế là kiến trúc sư người Công giáo thường gọi là Đốc Thân. Nơi đây cũng là quê hương của linh mục Máctinô Tạ Đức Thịnh, một trong số các Thánh tử đạo Việt Nam của Giáo hội Công giáo.

 

 

Có lẽ, do Nhà thờ được thiết kế bởi một người Việt Nam nên phong cách kiến trúc khá pha trộn.

Mặt bằng Nhà thờ được cấu trúc theo kiểu Nhà thờ truyền thống với ba phần tiền sảnh rộng rãi tiếp đón, khu vực dành cho giáo dân và cung Thánh. Nhìn một cách tổng thể, mặt chính Nhà thờ có bố cục đối xứng. Phần giữa Nhà thờ nổi bật với một lối vào hình cuốn vòm được xây cao tầng lộ rõ phần bên trong được trang trí khá cầu kỳ với những cột mô phỏng theo kiến trúc phục hưng. Phía trên là những cửa sổ hoa hồng mô phỏng Gothic.

 

 

Điểm làm nên khác biệt của Nhà thờ Làng Tám chính là các mặt bên và mặt sau được đặc trưng bởi hệ mái ngói hai lớp, giữa hai lớp mái là các cửa sổ cuốn vòm ghép đôi lồng trong một mái vòm trang trí được đỡ bởi các cột nhằm lấy ánh sáng vào trong lòng Nhà thờ. Cũng bởi lối kiến trúc này mà Nhà thờ Làng Tám được coi là có sự giao thoa rõ nét nhất giữa kiến trúc châu Âu và truyền thống dân tộc. Với sự khéo léo của kiến trúc sư các sắc thái kiến trúc ở đây được dung hòa và tạo ra một tổng thể nhẹ nhàng thanh lịch. Đây cũng là Nhà thờ giàu tính trang trí bậc nhất ở Hà Nội.

 

 

Gống như nhiều Nhà thờ khác ở Hà Nội là Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Cửa Bắc hay Nhà thờ Hàm Long, Nhà thờ Làng Tám hôm nay được xem là điển hình cho không gian tôn giáo thời Pháp thuộc ở Hà Nội. Được dựng nên bởi tài năng, trí tuệ và công sức của nhân dân, được chăm chút bởi bàn tay những người thợ tài hoa và sử dụng những vật liệu địa phương quý hiếm, Nhà thờ đạt được tỷ lệ hài hòa cũng như tương quan thích hợp giữa các thành phần kiến trúc, có giá trị thẩm mỹ cao.

 

 

Theo đánh giá của giới chuyên môn, Nhà thờ làng Tám là một trong những lễ đường đẹp và hấp dẫn nhất ở Hà Nội. Trải qua bao thăng trầm và biến động của lịch sử, Nhà thờ vẫn vững vàng cho đến ngày nay

 

Bài: Sưu tầm & biên tập.

 

 

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Làng Tám
Ngõ 111 Giáp Bát, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội

Mang nhiều tên gọi khác nhau như Nhà thờ Làng Tám, Nhà thờ Thịnh Liệt, Nhà thờ Kẻ Sét được xây dựng năm 1911 (ngày 28/11 đặt móng) trên một khu đất rộng rãi, thoáng đãng thuộc địa phận làng Thịnh Liệt ngày nay là Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.

 

 

Nhà thờ làng Tám còn có hai bản sao được xây dựng trước đó là Nhà thờ Hà Thao (Pháp Vân - Cầu Rẽ) và Nhà thờ Sổ Nghệ ( Phú Xuyên - Hà Tây ) đều do một người thiết kế là kiến trúc sư người Công giáo thường gọi là Đốc Thân. Nơi đây cũng là quê hương của linh mục Máctinô Tạ Đức Thịnh, một trong số các Thánh tử đạo Việt Nam của Giáo hội Công giáo.

 

 

Có lẽ, do Nhà thờ được thiết kế bởi một người Việt Nam nên phong cách kiến trúc khá pha trộn.

Mặt bằng Nhà thờ được cấu trúc theo kiểu Nhà thờ truyền thống với ba phần tiền sảnh rộng rãi tiếp đón, khu vực dành cho giáo dân và cung Thánh. Nhìn một cách tổng thể, mặt chính Nhà thờ có bố cục đối xứng. Phần giữa Nhà thờ nổi bật với một lối vào hình cuốn vòm được xây cao tầng lộ rõ phần bên trong được trang trí khá cầu kỳ với những cột mô phỏng theo kiến trúc phục hưng. Phía trên là những cửa sổ hoa hồng mô phỏng Gothic.

 

 

Điểm làm nên khác biệt của Nhà thờ Làng Tám chính là các mặt bên và mặt sau được đặc trưng bởi hệ mái ngói hai lớp, giữa hai lớp mái là các cửa sổ cuốn vòm ghép đôi lồng trong một mái vòm trang trí được đỡ bởi các cột nhằm lấy ánh sáng vào trong lòng Nhà thờ. Cũng bởi lối kiến trúc này mà Nhà thờ Làng Tám được coi là có sự giao thoa rõ nét nhất giữa kiến trúc châu Âu và truyền thống dân tộc. Với sự khéo léo của kiến trúc sư các sắc thái kiến trúc ở đây được dung hòa và tạo ra một tổng thể nhẹ nhàng thanh lịch. Đây cũng là Nhà thờ giàu tính trang trí bậc nhất ở Hà Nội.

 

 

Gống như nhiều Nhà thờ khác ở Hà Nội là Nhà thờ Lớn, Nhà thờ Cửa Bắc hay Nhà thờ Hàm Long, Nhà thờ Làng Tám hôm nay được xem là điển hình cho không gian tôn giáo thời Pháp thuộc ở Hà Nội. Được dựng nên bởi tài năng, trí tuệ và công sức của nhân dân, được chăm chút bởi bàn tay những người thợ tài hoa và sử dụng những vật liệu địa phương quý hiếm, Nhà thờ đạt được tỷ lệ hài hòa cũng như tương quan thích hợp giữa các thành phần kiến trúc, có giá trị thẩm mỹ cao.

 

 

Theo đánh giá của giới chuyên môn, Nhà thờ làng Tám là một trong những lễ đường đẹp và hấp dẫn nhất ở Hà Nội. Trải qua bao thăng trầm và biến động của lịch sử, Nhà thờ vẫn vững vàng cho đến ngày nay

 

Bài: Sưu tầm & biên tập.