Nhà thờ Lớn - Hà Nội
Số lượng xem: 1107
Số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Nhà thờ lớn Hà Nội – Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse

Nhà thờ Lớn Hà Nội theo một số tài liệu ghi chép lại thì xây trên khu đất xưa kia là nơi Chùa Báo Thiên tọa lạc. Ngôi chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Được biết, Báo Thiên Tự là một ngôi Quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt các triều đại từ Lý - Trần - Lê - Nguyễn.

 

 

Đến cuối thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá hủy và nền chùa trở thành đất họp chợ của người dân Đại Việt lúc bấy giờ. Sau đó, chính quyền đã chuyển giao cho giáo hội Công giáo để xây dựng thành nhà thờ.

Ban đầu nhà thờ được xây tạm bằng gỗ để phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng cho các giáo dân. Đến năm 1884 nhà thờ bắt đầu xây dựng khang trang hơn bằng gạch đất nung. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công nhưng nhà thờ vẫn hoàn thành đúng dịp Lễ Giáng sinh năm 1888.

Dù được biết đến với tên gọi chính thức là Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse nhưng người dân và du khách vẫn quen gọi là Nhà thờ Lớn. Có lẽ vì quy mô và nét độc đáo trong kiến trúc của Nhà thờ đã khiến người dân nghĩ đến cái tên này.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Nhà thờ Lớn được xem là “nhân chứng” chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của Hà Nội trong suốt 3 thế kỷ qua. Mặc dù có nhiều công trình hiện đại mọc lên nhưng Nhà thờ Lớn vẫn là một công trình kiến trúc tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng người dân Hà Nội và du khách gần xa.

 

 

Nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Đây là kiểu kiến trúc rất thịnh hành trong thế kỷ 12 vào thời Phục Hưng ở châu Âu.

Nhìn tổng quan, Nhà thờ Lớn trông giống với Nhà thờ Đức Bà Paris, là Nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic ở Pháp. Vật liệu chính dùng để xây dựng nhà thờ là gạch đất nung và giấy bổi.

Về tổng thể, nhà thờ có chiều dài khoảng 65m, chiều rộng khoảng 21m, hai tháp chuông cao tầm 32m. Với chiều cao như vậy đủ để du khách thấy được sự lộng lẫy, uy nghi của ngôi thánh đường này. Trên đỉnh nhà thờ có cây thánh giá bằng đá, bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh, tạo điểm nhấn cho kiến trúc nhà thờ.

Nhìn bên ngoài trông nhà thờ có vẻ rất cổ kính với những lớp vôi đã chuyển màu, mái ngói phủ đầy rêu phong. Thế nhưng, khi bước vào cánh cửa lớn bên trong nhà thờ, du khách sẽ ngỡ ngàng khi được mục sở thị những nét kiến trúc nguy nga, tráng lệ không bị biến đổi theo thời gian.

Bên trong Nhà thờ, trung tâm Cung thánh. Cung thánh trong nhà thờ được trang trí theo lối nghệ thuật dân gian truyền thống, đơn giản mà bắt mắt. Ở giữa Cung thánh có tượng Thánh Giuse bế Chúa Giêsu, hai bên và xung quanh Cung thánh có bàn thờ Đức Mẹ và nhiều tượng thánh khác.

 

 

Phía dưới thánh đường là những băng ghế dài, có bàn quỳ để phục vụ các giáo dân trong thánh lễ. Với không gian rộng rãi, Nhà thờ Lớn có sức chứa lên đến hàng nghìn người. Vào các dịp lễ lớn như lễ Noel (Giáng sinh), Nhà thờ Lớn thu hút đông đảo giáo dân và du khách.

Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai bên tháp có hai cửa nhỏ để thuận tiện cho giáo dân và du khách tham quan. Các cửa đi và toàn bộ cửa sổ trong nhà thờ đều được cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique. Bên trong các cửa cuốn có những bức tranh của các Thánh bằng kính màu rất đẹp.

Nhà thờ Lớn Hà Nội còn có một bộ chuông Tây có giá trị (khoảng 20.000 franc Pháp thời đó), gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông lớn. Bên cạnh đó là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Chiếc đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên tháp. Quả chuông ở nhà thờ Công giáo khác với quả chuông ở các chùa, nó dùng để báo giờ hành lễ, báo tin đám cưới, người mất, làm lễ thánh…, và tốc độ kéo chuông nhanh chậm tùy thuộc vào sự kiện.

Gác chuông Nhà thờ Lớn Hà Nội cổ kính cao vọi cùng với màu thời gian đã thêm cho Hà Nội một nét trầm mặc, uy nghi lạ kỳ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Lớn - Hà Nội
Số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Nhà thờ lớn Hà Nội – Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse

Nhà thờ Lớn Hà Nội theo một số tài liệu ghi chép lại thì xây trên khu đất xưa kia là nơi Chùa Báo Thiên tọa lạc. Ngôi chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Được biết, Báo Thiên Tự là một ngôi Quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt các triều đại từ Lý - Trần - Lê - Nguyễn.

 

 

Đến cuối thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá hủy và nền chùa trở thành đất họp chợ của người dân Đại Việt lúc bấy giờ. Sau đó, chính quyền đã chuyển giao cho giáo hội Công giáo để xây dựng thành nhà thờ.

Ban đầu nhà thờ được xây tạm bằng gỗ để phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng cho các giáo dân. Đến năm 1884 nhà thờ bắt đầu xây dựng khang trang hơn bằng gạch đất nung. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công nhưng nhà thờ vẫn hoàn thành đúng dịp Lễ Giáng sinh năm 1888.

Dù được biết đến với tên gọi chính thức là Nhà thờ Chính tòa Thánh Giuse nhưng người dân và du khách vẫn quen gọi là Nhà thờ Lớn. Có lẽ vì quy mô và nét độc đáo trong kiến trúc của Nhà thờ đã khiến người dân nghĩ đến cái tên này.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Nhà thờ Lớn được xem là “nhân chứng” chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của Hà Nội trong suốt 3 thế kỷ qua. Mặc dù có nhiều công trình hiện đại mọc lên nhưng Nhà thờ Lớn vẫn là một công trình kiến trúc tạo được dấu ấn đặc biệt trong lòng người dân Hà Nội và du khách gần xa.

 

 

Nhà thờ Lớn Hà Nội được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu. Đây là kiểu kiến trúc rất thịnh hành trong thế kỷ 12 vào thời Phục Hưng ở châu Âu.

Nhìn tổng quan, Nhà thờ Lớn trông giống với Nhà thờ Đức Bà Paris, là Nhà thờ Công giáo tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Gothic ở Pháp. Vật liệu chính dùng để xây dựng nhà thờ là gạch đất nung và giấy bổi.

Về tổng thể, nhà thờ có chiều dài khoảng 65m, chiều rộng khoảng 21m, hai tháp chuông cao tầm 32m. Với chiều cao như vậy đủ để du khách thấy được sự lộng lẫy, uy nghi của ngôi thánh đường này. Trên đỉnh nhà thờ có cây thánh giá bằng đá, bên dưới là chiếc đồng hồ và tượng thánh, tạo điểm nhấn cho kiến trúc nhà thờ.

Nhìn bên ngoài trông nhà thờ có vẻ rất cổ kính với những lớp vôi đã chuyển màu, mái ngói phủ đầy rêu phong. Thế nhưng, khi bước vào cánh cửa lớn bên trong nhà thờ, du khách sẽ ngỡ ngàng khi được mục sở thị những nét kiến trúc nguy nga, tráng lệ không bị biến đổi theo thời gian.

Bên trong Nhà thờ, trung tâm Cung thánh. Cung thánh trong nhà thờ được trang trí theo lối nghệ thuật dân gian truyền thống, đơn giản mà bắt mắt. Ở giữa Cung thánh có tượng Thánh Giuse bế Chúa Giêsu, hai bên và xung quanh Cung thánh có bàn thờ Đức Mẹ và nhiều tượng thánh khác.

 

 

Phía dưới thánh đường là những băng ghế dài, có bàn quỳ để phục vụ các giáo dân trong thánh lễ. Với không gian rộng rãi, Nhà thờ Lớn có sức chứa lên đến hàng nghìn người. Vào các dịp lễ lớn như lễ Noel (Giáng sinh), Nhà thờ Lớn thu hút đông đảo giáo dân và du khách.

Phía sảnh trong nhà thờ, có một cửa đi lớn, hai bên tháp có hai cửa nhỏ để thuận tiện cho giáo dân và du khách tham quan. Các cửa đi và toàn bộ cửa sổ trong nhà thờ đều được cuốn nhọn theo nghệ thuật Gothique. Bên trong các cửa cuốn có những bức tranh của các Thánh bằng kính màu rất đẹp.

Nhà thờ Lớn Hà Nội còn có một bộ chuông Tây có giá trị (khoảng 20.000 franc Pháp thời đó), gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông lớn. Bên cạnh đó là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Chiếc đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông treo trên tháp. Quả chuông ở nhà thờ Công giáo khác với quả chuông ở các chùa, nó dùng để báo giờ hành lễ, báo tin đám cưới, người mất, làm lễ thánh…, và tốc độ kéo chuông nhanh chậm tùy thuộc vào sự kiện.

Gác chuông Nhà thờ Lớn Hà Nội cổ kính cao vọi cùng với màu thời gian đã thêm cho Hà Nội một nét trầm mặc, uy nghi lạ kỳ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập