Nhà thờ Phạm Pháo
Số lượng xem: 1510
Xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Nhà thờ Phạm Pháo được xây dựng lần đầu tiên vào trước năm 1670 bằng tre nứa lợp lá và xây dựng lần thứ 2 vào khoảng năm 1800 bằng gỗ 5 gian.

 

 

Nhà thờ hiện nay được xây dựng lần thứ 3, khởi công năm 1895, hoàn thành năm 1905. Và được đại tu trong hai năm, 2002 đến 2003 nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được kiến trúc ban đầu mà cha ông đã để lại.

 

 

Nhà Thờ được làm  bằng gỗ lim 9 gian, lợp ngói Nam với kiến trúc thuần Việt: chiều dài 40m và rộng 18,5m. Tổng số có 36 chiếc cột, trong đó 18 chiếc cột cái đường kính 80cm cao 9m, 18 cái cột quân đường kính 60cm cao 7m. 

 

 

Đặc biệt Nhà Thờ có 9 bộ vì được các nghệ nhân lành nghề điêu khắc tinh xảo, trong đó 8 bộ vì trạm chổ Long Ly Quy Phượng. Mỗi bộ vì có 27 đấu rế và 48 con rồng khắc nổi hai mặt với đường nét hòa quyện thật tinh tế.

 

 

Tại gian Cung Thánh trên bức riễu có dòng chữ Hán: “Giáng Sinh Nhất Thiên Cửu Bách Ngũ Tải” nghĩa là: “Lễ Giáng Sinh năm 1905”.

Trên Long Cốt gian thứ 2 có dòng chữ bằng tiếng La Tinh: “Hoc est domus B. M. 2 – Ocdifica A. D. 1905” Nghĩa là: “Ngôi nhà này, lắp Thượng Lương ngày 2 tháng 10 năm 1905”. Trên Long Cốt gian thứ 3 có ghi bằng tiếng Việt: “Đại Tu ngày 26-10-2002”. Có cây tháp cao 25m và gờ mái được xây dựng theo kiến trúc Gothic châu Âu.

 

 

Trên hai cây tháp có hai quả chuông Tây (được đúc từ Pháp) lắp đặt năm 1920. Hai quả chuông được đúc với tỷ lệ vàng và đồng khác nhau tạo ra hai âm thanh du dương trầm bổng khác biệt với tiếng chuông của 12 Nhà thờ khác quanh vùng, khiến mỗi người chỉ nghe một lần cũng phân biệt được ngay đây là tiếng chuông của Nhà Thờ Phạm Pháo. Những người con xa quê thì nhớ mãi không sao quên được tiếng chuông chiều thân thương nơi đất mẹ.

 

 

Cổng vào Nhà thờ Phạm Pháo được thiết kế thuần túy Á Đông, lợp ngói, mái uốn cong với đầu đao hình tượng rồng uốn lượn. Trên cột hai bên có hai đôi câu đối, một mặt viết bằng chữ Việt, mặt kia viết bằng chữ Hán.

Xung quanh Nhà thờ có các tượng Thánh, tượng đài Thánh Đa Minh được xây dựng ở phía cuối Nhà Thờ Phạm Pháo

 

 

Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, tử  Đạo ngày 07/11/1773. Ngài được Phong Chân Phước năm 1906, Phong Thánh năm 1988 cùng 117 Vị Tử Đạo Việt Nam.

Thánh Đa Minh Nguyễn Văn Xuyên, tử Đạo ngày 26/11/1839 tại Bảy Mẫu Nam Định. Ngài được Phong Chân Phước năm 1900, Phong Thánh năm 1988 cùng 117 Vị Tử Đạo Việt Nam. 

Nhà thờ Phạm Pháo là một trong số ít Nhà thờ cổ làm bằng gỗ lim được bảo quản đến nay gần như nguyên vẹn với lối kiến trúc độc đáo. Nơi đây thuộc Quần Anh (Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định) và là một trong 3 nơi truyền Đạo đầu tiên của Việt Nam.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Phạm Pháo
Xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Nhà thờ Phạm Pháo được xây dựng lần đầu tiên vào trước năm 1670 bằng tre nứa lợp lá và xây dựng lần thứ 2 vào khoảng năm 1800 bằng gỗ 5 gian.

 

 

Nhà thờ hiện nay được xây dựng lần thứ 3, khởi công năm 1895, hoàn thành năm 1905. Và được đại tu trong hai năm, 2002 đến 2003 nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được kiến trúc ban đầu mà cha ông đã để lại.

 

 

Nhà Thờ được làm  bằng gỗ lim 9 gian, lợp ngói Nam với kiến trúc thuần Việt: chiều dài 40m và rộng 18,5m. Tổng số có 36 chiếc cột, trong đó 18 chiếc cột cái đường kính 80cm cao 9m, 18 cái cột quân đường kính 60cm cao 7m. 

 

 

Đặc biệt Nhà Thờ có 9 bộ vì được các nghệ nhân lành nghề điêu khắc tinh xảo, trong đó 8 bộ vì trạm chổ Long Ly Quy Phượng. Mỗi bộ vì có 27 đấu rế và 48 con rồng khắc nổi hai mặt với đường nét hòa quyện thật tinh tế.

 

 

Tại gian Cung Thánh trên bức riễu có dòng chữ Hán: “Giáng Sinh Nhất Thiên Cửu Bách Ngũ Tải” nghĩa là: “Lễ Giáng Sinh năm 1905”.

Trên Long Cốt gian thứ 2 có dòng chữ bằng tiếng La Tinh: “Hoc est domus B. M. 2 – Ocdifica A. D. 1905” Nghĩa là: “Ngôi nhà này, lắp Thượng Lương ngày 2 tháng 10 năm 1905”. Trên Long Cốt gian thứ 3 có ghi bằng tiếng Việt: “Đại Tu ngày 26-10-2002”. Có cây tháp cao 25m và gờ mái được xây dựng theo kiến trúc Gothic châu Âu.

 

 

Trên hai cây tháp có hai quả chuông Tây (được đúc từ Pháp) lắp đặt năm 1920. Hai quả chuông được đúc với tỷ lệ vàng và đồng khác nhau tạo ra hai âm thanh du dương trầm bổng khác biệt với tiếng chuông của 12 Nhà thờ khác quanh vùng, khiến mỗi người chỉ nghe một lần cũng phân biệt được ngay đây là tiếng chuông của Nhà Thờ Phạm Pháo. Những người con xa quê thì nhớ mãi không sao quên được tiếng chuông chiều thân thương nơi đất mẹ.

 

 

Cổng vào Nhà thờ Phạm Pháo được thiết kế thuần túy Á Đông, lợp ngói, mái uốn cong với đầu đao hình tượng rồng uốn lượn. Trên cột hai bên có hai đôi câu đối, một mặt viết bằng chữ Việt, mặt kia viết bằng chữ Hán.

Xung quanh Nhà thờ có các tượng Thánh, tượng đài Thánh Đa Minh được xây dựng ở phía cuối Nhà Thờ Phạm Pháo

 

 

Thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, tử  Đạo ngày 07/11/1773. Ngài được Phong Chân Phước năm 1906, Phong Thánh năm 1988 cùng 117 Vị Tử Đạo Việt Nam.

Thánh Đa Minh Nguyễn Văn Xuyên, tử Đạo ngày 26/11/1839 tại Bảy Mẫu Nam Định. Ngài được Phong Chân Phước năm 1900, Phong Thánh năm 1988 cùng 117 Vị Tử Đạo Việt Nam. 

Nhà thờ Phạm Pháo là một trong số ít Nhà thờ cổ làm bằng gỗ lim được bảo quản đến nay gần như nguyên vẹn với lối kiến trúc độc đáo. Nơi đây thuộc Quần Anh (Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định) và là một trong 3 nơi truyền Đạo đầu tiên của Việt Nam.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập