Nhà thờ Tắc Sậy
Số lượng xem: 1900
Ấp 2, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu

Nhà thờ Tắc Sậy hay còn được gọi là Nhà thờ Cha Diệp – Nhà thờ nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây. Đến với Nhà thờ Tắc Sậy ngoài việc viếng thăm mộ phần của cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp thì mọi người đều được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Nhà thờ công giáo, một trong những Nhà thờ đẹp nhất trong các tỉnh miền tây.

 

 

Nhà thờ Tắc Sậy nằm ngay trên con đường quốc lộ 1A, theo hướng đi Cà Mau (Qua thị trấn Hộ Phòng tầm 3km thì du khách sẽ thấy Nhà thờ Tắc Sậy) cách thành phố Bạc Liêu khoảng 37km thuộc địa bàn Ấp 2, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

 

 

Theo những người lớn tuổi ở địa phương, tên gọi Tắc Sậy là do xưa kia có một con đường tắt nhỏ đi ngang qua Nhà thờ, nằm giữa đám lau sậy, phát âm của người miền Nam, dần biến âm “tắt” thành “tắc”.

Nhà thờ Tắc Sậy được xem là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu ngày xưa. Ban đầu nơi đây được Cha Jules Ducquet một linh mục người Pháp đến truyền đạo. Sau đó Cha đã thành lập 4 họ đạo ở khu vực miền Tây trong đó có họ đạo Bạc Liêu.

 

 

Năm 1925, Nhà thờ Tắc Sậy được thành lập. Tháng 8 năm 1926, cha Phaolô Trần Minh Kính được cử về làm cha xứ đầu tiên của Nhà thờ. Đến tháng 3 năm 1930 thì cha Phanxico Xaviê Trương Bửu Diệp về nhận nhiệm sở mới thay cha Kính. Trong thời gian ở đây, cha Diệp đã chuyển Nhà thờ từ phía trong ra ngoài mặt tiền như vị trí hiện tại. Cha Diệp cũng là người có công to lớn trong việc hình thành và phát triển Nhà thờ Tắc Sậy.

Nhà thờ Tắc Sậy – nơi gắn liền với vị nhân vật nổi tiếng – cha Phanxico Xaviê Trương Bửu Diệp, vị linh mục được xem như một vị Thánh bởi sự linh thiêng, lời cầu bầu của Cha xin dâng lên Chúa cho những ai tin tưởng cầu nguyện đều mang lại ơn phúc.

 

 

Linh mục Trương Bửu Diệp (Cha Diệp) sinh ngày 1/1/1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Đức nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luôn, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cha Diệp được sinh ra trong một gia đình nghèo và đạo hạnh. Năm 12 tuổi cha được gửi vào học tại Tiểu Chủng viện Cù Lao Giêng và học tiếp tại Đại Chủng viện Nam Vang. Năm 1924 Cha được thụ phong linh mục tại Nam Vang và được bổ nhiệm làm phó xứ tại họ đạo Hố Trư, đây là một họ đạo của những người Việt sinh sống tại Kandal – Campuchia. Đến năm 1927 Cha được chuyển về làm giáo sư tại Chủng Viện Cù Lao Giêng và đến tháng 03/1930  thì được cử quản nhiệm họ đạo Tắc Sậy. Tại đậy Linh mục Trương Bửu Diệp thi hành chức vụ mục tử trong suốt 16 năm và Ngài tận hiến thân mình làm chứng cho Chúa vào ngày 12/03/1946. 

 

 

Có nhiều giai thoại khác nhau về cái chết của Cha cũng như câu chuyện về Nhà thờ Tắc Sậy. Nhưng tất cả đều nói lên Cha Diệp là một người can đảm, dám hy sinh mạng sống của mình để làm chứng cho đức tin và bảo vệ người khác.

 

 

Nhà thờ có kiến trúc lạ và độc đáo gồm có 3 tầng, tầng trệt là nơi để cho khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng thánh lễ với tiền sảnh rất rộng. Gian cung Thánh là nơi thờ phượng cũng được trang trí bằng các loại gỗ quý được điêu khắc tinh vi càng khiến cho đây thêm trang trọng và sự tôn kính.

 

 

Nơi an nghỉ của cha Diệp có kiến trúc như một tòa nhà có ba nóc rộng lớn, nóc chính giữa có đồng hồ lớn tạo điểm nhấn cho tòa nhà. Được xây dựng theo kiến trúc Á Đông nhưng vẫn mang nét đẹp của văn hóa Việt. Công trình này mang hình dáng giống như các đền đình ngày xưa của người Việt nhưng đã được cách tân, đổi mới cho phù hợp.

 

 

Với kiến trúc lạ, cùng câu chuyện cảm động về cuộc đời Linh Mục Trương Bửu Diệp – người đã hy sinh tử vì đạo để cứu giáo dân, Nhà thờ Tắc Sậy đã trở thành điểm đến tín ngưỡng thu hút hàng ngàn tín hữu và du khách tới cầu ghé thăm và cầu nguyện với Ngài.

Đặc biệt là vào các ngày 11 và 12 tháng 3 trong năm, có rất đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và phần mộ của Cha Diệp.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Tắc Sậy
Ấp 2, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu

Nhà thờ Tắc Sậy hay còn được gọi là Nhà thờ Cha Diệp – Nhà thờ nổi tiếng nhất ở khu vực miền Tây. Đến với Nhà thờ Tắc Sậy ngoài việc viếng thăm mộ phần của cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp thì mọi người đều được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Nhà thờ công giáo, một trong những Nhà thờ đẹp nhất trong các tỉnh miền tây.

 

 

Nhà thờ Tắc Sậy nằm ngay trên con đường quốc lộ 1A, theo hướng đi Cà Mau (Qua thị trấn Hộ Phòng tầm 3km thì du khách sẽ thấy Nhà thờ Tắc Sậy) cách thành phố Bạc Liêu khoảng 37km thuộc địa bàn Ấp 2, xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

 

 

Theo những người lớn tuổi ở địa phương, tên gọi Tắc Sậy là do xưa kia có một con đường tắt nhỏ đi ngang qua Nhà thờ, nằm giữa đám lau sậy, phát âm của người miền Nam, dần biến âm “tắt” thành “tắc”.

Nhà thờ Tắc Sậy được xem là một nhánh của họ đạo Bạc Liêu ngày xưa. Ban đầu nơi đây được Cha Jules Ducquet một linh mục người Pháp đến truyền đạo. Sau đó Cha đã thành lập 4 họ đạo ở khu vực miền Tây trong đó có họ đạo Bạc Liêu.

 

 

Năm 1925, Nhà thờ Tắc Sậy được thành lập. Tháng 8 năm 1926, cha Phaolô Trần Minh Kính được cử về làm cha xứ đầu tiên của Nhà thờ. Đến tháng 3 năm 1930 thì cha Phanxico Xaviê Trương Bửu Diệp về nhận nhiệm sở mới thay cha Kính. Trong thời gian ở đây, cha Diệp đã chuyển Nhà thờ từ phía trong ra ngoài mặt tiền như vị trí hiện tại. Cha Diệp cũng là người có công to lớn trong việc hình thành và phát triển Nhà thờ Tắc Sậy.

Nhà thờ Tắc Sậy – nơi gắn liền với vị nhân vật nổi tiếng – cha Phanxico Xaviê Trương Bửu Diệp, vị linh mục được xem như một vị Thánh bởi sự linh thiêng, lời cầu bầu của Cha xin dâng lên Chúa cho những ai tin tưởng cầu nguyện đều mang lại ơn phúc.

 

 

Linh mục Trương Bửu Diệp (Cha Diệp) sinh ngày 1/1/1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Đức nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luôn, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cha Diệp được sinh ra trong một gia đình nghèo và đạo hạnh. Năm 12 tuổi cha được gửi vào học tại Tiểu Chủng viện Cù Lao Giêng và học tiếp tại Đại Chủng viện Nam Vang. Năm 1924 Cha được thụ phong linh mục tại Nam Vang và được bổ nhiệm làm phó xứ tại họ đạo Hố Trư, đây là một họ đạo của những người Việt sinh sống tại Kandal – Campuchia. Đến năm 1927 Cha được chuyển về làm giáo sư tại Chủng Viện Cù Lao Giêng và đến tháng 03/1930  thì được cử quản nhiệm họ đạo Tắc Sậy. Tại đậy Linh mục Trương Bửu Diệp thi hành chức vụ mục tử trong suốt 16 năm và Ngài tận hiến thân mình làm chứng cho Chúa vào ngày 12/03/1946. 

 

 

Có nhiều giai thoại khác nhau về cái chết của Cha cũng như câu chuyện về Nhà thờ Tắc Sậy. Nhưng tất cả đều nói lên Cha Diệp là một người can đảm, dám hy sinh mạng sống của mình để làm chứng cho đức tin và bảo vệ người khác.

 

 

Nhà thờ có kiến trúc lạ và độc đáo gồm có 3 tầng, tầng trệt là nơi để cho khách nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng thánh lễ với tiền sảnh rất rộng. Gian cung Thánh là nơi thờ phượng cũng được trang trí bằng các loại gỗ quý được điêu khắc tinh vi càng khiến cho đây thêm trang trọng và sự tôn kính.

 

 

Nơi an nghỉ của cha Diệp có kiến trúc như một tòa nhà có ba nóc rộng lớn, nóc chính giữa có đồng hồ lớn tạo điểm nhấn cho tòa nhà. Được xây dựng theo kiến trúc Á Đông nhưng vẫn mang nét đẹp của văn hóa Việt. Công trình này mang hình dáng giống như các đền đình ngày xưa của người Việt nhưng đã được cách tân, đổi mới cho phù hợp.

 

 

Với kiến trúc lạ, cùng câu chuyện cảm động về cuộc đời Linh Mục Trương Bửu Diệp – người đã hy sinh tử vì đạo để cứu giáo dân, Nhà thờ Tắc Sậy đã trở thành điểm đến tín ngưỡng thu hút hàng ngàn tín hữu và du khách tới cầu ghé thăm và cầu nguyện với Ngài.

Đặc biệt là vào các ngày 11 và 12 tháng 3 trong năm, có rất đông đảo người dân từ nhiều nơi đến hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và phần mộ của Cha Diệp.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập