Nhà thờ Tam Tòa
Số lượng xem: 769
Nguyễn Du, Đồng Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình

Nhà Thờ Tam Tòa từng là Nhà thờ công giáo duy nhất ở Đồng Hới thời Pháp thuộc, Nhà thờ Tam Tòa bị chiến tranh tàn phá nặng nề đến mức chỉ còn trơ tháp chuông đầy vết đạn. Nay trở thành một chứng tích chiến tranh.

 

 

Giáo xứ Tam Toà được hình thành khá sớm so với các vùng khác thuộc tỉnh Quảng Bình và đã trải qua nhiều tên gọi, khởi đầu là xứ đạo Ðông Hải, hay còn gọi là Họ Lũy. Đến khoảng năm 1774, được gọi là giáo xứ Sáo Bùn, năm 1886, Sáo Bùn chuyển về Đồng Hới, dựng Nhà thờ bên bờ sông Nhật Lệ và lập thành giáo xứ với tên gọi mới Tam Tòa. Đây chính là nơi hiện nay còn ngọn tháp Nhà thờ Tam Tòa cũ.

Nhà thờ Tam Tòa được xây dựng vào năm 1886, khi đó thuộc giáo phận Vinh, và đến năm 1940 thì được tu sửa cải tạo cả vế kiến trúc và trang trí. Nhà thờ có kiến trúc Gothic thịnh hành ở Châu Âu vào thế kỷ 19 với quy mô khá đồ sộ.

 

 

Theo những gì còn lại, có thể cho rằng kiến trúc của Nhà thờ Tam Tòa là một công trình có kiến trúc Bồ Đào Nha. Đồng thời đây cũng là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo nhất của Việt Nam thời đó.

Năm 1886, linh mục Clause Bonin hay còn gọi là Cố Ninh bắt đầu xây dựng Nhà thờ Tam Tòa, phục vụ cho 1.200 giáo dân. Năm 1940, linh mục René Morineau còn gọi là Cố Trung tái thiết và tu sửa Nhà thờ Tam Tòa khang trang và hoàn chỉnh hơn.

 

 

Sau Hiệp định Geneve năm 1954, hầu hết giáo dân di cư vào Nam, chỉ còn lại một số giáo dân sinh hoạt tại gia, nên Nhà thờ gần như không được sử dụng. Cuối những năm 1964-1965, Nhà thờ Tam Tòa nhiều lần bị trúng bom của Mỹ.

Tháng 2.1965, toàn bộ Nhà thờ bị bom đánh sập, chỉ còn lại phần tháp chuông cao hơn chục mét ở mặt trước và một cột trụ bằng gạch trên nền móng bằng đá ở phía sau. Ngày nay, tháp chuông của Nhà thờ trở thành chứng tích chiến tranh nhằm phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử và giáo dục thế hệ tương lại. Những bờ tường đổ nát, những vết đạn lỗ chỗ trên tháp chuông Nhà thờ là một lời nhắc nhở đầy ám ảnh về một thời kỳ lửa khói của đất nước.

 

 

Nhà thờ Tam Tòa là một công trình kiến trúc có giá trị thật tuyệt, nhưng lại mang trong mình một câu chuyện buồn và đau thương. Mặc dù là phế tích nhưng Nhà thờ Tam Tòa đã bao lần xung đột giữa một bên ý kiến xây dựng lại, một bên muốn giữ nguyên. Cuối cùng, tỉnh Quảng Bình đã quyết định lưu giữ lại tòa tháp chuông như một kỷ vật chiến tranh. Bởi nơi đây đã gắn liền với những con người Quảng Bình và những thăng trầm của mảnh đất nơi đây.

Nhà thờ Tam Tòa cũng là nơi mà nhà thơ nổi tiếng Hàn Mạc Tử được rửa tội vào năm 1912 với tên thánh là François Nguyễn Trọng Trí.

 

 

Hiện nay, giáo dân Tam Tòa cùng với linh mục quản xứ đã khởi công xây dựng ngôi Nhà thờ mới tại đường Thống Nhất, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới. Công trình với chiều dài 43m, chiều rộng 16m và tháp đôi cao 35m, thiết kế theo lối kiến trúc Gothic, gồm 2 tầng: Tầng trên làm nơi thờ phụng, còn tầng dưới phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của giáo xứ nhưng Nhà thờ Tam Tòa cũ vẫn nguyên vẹn trong trái tim giáo dân và người dân Quảng Bình.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Tam Tòa
Nguyễn Du, Đồng Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình

Nhà Thờ Tam Tòa từng là Nhà thờ công giáo duy nhất ở Đồng Hới thời Pháp thuộc, Nhà thờ Tam Tòa bị chiến tranh tàn phá nặng nề đến mức chỉ còn trơ tháp chuông đầy vết đạn. Nay trở thành một chứng tích chiến tranh.

 

 

Giáo xứ Tam Toà được hình thành khá sớm so với các vùng khác thuộc tỉnh Quảng Bình và đã trải qua nhiều tên gọi, khởi đầu là xứ đạo Ðông Hải, hay còn gọi là Họ Lũy. Đến khoảng năm 1774, được gọi là giáo xứ Sáo Bùn, năm 1886, Sáo Bùn chuyển về Đồng Hới, dựng Nhà thờ bên bờ sông Nhật Lệ và lập thành giáo xứ với tên gọi mới Tam Tòa. Đây chính là nơi hiện nay còn ngọn tháp Nhà thờ Tam Tòa cũ.

Nhà thờ Tam Tòa được xây dựng vào năm 1886, khi đó thuộc giáo phận Vinh, và đến năm 1940 thì được tu sửa cải tạo cả vế kiến trúc và trang trí. Nhà thờ có kiến trúc Gothic thịnh hành ở Châu Âu vào thế kỷ 19 với quy mô khá đồ sộ.

 

 

Theo những gì còn lại, có thể cho rằng kiến trúc của Nhà thờ Tam Tòa là một công trình có kiến trúc Bồ Đào Nha. Đồng thời đây cũng là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo nhất của Việt Nam thời đó.

Năm 1886, linh mục Clause Bonin hay còn gọi là Cố Ninh bắt đầu xây dựng Nhà thờ Tam Tòa, phục vụ cho 1.200 giáo dân. Năm 1940, linh mục René Morineau còn gọi là Cố Trung tái thiết và tu sửa Nhà thờ Tam Tòa khang trang và hoàn chỉnh hơn.

 

 

Sau Hiệp định Geneve năm 1954, hầu hết giáo dân di cư vào Nam, chỉ còn lại một số giáo dân sinh hoạt tại gia, nên Nhà thờ gần như không được sử dụng. Cuối những năm 1964-1965, Nhà thờ Tam Tòa nhiều lần bị trúng bom của Mỹ.

Tháng 2.1965, toàn bộ Nhà thờ bị bom đánh sập, chỉ còn lại phần tháp chuông cao hơn chục mét ở mặt trước và một cột trụ bằng gạch trên nền móng bằng đá ở phía sau. Ngày nay, tháp chuông của Nhà thờ trở thành chứng tích chiến tranh nhằm phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử và giáo dục thế hệ tương lại. Những bờ tường đổ nát, những vết đạn lỗ chỗ trên tháp chuông Nhà thờ là một lời nhắc nhở đầy ám ảnh về một thời kỳ lửa khói của đất nước.

 

 

Nhà thờ Tam Tòa là một công trình kiến trúc có giá trị thật tuyệt, nhưng lại mang trong mình một câu chuyện buồn và đau thương. Mặc dù là phế tích nhưng Nhà thờ Tam Tòa đã bao lần xung đột giữa một bên ý kiến xây dựng lại, một bên muốn giữ nguyên. Cuối cùng, tỉnh Quảng Bình đã quyết định lưu giữ lại tòa tháp chuông như một kỷ vật chiến tranh. Bởi nơi đây đã gắn liền với những con người Quảng Bình và những thăng trầm của mảnh đất nơi đây.

Nhà thờ Tam Tòa cũng là nơi mà nhà thơ nổi tiếng Hàn Mạc Tử được rửa tội vào năm 1912 với tên thánh là François Nguyễn Trọng Trí.

 

 

Hiện nay, giáo dân Tam Tòa cùng với linh mục quản xứ đã khởi công xây dựng ngôi Nhà thờ mới tại đường Thống Nhất, phường Nam Lý, TP. Đồng Hới. Công trình với chiều dài 43m, chiều rộng 16m và tháp đôi cao 35m, thiết kế theo lối kiến trúc Gothic, gồm 2 tầng: Tầng trên làm nơi thờ phụng, còn tầng dưới phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của giáo xứ nhưng Nhà thờ Tam Tòa cũ vẫn nguyên vẹn trong trái tim giáo dân và người dân Quảng Bình.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập