Nhà thờ Tấn Tài
Số lượng xem: 1057
Trần Thi, Tấn Tài, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận

Khoảng vào năm 1664, một nhóm giáo dân từ Bình Định, Phú Yên vào lập nghiệp tại Bình Thuận Bắc (nay là Ninh Thuận). Họ khai hoang trên bờ Sông Dinh và đặt tên nơi ấy là “Dinh Thủy”. Họ tự lực cánh sinh phần xác cũng như phần hồn, họ dựng lên một nhà nguyện mái tranh vách đất, để sáng chiều họp nhau đọc kinh, cầu nguyện.

 

 

Đến năm 1882 (218 năm sau), Linh Mục thừa sai Gonzagne Villaume (Cố Đề) mới thành lập giáo xứ có tên gọi là Tấn Tài, dù vậy cái tên “Dinh Thủy” còn được con cháu nhắc đi nhắc lại cho đến ngày hôm nay.

 

 

Đến năm 1900, Nhà thờ Tấn Tài được xây dựng với kiến trúc rất đặc biệt. Kiến trúc của Nhà thờ Tấn Tài được cho là có một không hai ở Ninh Thuận và thậm chí ở khu vực Đông Dương, trong khu vực chỉ có thêm một Nhà thờ ở PhnomPenh của Campuchia là có kiến trúc tương tự.

 

 

Nhà thờ Tấn Tài là mẫu hình kiến trúc nhuộm màu thời gian đậm phong cách phương Tây. Nét kiến trúc gothic phảng phất như những Vương cung Thánh đường nổi tiếng. Khuôn viên của Nhà thờ khá rộng, thoáng đãng, hàng cây xanh làm tươi mát thêm không gian, và khiến cho cấu trúc kết hợp kiến trúc hình tháp ở phía cửa ra vào, cùng nhà tròn với các mái vòm bên hông ẩn hiện càng thêm cổ kính.

 

 

Nhà thờ Tấn Tài đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của thời gian. Những điều này khắc ghi những dấu ấn về đức tin mà những con người, vùng đất nơi đây đã gây dựng từ hàng thế kỷ trước.

 

 

Nhà thờ Tấn Tài ngày nay cũng là một điểm đến để du khách khám phá, làm giàu cho hành trình của mình khi đến với vùng đất nắng gió Ninh Thuận.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Tấn Tài
Trần Thi, Tấn Tài, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận

Khoảng vào năm 1664, một nhóm giáo dân từ Bình Định, Phú Yên vào lập nghiệp tại Bình Thuận Bắc (nay là Ninh Thuận). Họ khai hoang trên bờ Sông Dinh và đặt tên nơi ấy là “Dinh Thủy”. Họ tự lực cánh sinh phần xác cũng như phần hồn, họ dựng lên một nhà nguyện mái tranh vách đất, để sáng chiều họp nhau đọc kinh, cầu nguyện.

 

 

Đến năm 1882 (218 năm sau), Linh Mục thừa sai Gonzagne Villaume (Cố Đề) mới thành lập giáo xứ có tên gọi là Tấn Tài, dù vậy cái tên “Dinh Thủy” còn được con cháu nhắc đi nhắc lại cho đến ngày hôm nay.

 

 

Đến năm 1900, Nhà thờ Tấn Tài được xây dựng với kiến trúc rất đặc biệt. Kiến trúc của Nhà thờ Tấn Tài được cho là có một không hai ở Ninh Thuận và thậm chí ở khu vực Đông Dương, trong khu vực chỉ có thêm một Nhà thờ ở PhnomPenh của Campuchia là có kiến trúc tương tự.

 

 

Nhà thờ Tấn Tài là mẫu hình kiến trúc nhuộm màu thời gian đậm phong cách phương Tây. Nét kiến trúc gothic phảng phất như những Vương cung Thánh đường nổi tiếng. Khuôn viên của Nhà thờ khá rộng, thoáng đãng, hàng cây xanh làm tươi mát thêm không gian, và khiến cho cấu trúc kết hợp kiến trúc hình tháp ở phía cửa ra vào, cùng nhà tròn với các mái vòm bên hông ẩn hiện càng thêm cổ kính.

 

 

Nhà thờ Tấn Tài đã trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của thời gian. Những điều này khắc ghi những dấu ấn về đức tin mà những con người, vùng đất nơi đây đã gây dựng từ hàng thế kỷ trước.

 

 

Nhà thờ Tấn Tài ngày nay cũng là một điểm đến để du khách khám phá, làm giàu cho hành trình của mình khi đến với vùng đất nắng gió Ninh Thuận.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập