Nhà thờ Thạch Bích, quan thấy là Đức Mẹ Mân Côi thuộc giáo hạt Thanh Oai và Nhà thờ đầu tiên xây dựng vào khoảng năm 1862.
Theo lược sử, vào cuối thế kỷ thứ XVIII, khi đạo bị bách hại, có 6 tín tín hữu đã chốn đến nơi này để lập nghiệp. Họ quây quần cùng với một số người ngoại lập thành một làng nhỏ, lấy tên là “Thạch Tuyền”.
Đến thời vua Tự Đức (1848-1883), số giáo dân đã lên tới 600 người và đổi tên là làng Thạch Bích.
Năm 1860, khi vua Tự Đức ban hành sắc chỉ cấm đạo khắc nghiệt, các tín hữu Thạch Bích cũng chịu ảnh hưởng. Thời kỳ này, Thạch Bích bị đối xử rất hà khắc. Nơi thờ phượng bị triệt hạ, nhà cửa bị tàn phá, tài sản bị tịch thu…nhiều người phải di tản phương xa ẩn nấu, đời sống trăm bề khổ cực.
Năm 1862, sau khi vua Tự Đức ký Hòa ước Nhâm Tuất, số phận chung các người công giáo được đối xử nhẹ tay hơn. Những người bị phân sáp và sơ tán lại trở về quê để xây dựng lại. Thời gian này giáo dân Thạch Bích dựng được ngôi Nhà thờ nhỏ và thuộc họ lẻ của giáo xứ Sơn Miêng.
Đến thời Đức cha Gendreau Đông là Giám mục địa phận, ngài đã nâng Thạch Bích lên hàng giáo xứ và bổ nhiệm cha Phê-rô Điểm làm cha xứ tiên khởi. Vì số giáo dân đông (khoảng 1500) và có cha trực tiếp coi sóc, ngôi nhà nguyện cũ chỉ có ba gian trở nên chật hẹp, cha xứ và bà con giáo dân đã quyết định xây Nhà thờ mới. Bản vẽ kiến trúc Nhà thờ được chọn là bản vẽ của ông Đốc (?), và cũng được chính ông trực tiếp coi sóc công trình. Vật liệu và nhân công đều do giáo dân trực tiếp đoàn kết đóng góp. Gia đình nào sớm tối cũng chăm lo việc cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ, xin cho ngôi Nhà thờ sớm được hoàn thành. Một điều đáng ghi nhớ là trong những năm xây dựng Nhà thờ, bà con luôn được bội thu trong các mùa vụ, vì thế mọi người càng kiên vững niềm tin trông cậy vào Chúa và hăng xây đóng góp xây dựng Nhà Chúa hơn.
Dòng dã 8 năm xây dựng, khởi công từ năm 1904-1911 mới hoàn thành, với diện tích: rộng 15m, dài 45m, hai tháp chuông cao 30m, phía trước có sân rộng, chung quanh có đường rước kiệu và khu vực Nhà thờ có tường hoa bao quanh rất trang nghiêm và đẹp đẽ.
Bài: Sưu tầm & Biên tập