Nhà thờ cổ Petäjävesi
Petäjävesi, Phần Lan
Số lượng xem: 517

Nhà thờ cổ Petäjävesi là Nhà thờ của đạo Tin Lành ở thị xã Petajavesi, được xây dựng từ năm 1763 đến năm 1765. Nhà thờ được dựng bằng gỗ theo phong cách kiến trúc Phục Hưng pha trộn với phong cách Gothic.

 

 

Người thợ mộc Jaakko Klementinpoika Leppanen là người xây dựng Nhà thờ. Cấu trúc căn bản của Petäjävesi dựa theo hình thập giá Hy Lạp có 4 cánh đều nhau, trên nóc Nhà thờ có hình 8 cạnh. Toàn bộ Nhà thờ được dựng từ gỗ thông tự nhiên, chỉ có phần bên trong vòm nóc có được sơn một chút màu theo truyền thống xây dựng Nhà thờ thời Trung Cổ. Các vòm nóc đều có khắc chữ cái đầu tên của các thợ mộc đã tham gia việc tạo nên Nhà thờ này.

 

 

Năm 1821, người cháu nội của thợ mộc Jaakko Klementinpoika Leppanen là Erkki Jaakonpoika Leppanen đã xây dựng thêm một ngọn tháp nhô cao bên trên hành lang lối vào Nhà thờ và phòng chứ đồ thờ phục. Điều này đã mang lại cho Nhà thờ cổ Petäjävesi một diện mạo hoàn hảo hơn. Trong lần tu sửa này, các cửa sổ cũng được mở rộng hơn. Ngọn tháp và các tấm lợp cũng được làm từ gỗ thông.

 

 

Nội thất bên trong Nhà thờ có giảng đài tựa trên tượng Thánh Christopher. Giảng đài này khắc hình 4 tông đồ và nhiều hình Thiên Thần. Phía bên kia của gian cung Thánh có một bục dành cho ca đoàn. Tuy nhiên Nhà thờ chưa bao giờ có đàn organ. Sau bàn thờ có một bức tranh của họa sĩ Carl Frendirik Blom.

 

 

Cũng giống như nhiều Nhà thờ khác của vùng Scandinavia, Nhà thờ Petäjävesi được dựng gần một hồ nước. Điều này làm đơn giản hóa việc tới đảo bởi có thể sử dụng cả đường thủy.

Năm 1879, một Nhà thờ mới bằng gỗ được xây dựng thêm bên cạnh Nhà thờ cũ. Mặc dù vậy Nhà thờ gỗ cũ và tháp chuông vẫn được sử dụng đến thập niên 1920.

 

 

Nhà thờ cổ Petäjävesi là ví dụ tiêu biểu cho kỹ thuật xây dựng truyền thống của nông dân địa phương. Những người dân đã khéo léo kết hợp giữa cách xây dựng truyền thống cùng với nguyên vật liệu địa phương để tạo nên tác phẩm kiến trúc hoàn hảo trong vùng. Chiêm ngưỡng Nhà thờ cũng có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của xu hướng kiến trúc Châu Âu có tác động đến kiến trúc vùng Petajavesi, vì vậy Nhà thờ cổ Petäjävesi cũng phảng phất nét kiến trúc Châu Âu, cụ thể phong cách Phục Hưng. Tuy có ảnh hưởng nhưng sức hấp dẫn của Nhà thờ là ở chỗ kết hợp cả kiến trúc bản địa, cách xây dựng truyền thống với vật liệu địa phương. Sự pha trộn và kết hợp đã tạo nên một màu sắc riêng biệt, ấn tượng.

 

 

Gỗ được dùng để xây dựng Nhà thờ là gỗ kim, loại cây phổ biến của khu vực. Việc thích ứng các hình thức kiến trúc và kỹ thuật xây dựng của các thợ mộc đã tạo nên một kiến trúc nổi bật của vùng, đồng thời tạo nên một diện mạo cho kiến trúc Nhà thờ truyền thống ở Bắc Âu.

Dưới sự bảo vệ của Giáo hội Tin Lành Phần Lan và Trung tâm cổ vật Quốc gia, Nhà thờ đã gây dựng được quỹ phục vụ việc trùng tu, bảo tồn. Cũng đã có nhiều cuộc trùng tu được thực hiện trong các thập niên 1980, 1990. Những lần trùng tu này chủ yếu tập trung vào bộ khung sườn nhà, mái nhà và các cột chống. Năm 1987, bức vách phía nam Nhà thờ được trùng tu, tôn tạo và các phần bị mục khác được sử chữa năm 1980 và 1992.

 

 

Đến nay, Nhà thờ vẫn được sử dụng trong những dịp lễ lớn như lễ rửa tội, kết hôn...hay nhưng buổi hòa nhạc quan trọng tại địa phương.

Nhà thờ cổ Petäjävesi đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Nhà thờ cổ Petäjävesi
Petäjävesi, Phần Lan

Nhà thờ cổ Petäjävesi là Nhà thờ của đạo Tin Lành ở thị xã Petajavesi, được xây dựng từ năm 1763 đến năm 1765. Nhà thờ được dựng bằng gỗ theo phong cách kiến trúc Phục Hưng pha trộn với phong cách Gothic.

 

 

Người thợ mộc Jaakko Klementinpoika Leppanen là người xây dựng Nhà thờ. Cấu trúc căn bản của Petäjävesi dựa theo hình thập giá Hy Lạp có 4 cánh đều nhau, trên nóc Nhà thờ có hình 8 cạnh. Toàn bộ Nhà thờ được dựng từ gỗ thông tự nhiên, chỉ có phần bên trong vòm nóc có được sơn một chút màu theo truyền thống xây dựng Nhà thờ thời Trung Cổ. Các vòm nóc đều có khắc chữ cái đầu tên của các thợ mộc đã tham gia việc tạo nên Nhà thờ này.

 

 

Năm 1821, người cháu nội của thợ mộc Jaakko Klementinpoika Leppanen là Erkki Jaakonpoika Leppanen đã xây dựng thêm một ngọn tháp nhô cao bên trên hành lang lối vào Nhà thờ và phòng chứ đồ thờ phục. Điều này đã mang lại cho Nhà thờ cổ Petäjävesi một diện mạo hoàn hảo hơn. Trong lần tu sửa này, các cửa sổ cũng được mở rộng hơn. Ngọn tháp và các tấm lợp cũng được làm từ gỗ thông.

 

 

Nội thất bên trong Nhà thờ có giảng đài tựa trên tượng Thánh Christopher. Giảng đài này khắc hình 4 tông đồ và nhiều hình Thiên Thần. Phía bên kia của gian cung Thánh có một bục dành cho ca đoàn. Tuy nhiên Nhà thờ chưa bao giờ có đàn organ. Sau bàn thờ có một bức tranh của họa sĩ Carl Frendirik Blom.

 

 

Cũng giống như nhiều Nhà thờ khác của vùng Scandinavia, Nhà thờ Petäjävesi được dựng gần một hồ nước. Điều này làm đơn giản hóa việc tới đảo bởi có thể sử dụng cả đường thủy.

Năm 1879, một Nhà thờ mới bằng gỗ được xây dựng thêm bên cạnh Nhà thờ cũ. Mặc dù vậy Nhà thờ gỗ cũ và tháp chuông vẫn được sử dụng đến thập niên 1920.

 

 

Nhà thờ cổ Petäjävesi là ví dụ tiêu biểu cho kỹ thuật xây dựng truyền thống của nông dân địa phương. Những người dân đã khéo léo kết hợp giữa cách xây dựng truyền thống cùng với nguyên vật liệu địa phương để tạo nên tác phẩm kiến trúc hoàn hảo trong vùng. Chiêm ngưỡng Nhà thờ cũng có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của xu hướng kiến trúc Châu Âu có tác động đến kiến trúc vùng Petajavesi, vì vậy Nhà thờ cổ Petäjävesi cũng phảng phất nét kiến trúc Châu Âu, cụ thể phong cách Phục Hưng. Tuy có ảnh hưởng nhưng sức hấp dẫn của Nhà thờ là ở chỗ kết hợp cả kiến trúc bản địa, cách xây dựng truyền thống với vật liệu địa phương. Sự pha trộn và kết hợp đã tạo nên một màu sắc riêng biệt, ấn tượng.

 

 

Gỗ được dùng để xây dựng Nhà thờ là gỗ kim, loại cây phổ biến của khu vực. Việc thích ứng các hình thức kiến trúc và kỹ thuật xây dựng của các thợ mộc đã tạo nên một kiến trúc nổi bật của vùng, đồng thời tạo nên một diện mạo cho kiến trúc Nhà thờ truyền thống ở Bắc Âu.

Dưới sự bảo vệ của Giáo hội Tin Lành Phần Lan và Trung tâm cổ vật Quốc gia, Nhà thờ đã gây dựng được quỹ phục vụ việc trùng tu, bảo tồn. Cũng đã có nhiều cuộc trùng tu được thực hiện trong các thập niên 1980, 1990. Những lần trùng tu này chủ yếu tập trung vào bộ khung sườn nhà, mái nhà và các cột chống. Năm 1987, bức vách phía nam Nhà thờ được trùng tu, tôn tạo và các phần bị mục khác được sử chữa năm 1980 và 1992.

 

 

Đến nay, Nhà thờ vẫn được sử dụng trong những dịp lễ lớn như lễ rửa tội, kết hôn...hay nhưng buổi hòa nhạc quan trọng tại địa phương.

Nhà thờ cổ Petäjävesi đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập