Đền Thánh Đức Mẹ Aparecida
Xa lộ SP-060, Sao Paulo, Brazil
Số lượng xem: 790

Cách đây trên 300 năm khi Brazil còn ở trong thời kỳ sơ khai lập quốc, những người di dân từ Bồ đào Nha (Portugal), vốn có lòng tôn kính tước hiệu 'Vô Nhiễm Nguyên Tội', thường mang theo những bức tượng của Mẹ để trưng bày trong nhà. Giống như các gia đình tín hữu ở Việt Nam tôn kính và rước về nhà các bức tượng Lộ Đức, Fatima, La Vang hay là bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

 



Các bức tượng thường được nhập cảng từ 'mẫu quốc' Portugal hoặc đơn sơ hơn là nặn bằng đất sét tại chỗ, thường là từ một nhà dòng 'Phan xi cô khó khăn' vùng Carioca ở Sao Paulo, do một 'thầy hèn mọn' (Frei) tên là Frei Agostino de Jesus nặn ra. Tượng Đức Mẹ Aparecida có lẽ được sản xuất vào những năm 1650.

 

 

Trong bối cảnh như thế, thì vào tháng Mười năm 1717, Ngài Dom Pedro de Almedida, bá tước của Assumar, nhận chức thống đốc Sao Paulo và được Vua ban cho một lãnh địa là bang Minas Gerais (sau này là bang đông dân nhất cuả Brazil). Trên đường đi kinh lý ông sẽ dừng chân tại Guarantinqueta, một phố nhỏ ở thung lũng sông Paraiba.
Theo lệ, dân chúng thường tổ chức đón tiếp vị lãnh chúa một cách rất hoành tráng, bởi vì ông ta có thể đánh thuế nặng hơn, hoặc ban phát ân huệ bằng cách giảm thuế đi. Người dân Guarantinqueta quyết định tổ chức một bữa tiệc tuyệt vời để tôn vinh vị bá tước mới, và việc có rất nhiều cá là điều cần thiết.
Tuy nhiên, vào lúc này thì mùa cá đã mãn từ lâu rồi. Và sau một ngày cặm cụi, mọi ngư dân đã hoàn toàn tuyệt vọng và xếp lưới trở về nhà. Trong số họ là ba ngư phủ có lòng sùng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tên là Domingos Garcia, Joco Alves, và Felipe Pedroso. Trước khi đi đánh cá, họ đã cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ cho nhiệm vụ khó khăn này. Bấy giờ đã chiều tà, họ lo lắng nhìn bến tàu Itaguagu ở trước mặt.  Felipe tụ hợp hai anh em khác lại và quỳ xuống cầu nguyện một cách đơn sơ rằng "Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, chúng con cần phải có cá!"

 



Rồi sau đó anh Joco bỏ lưới một lần nữa. Anh cũng không tìm thấy cá nhưng thay vào đó vớt lên được một một bức tượng không đầu! Joco ngạc nhiên kêu lên "Domingo, Felipe! đến mà xem!" Họ bỏ lưới một lần nữa và vớt lên được phần đầu của bức tượng. Họ cẩn thận rửa sạch bức tượng và nhận ra đó là tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thế là không mất lòng trông cậy, họ dùng vải bọc bức tượng lại và tiếp tục thả lưới thâu đêm. Domingo sau này nhận xét rằng "Chúng tôi đã làm việc suốt một đêm nữa và cũng không tìm thấy một con cá nào cả!" Tới lúc đó thì Felipe đưa ra một đề nghị: "Chúng ta hãy vừa thả lưới vừa giục lòng trông cậy vào Đức Trinh Nữ Aparecida (Đấng đã tỏ mình ra)." Ngay từ thời điểm đó, mọi mẻ lưới của họ đều vớt lên đều được đầy cá, và các thuyền của họ gần như muốn chìm vì chở nhiều cá quá. Đây là phép lạ đầu tiên của Đức Mẹ Aparecida. Trước sự lạ lùng đó, các ngư dân đặt tên cho bức tượng là Nossa Senhora Aparecida da Conceição (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã tỏ mình ra). Những người quanh vùng bắt đầu đến tôn kính bức tượng, và gọi một cách vắn tắt là Đức Mẹ Aparecida. Vì bị chìm trong nước nhiều năm cho nên lớp men rực rỡ ở bên ngoài của bức tượng đã tan mất, chỉ còn lại một màu nâu sẫm của loại sành đã bị hoá chất phản ứng, người ta dùng một tấm áo thêu bao phủ toàn thể bức tượng, chỉ để lộ ra khuôn mặt và bàn tay.

 

 

Trong 15 năm đầu, bức tượng vẫn để tại nhà anh Filipe Pedroso, trong một ngôi nhà nguyện nhỏ của gia đình xây nên. Nhưng những câu chuyện phép lạ đã được lan truyền ra khắp Brazil và ngôi nhà nguyện cuả gia đình trở thành quá nhỏ.

Năm 1737, các linh mục ở Guaratinguetá bắt đầu xây dựng cho Mẹ một ngôi đền lớn hơn trên đồi Morro dos Coqueiros và khánh thành vào năm 1745. Lòng tôn kính bức tượng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong giới những người Brazil gốc Phi Châu (Brazil có một dân số gốc châu Phi hơn 75 triệu người), thứ nhất là vì mầu sắc của bức tượng mà người ta thường gọi nôm na là Đức Bà Đen, thứ hai còn là vì một trong những phép lạ đầu tiên đã xẩy ra là cho một thanh niên nô lệ da đen.Số lượng tín đồ tăng lên đáng kể cho nên năm 1834 người ta phải xây một nhà thờ lớn hơn nữa. Ngôi Nhà thờ này đã được nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường.

 



Năm 1904, để kỷ niệm năm thứ 50 việc công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, bức tượng Đức Mẹ Aparecida đã được trao thêm một vương miện với nhiều đá quý. Lễ đăng quang được thực hiện thay mặt cho Đức Giáo Hoàng Piô X với sự tham dự của Tổng Thống Rodrigues Alves. 20 năm sau, khu vực quanh nhà thờ được 'đô thị hoá', trở thành một thị trấn riêng biệt lấy tên là Aparecida.

Năm 1930, Đức Trinh Nữ Maria, dưới danh hiệu Đức Mẹ Aparecida, đã được công bố là "Nữ Vương Bổn Mạng chính của Brazil" bởi Đức Giáo Hoàng Piô XI. Vị quan thầy cũ cuả Brazil, thánh Phêrô thành Alcantara, trở thành đồng quan thầy.

 


Cho đến đầu những năm 1950, Aparecida vẫn còn là một thành phố khiêm tốn do các cha dòng Chúa Cứu Thế đến từ nước Đức coi sóc. Đây cũng là giáo xứ đầu tiên cuả dòng Chúa Cứu Thế ở Châu Mỹ La Tinh, các cha dòng Chúa Cứu Thế đã mở một đài phát thanh riêng vào năm 1951. Chương trình phát thanh từ Aparecida trở thành một trong những nỗ lực truyền giáo thành công nhất ở Nam Mỹ, với một mạng lưới hiện nay là 120 đài và với một hiệp hội hỗ trợ lên tới gần một triệu thành viên.

 

Năm 1955, các Giám mục và tu sĩ thừa sai dòng Chúa Cứu Thế đã khởi công xây dựng Vương Cung Thánh Đường mới, ngôi "Tiểu Vương Cung Thánh Đường cũ" được gọi là "Nhà Thờ Cũ". Và Aparecida là Đền thánh Đức Mẹ lớn nhất thế giới.

Năm 1958, do sự phát triển của cộng đồng Công Giáo xung quanh đền Đức Mẹ Aparecida, Tòa Thánh quyết định lập Tổng Giáo Phận Aparecida, dùng một phần lãnh thổ của Tổng Giáo Phận Sao Paulo và một phần cuả Giáo Phận Taubaté để hình thành tổng giáo phận mới.

 

 

Năm 1980, trong chuyến viếng thăm Brasil lần đầu tiên, Đức Gioan Phaolô II đã làm phép Đền thánh Đức Mẹ Aparecida.

Năm 1984, Hội Đồng Giám Mục Brasil đã tuyên bố Trung Tâm Thánh Mẫu Aparecida là ”Đền Thánh Quốc Gia”.

Hiện nay, tượng Đức Mẹ được giữ tại Đền thánh Đức Mẹ Aparecida. Ba vị giáo hoàng đã đến hành hương tại đây: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, năm 1980, Đức Bênêđictô XVI, năm 2007 và Đức Phanxicô vào ngày 24 tháng 7 năm 2013.

 

 

Đây là ngôi đền Đức Mẹ lớn nhất thế giới, có thể chứa được 45.000 người và nếu tính theo diện tích thì đây là ngôi Nhà thờ lớn thứ hai của Công Giáo, chỉ đứng sau đền Thánh Phêrô ở Rome.

Đền thánh Aparecida có số người đến viếng thăm lớn nhất, năm 2012 đã thống kê được là hơn 11 triệu người đến.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Đền Thánh Đức Mẹ Aparecida
Xa lộ SP-060, Sao Paulo, Brazil

Cách đây trên 300 năm khi Brazil còn ở trong thời kỳ sơ khai lập quốc, những người di dân từ Bồ đào Nha (Portugal), vốn có lòng tôn kính tước hiệu 'Vô Nhiễm Nguyên Tội', thường mang theo những bức tượng của Mẹ để trưng bày trong nhà. Giống như các gia đình tín hữu ở Việt Nam tôn kính và rước về nhà các bức tượng Lộ Đức, Fatima, La Vang hay là bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

 



Các bức tượng thường được nhập cảng từ 'mẫu quốc' Portugal hoặc đơn sơ hơn là nặn bằng đất sét tại chỗ, thường là từ một nhà dòng 'Phan xi cô khó khăn' vùng Carioca ở Sao Paulo, do một 'thầy hèn mọn' (Frei) tên là Frei Agostino de Jesus nặn ra. Tượng Đức Mẹ Aparecida có lẽ được sản xuất vào những năm 1650.

 

 

Trong bối cảnh như thế, thì vào tháng Mười năm 1717, Ngài Dom Pedro de Almedida, bá tước của Assumar, nhận chức thống đốc Sao Paulo và được Vua ban cho một lãnh địa là bang Minas Gerais (sau này là bang đông dân nhất cuả Brazil). Trên đường đi kinh lý ông sẽ dừng chân tại Guarantinqueta, một phố nhỏ ở thung lũng sông Paraiba.
Theo lệ, dân chúng thường tổ chức đón tiếp vị lãnh chúa một cách rất hoành tráng, bởi vì ông ta có thể đánh thuế nặng hơn, hoặc ban phát ân huệ bằng cách giảm thuế đi. Người dân Guarantinqueta quyết định tổ chức một bữa tiệc tuyệt vời để tôn vinh vị bá tước mới, và việc có rất nhiều cá là điều cần thiết.
Tuy nhiên, vào lúc này thì mùa cá đã mãn từ lâu rồi. Và sau một ngày cặm cụi, mọi ngư dân đã hoàn toàn tuyệt vọng và xếp lưới trở về nhà. Trong số họ là ba ngư phủ có lòng sùng kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tên là Domingos Garcia, Joco Alves, và Felipe Pedroso. Trước khi đi đánh cá, họ đã cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ cho nhiệm vụ khó khăn này. Bấy giờ đã chiều tà, họ lo lắng nhìn bến tàu Itaguagu ở trước mặt.  Felipe tụ hợp hai anh em khác lại và quỳ xuống cầu nguyện một cách đơn sơ rằng "Lạy Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng con, chúng con cần phải có cá!"

 



Rồi sau đó anh Joco bỏ lưới một lần nữa. Anh cũng không tìm thấy cá nhưng thay vào đó vớt lên được một một bức tượng không đầu! Joco ngạc nhiên kêu lên "Domingo, Felipe! đến mà xem!" Họ bỏ lưới một lần nữa và vớt lên được phần đầu của bức tượng. Họ cẩn thận rửa sạch bức tượng và nhận ra đó là tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thế là không mất lòng trông cậy, họ dùng vải bọc bức tượng lại và tiếp tục thả lưới thâu đêm. Domingo sau này nhận xét rằng "Chúng tôi đã làm việc suốt một đêm nữa và cũng không tìm thấy một con cá nào cả!" Tới lúc đó thì Felipe đưa ra một đề nghị: "Chúng ta hãy vừa thả lưới vừa giục lòng trông cậy vào Đức Trinh Nữ Aparecida (Đấng đã tỏ mình ra)." Ngay từ thời điểm đó, mọi mẻ lưới của họ đều vớt lên đều được đầy cá, và các thuyền của họ gần như muốn chìm vì chở nhiều cá quá. Đây là phép lạ đầu tiên của Đức Mẹ Aparecida. Trước sự lạ lùng đó, các ngư dân đặt tên cho bức tượng là Nossa Senhora Aparecida da Conceição (Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã tỏ mình ra). Những người quanh vùng bắt đầu đến tôn kính bức tượng, và gọi một cách vắn tắt là Đức Mẹ Aparecida. Vì bị chìm trong nước nhiều năm cho nên lớp men rực rỡ ở bên ngoài của bức tượng đã tan mất, chỉ còn lại một màu nâu sẫm của loại sành đã bị hoá chất phản ứng, người ta dùng một tấm áo thêu bao phủ toàn thể bức tượng, chỉ để lộ ra khuôn mặt và bàn tay.

 

 

Trong 15 năm đầu, bức tượng vẫn để tại nhà anh Filipe Pedroso, trong một ngôi nhà nguyện nhỏ của gia đình xây nên. Nhưng những câu chuyện phép lạ đã được lan truyền ra khắp Brazil và ngôi nhà nguyện cuả gia đình trở thành quá nhỏ.

Năm 1737, các linh mục ở Guaratinguetá bắt đầu xây dựng cho Mẹ một ngôi đền lớn hơn trên đồi Morro dos Coqueiros và khánh thành vào năm 1745. Lòng tôn kính bức tượng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong giới những người Brazil gốc Phi Châu (Brazil có một dân số gốc châu Phi hơn 75 triệu người), thứ nhất là vì mầu sắc của bức tượng mà người ta thường gọi nôm na là Đức Bà Đen, thứ hai còn là vì một trong những phép lạ đầu tiên đã xẩy ra là cho một thanh niên nô lệ da đen.Số lượng tín đồ tăng lên đáng kể cho nên năm 1834 người ta phải xây một nhà thờ lớn hơn nữa. Ngôi Nhà thờ này đã được nâng lên hàng Tiểu Vương Cung Thánh Đường.

 



Năm 1904, để kỷ niệm năm thứ 50 việc công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm, bức tượng Đức Mẹ Aparecida đã được trao thêm một vương miện với nhiều đá quý. Lễ đăng quang được thực hiện thay mặt cho Đức Giáo Hoàng Piô X với sự tham dự của Tổng Thống Rodrigues Alves. 20 năm sau, khu vực quanh nhà thờ được 'đô thị hoá', trở thành một thị trấn riêng biệt lấy tên là Aparecida.

Năm 1930, Đức Trinh Nữ Maria, dưới danh hiệu Đức Mẹ Aparecida, đã được công bố là "Nữ Vương Bổn Mạng chính của Brazil" bởi Đức Giáo Hoàng Piô XI. Vị quan thầy cũ cuả Brazil, thánh Phêrô thành Alcantara, trở thành đồng quan thầy.

 


Cho đến đầu những năm 1950, Aparecida vẫn còn là một thành phố khiêm tốn do các cha dòng Chúa Cứu Thế đến từ nước Đức coi sóc. Đây cũng là giáo xứ đầu tiên cuả dòng Chúa Cứu Thế ở Châu Mỹ La Tinh, các cha dòng Chúa Cứu Thế đã mở một đài phát thanh riêng vào năm 1951. Chương trình phát thanh từ Aparecida trở thành một trong những nỗ lực truyền giáo thành công nhất ở Nam Mỹ, với một mạng lưới hiện nay là 120 đài và với một hiệp hội hỗ trợ lên tới gần một triệu thành viên.

 

Năm 1955, các Giám mục và tu sĩ thừa sai dòng Chúa Cứu Thế đã khởi công xây dựng Vương Cung Thánh Đường mới, ngôi "Tiểu Vương Cung Thánh Đường cũ" được gọi là "Nhà Thờ Cũ". Và Aparecida là Đền thánh Đức Mẹ lớn nhất thế giới.

Năm 1958, do sự phát triển của cộng đồng Công Giáo xung quanh đền Đức Mẹ Aparecida, Tòa Thánh quyết định lập Tổng Giáo Phận Aparecida, dùng một phần lãnh thổ của Tổng Giáo Phận Sao Paulo và một phần cuả Giáo Phận Taubaté để hình thành tổng giáo phận mới.

 

 

Năm 1980, trong chuyến viếng thăm Brasil lần đầu tiên, Đức Gioan Phaolô II đã làm phép Đền thánh Đức Mẹ Aparecida.

Năm 1984, Hội Đồng Giám Mục Brasil đã tuyên bố Trung Tâm Thánh Mẫu Aparecida là ”Đền Thánh Quốc Gia”.

Hiện nay, tượng Đức Mẹ được giữ tại Đền thánh Đức Mẹ Aparecida. Ba vị giáo hoàng đã đến hành hương tại đây: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, năm 1980, Đức Bênêđictô XVI, năm 2007 và Đức Phanxicô vào ngày 24 tháng 7 năm 2013.

 

 

Đây là ngôi đền Đức Mẹ lớn nhất thế giới, có thể chứa được 45.000 người và nếu tính theo diện tích thì đây là ngôi Nhà thờ lớn thứ hai của Công Giáo, chỉ đứng sau đền Thánh Phêrô ở Rome.

Đền thánh Aparecida có số người đến viếng thăm lớn nhất, năm 2012 đã thống kê được là hơn 11 triệu người đến.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập