Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả - Jerusalem
Ein Karem, Jerusalem
Số lượng xem: 380

Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả ở Ein Karem, Jerusalem, được xây trên địa điểm tương truyền là nơi Thánh nhân chào đời.

 

 

Nhà thờ và tu viện trên địa điểm thánh Gioan Tẩy Giả chào đời. Tổ hợp cấu trúc Nhà thờ và tu viện hiện tại được xây bên trên các tàn tích của những thời đại khác nhau, từ thời vua Hêrôđê (Herod) đến La Mã, Byzantine và Thập Tự Chinh. Theo truyền thống Kitô giáo, cái hang bên trong Nhà thờ là nơi chứng kiến sự ra đời của Gioan Tẩy Giả, con của ông Zacaria (Zechariah) và bà Êlisabét (Elizabeth), chị họ của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria.

 

 

Năm 1941 và 1942, dòng Phanxicô quyết định khai quật khu vực phía tây tổ hợp Nhà thờ và tu viện. Tại đây, họ tìm được những nấm mồ, các căn phòng được cắt sâu vào đá, những công cụ dùng để ép quả nho và các nhà nguyện nhỏ với những hàng gạch khảm. Căn phòng ở phía nam chứa cổ vật dưới dạng gốm sứ có niên đại vào thế kỷ thứ nhất Trước Công nguyên đến năm 70 Sau Công nguyên, tức vào thời của Zechariah, Elizabeth và Gioan Tẩy Giả. Các phát hiện khảo cổ ở Nhà thờ còn cho thấy luôn có người ở đây vào thời La Mã, Byzantine và thời gian đầu của đạo Hồi. Đa số cấu trúc của nhà thờ hiện tại được cho có niên đại vào thế kỷ 11, với phần bên dưới nhiều khả năng được xây dựng trong giai đoạn Byzantine (từ thế kỷ 4 đến thứ 7).

 

 

Phần tàn tích từ thời Byzantine gồm 2 nhà nguyện: thứ nhất là nhà nguyện các vị tử đạo, nơi đặt vị trí Nhà thờ hiện đại, và nhà nguyện còn lại bên dưới phần phía nam của tu viện. Nhà nguyện các vị tử đạo được xây dựng để tưởng nhớ các Thánh Anh Hài bị sát hại dưới bàn tay của Vua Hêrôđê. Tại đây, các nhà khảo cổ tìm được một dòng chữ khảm bằng tiếng Hy Lạp cổ với nội dung “Chào mừng! Những vị tử đạo của Thiên Chúa”, ở phía trước bàn thờ chính của Nhà thờ hiện tại. Cả hai nhà nguyện thời Byzantine đều bị phá hủy trong giai đoạn nổi dậy chống đế quốc Byzantine từ năm 529 đến 556.

Sau khi giành lại Jerusalem năm 1104, những người tham gia các cuộc Thập Tự Chinh xây lại nhà nguyện bên trên tàn tích Byzantine. Các Hiệp sĩ Cứu tế - dòng Hiệp sĩ Thánh Gioan, đã đứng ra xây dựng lại nơi này và đặt tên nhà nguyện là Gioan. Tuy nhiên, nhà nguyện Gioan cũng bị hủy hoại trong thế kỷ 12 và ở nguyên tình trạng đổ nát cho đến cuối giai đoạn Ottoman.

 

 

Năm 1674, các tu sĩ dòng Phanxicô bắt đầu định cư ở đây sau khi vua Louis XIV dàn xếp được với phía lãnh đạo Ottoman. Các tu sĩ mua đất đai và nhà ở, bao gồm khu vực dự kiến đặt tu viện. Tu viện được hoàn tất năm 1895. Còn Nhà thờ hiện tại được khởi công xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 19 và hoàn tất năm 1920. Dự án nhận được sự hỗ trợ về tài chính của Vua Tây Ban Nha và kể từ đó vị bề trên tu viện luôn có gốc Tây Ban Nha.

Phía sau giáo đường bên trái là khu vực linh thiêng nhất của Nhà thờ, được xây bên trên hang động đã chào đón sự ra đời của Thánh Gioan Tẩy Giả. Cái hang gọi là Grotto of the Benedictus, theo tên bài hát được người cha Zacaria ngâm xướng khi con trai của ông chào đời. Bên phải cầu thang dẫn xuống hang là bức tượng bằng cẩm thạch của thánh Clare (1193-1252) , tông đồ của thánh Phanxicô và cũng là người sáng lập dòng nhì Thánh Phanxicô (Dòng Các chị em nghèo). Trong khi đó, Thánh Phanxicô thành Assisi là nhà sáng lập dòng tu Phanxicô, và tượng của ngài được đặt ở bên khác của bàn thờ chính.

 

 

Bên trên lối vào hang khắc những dòng ca từ của bài hát Grotto of the Benedictus (Hang của Người được Chúc lành): “Chúc tụng Thiên Chúa, Đức Chúa của dân tộc Israel, vì Người đã viếng thăm và cứu chuộc con dân của Người”. Một bức tranh vẽ lại cảnh tượng vị Thánh làm phép rửa cho Chúa Giêsu được treo bên trên các bậc thang đá dẫn xuống hang. Khi đi hết bậc thang, người hành hương sẽ đối diện một bàn thờ có khắc dòng chữ “vị Tiền Hô của Chúa đã chào đời tại đây”. 

Hàng năm có hơn 3 triệu người đến Ein Karem ở phía tây nam Jerusalem, hành hương và thăm viếng Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả.

 

Bài: Sưu tầm & Biên soạn

Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả - Jerusalem
Ein Karem, Jerusalem

Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả ở Ein Karem, Jerusalem, được xây trên địa điểm tương truyền là nơi Thánh nhân chào đời.

 

 

Nhà thờ và tu viện trên địa điểm thánh Gioan Tẩy Giả chào đời. Tổ hợp cấu trúc Nhà thờ và tu viện hiện tại được xây bên trên các tàn tích của những thời đại khác nhau, từ thời vua Hêrôđê (Herod) đến La Mã, Byzantine và Thập Tự Chinh. Theo truyền thống Kitô giáo, cái hang bên trong Nhà thờ là nơi chứng kiến sự ra đời của Gioan Tẩy Giả, con của ông Zacaria (Zechariah) và bà Êlisabét (Elizabeth), chị họ của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria.

 

 

Năm 1941 và 1942, dòng Phanxicô quyết định khai quật khu vực phía tây tổ hợp Nhà thờ và tu viện. Tại đây, họ tìm được những nấm mồ, các căn phòng được cắt sâu vào đá, những công cụ dùng để ép quả nho và các nhà nguyện nhỏ với những hàng gạch khảm. Căn phòng ở phía nam chứa cổ vật dưới dạng gốm sứ có niên đại vào thế kỷ thứ nhất Trước Công nguyên đến năm 70 Sau Công nguyên, tức vào thời của Zechariah, Elizabeth và Gioan Tẩy Giả. Các phát hiện khảo cổ ở Nhà thờ còn cho thấy luôn có người ở đây vào thời La Mã, Byzantine và thời gian đầu của đạo Hồi. Đa số cấu trúc của nhà thờ hiện tại được cho có niên đại vào thế kỷ 11, với phần bên dưới nhiều khả năng được xây dựng trong giai đoạn Byzantine (từ thế kỷ 4 đến thứ 7).

 

 

Phần tàn tích từ thời Byzantine gồm 2 nhà nguyện: thứ nhất là nhà nguyện các vị tử đạo, nơi đặt vị trí Nhà thờ hiện đại, và nhà nguyện còn lại bên dưới phần phía nam của tu viện. Nhà nguyện các vị tử đạo được xây dựng để tưởng nhớ các Thánh Anh Hài bị sát hại dưới bàn tay của Vua Hêrôđê. Tại đây, các nhà khảo cổ tìm được một dòng chữ khảm bằng tiếng Hy Lạp cổ với nội dung “Chào mừng! Những vị tử đạo của Thiên Chúa”, ở phía trước bàn thờ chính của Nhà thờ hiện tại. Cả hai nhà nguyện thời Byzantine đều bị phá hủy trong giai đoạn nổi dậy chống đế quốc Byzantine từ năm 529 đến 556.

Sau khi giành lại Jerusalem năm 1104, những người tham gia các cuộc Thập Tự Chinh xây lại nhà nguyện bên trên tàn tích Byzantine. Các Hiệp sĩ Cứu tế - dòng Hiệp sĩ Thánh Gioan, đã đứng ra xây dựng lại nơi này và đặt tên nhà nguyện là Gioan. Tuy nhiên, nhà nguyện Gioan cũng bị hủy hoại trong thế kỷ 12 và ở nguyên tình trạng đổ nát cho đến cuối giai đoạn Ottoman.

 

 

Năm 1674, các tu sĩ dòng Phanxicô bắt đầu định cư ở đây sau khi vua Louis XIV dàn xếp được với phía lãnh đạo Ottoman. Các tu sĩ mua đất đai và nhà ở, bao gồm khu vực dự kiến đặt tu viện. Tu viện được hoàn tất năm 1895. Còn Nhà thờ hiện tại được khởi công xây dựng vào nửa cuối thế kỷ 19 và hoàn tất năm 1920. Dự án nhận được sự hỗ trợ về tài chính của Vua Tây Ban Nha và kể từ đó vị bề trên tu viện luôn có gốc Tây Ban Nha.

Phía sau giáo đường bên trái là khu vực linh thiêng nhất của Nhà thờ, được xây bên trên hang động đã chào đón sự ra đời của Thánh Gioan Tẩy Giả. Cái hang gọi là Grotto of the Benedictus, theo tên bài hát được người cha Zacaria ngâm xướng khi con trai của ông chào đời. Bên phải cầu thang dẫn xuống hang là bức tượng bằng cẩm thạch của thánh Clare (1193-1252) , tông đồ của thánh Phanxicô và cũng là người sáng lập dòng nhì Thánh Phanxicô (Dòng Các chị em nghèo). Trong khi đó, Thánh Phanxicô thành Assisi là nhà sáng lập dòng tu Phanxicô, và tượng của ngài được đặt ở bên khác của bàn thờ chính.

 

 

Bên trên lối vào hang khắc những dòng ca từ của bài hát Grotto of the Benedictus (Hang của Người được Chúc lành): “Chúc tụng Thiên Chúa, Đức Chúa của dân tộc Israel, vì Người đã viếng thăm và cứu chuộc con dân của Người”. Một bức tranh vẽ lại cảnh tượng vị Thánh làm phép rửa cho Chúa Giêsu được treo bên trên các bậc thang đá dẫn xuống hang. Khi đi hết bậc thang, người hành hương sẽ đối diện một bàn thờ có khắc dòng chữ “vị Tiền Hô của Chúa đã chào đời tại đây”. 

Hàng năm có hơn 3 triệu người đến Ein Karem ở phía tây nam Jerusalem, hành hương và thăm viếng Nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả.

 

Bài: Sưu tầm & Biên soạn