Đền thánh Đức Mẹ Vỗ Nhiễm
400 Michigan Ave NE, Washington, Hoa Kỳ
Số lượng xem: 696

Đây là ngôi Vương Cung Thánh Đường xếp hạng thứ 8 lớn nhất thế giới, do người công giáo Hoa Kỳ xây dựng 40 năm từ năm 1920 cho đến năm 1959. Ngôi thánh đường được xây để kỷ niệm hai sự kiện, một là tôn vinh tín điều mới nhất của người Công Giáo tóm lược như sau "Đức Nữ Đồng Trinh Maria, vì được tiền định sẽ là mẹ Đấng Cứu Thế, cho nên Đức Chúa Trời đã đặc ân cho Đức Mẹ không hề bị vướng mắc vào tội tổ tông, truyền lại từ đời Adong và Eva (Vô Nhiễm Nguyên Tội)" (tín điều công bố năm 1854); hai là tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm đã được Hoa Kỳ nhận làm "Thánh Quan Thày" (Patroness of the United States, 1847).

 

 

Năm 1792, Đức Giám mục John Carroll đã dâng hiến quốc gia Hoa Kỳ cho Đức Trinh nữ vô nhiễm nguyên tội và sau đó, Công đồng Baltimore đã chính thức ghi nhận tôn Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội làm quan thày Hoa Kỳ. Đức Giám mục Thomas John Shaha- Hiệu trưởng trường đại học Công giáo Washington xin đề xuất với Đức Pio X là sẽ xây dựng một thánh đường to lớn để tôn kính Đức Mẹ vô nhiễm. Đề xuất này đã được Giáo Hoàng tán thành và Ngài bỏ ngay 400 đôla trong túi ra để ủng hộ. Giám mục T.J Shaha cũng bàn bạc với Hội đồng quản trị trường đại học ủng hộ một khu đất phái tây nam của trường để làm khuôn viên xây dựng thánh đường. Năm 1919, Giám mục Shaha tổ chức thi vẽ kiểu kiến trúc cho nhà thờ và bản vẽ của Kiến trúc sư McKena Công ty Maginnis and Walss của Boston được chọn lựa. Lúc đầu, kiến trúc nhà thờ được vẽ theo phong cách gotich nhưng Giám mục Shaha muốn theo phong cách Roman và tân Byzantine nên tác giả đã sửa lại. Nhìn bản vẽ thấy hao hao kiểu nhà thờ Hagia ở Sophia, Ba Lan. Ngày 20/9/1920, Đức Hồng y James Gibbone- Tổng Giám Mục Baltimore đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh đường với hơn 10 ngàn người tham dự. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 30 của thế kỷ XX và chiến tranh thế giới thứ 2 đã làm gián đoạn việc xây dựng. Phải mãi đến năm 1953, công việc mới tiếp tục trở lại. Ngày 20/11/1959, nhà thờ chính được hoàn thành. Đến năm 2006, mái vòm cũng được làm phép và tháp chuông “Ngôi Hai nhập thể” được hoàn thành cuối cùng ngày 17/11/2007.

 

 

Đây là Nhà thờ to lớn nhất và đẹp nhất ở Hoa Kỳ và cũng được xếp vào trong top 10 nhà thờ to đẹp nhất trên thế giới. Nhà thờ dài 140m, rộng 73m và tháp chuông cao 110m. Đường kính tháp vòm là 33m và cao 73m.
Nhà thờ có 70 nhà nguyện lớn nhỏ. Mỗi nhà nguyện được trang trí theo văn hóa của một quốc gia như  Áo, Úc, Czech, Philippine, Pháp, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc… và cả Việt Nam nữa. Nhà nguyện cho người Việt Nam có tên là nguyện đường La Vang, có tượng Đức Mẹ La Vang và được khánh thành năm 2006.

 

 

Nhà thờ có 2 tầng. Tầng trên diễn ra thánh lễ hàng ngày. Mỗi ngày ít nhất có 4 lễ. Bàn ghế của giáo dân được xếp quay về phía bàn thờ theo hình cánh cung. Nhà thờ có rất nhiều bức tranh khảm cỡ lớn vẽ theo phong cách Phục Hưng. Đẹp nhất là bức Christin Majesty (Chúa Kitô Vinh Hiển) được coi là lớn nhất thế giới với 4000 nhân vật và màu sắc khác nhau, do họa sĩ Jan Henyk de Rosa thực hiện. Nhà thờ rực rỡ sắc màu huyền ảo do các tấm kính màu vẽ hình trên cửa sổ.

 

 

Mái vòm tròn hình elip theo kiến trúc tân Byzantine là nét đẹp nổi bật nhất của Thánh đường. Đường kính của mái vòm dài 33m, đúng bằng tuổi đời của Chúa Giêsu, còn đường kính bên trong mái vòm là 27m. Điều đặc biệt là ở đây còn có các phòng riêng cho nam và nữ để họ thay trang phục khi dự lễ cho nghiêm trang.

 


Dưới hầm là Thánh đường dưới mặt đất được thiết kế mô phỏng theo các hang Toại đạo xưa (Cathacomb) của Giáo hội Công giáo nguyên thủy thời cấm đạo. Các vòm cuốn được kiến trúc theo phong cách Roman và đỡ các mái vòm đó là các cột đá granit khổng lồ nặng hàng chục tấn. Tầng hầm con lưu giữ nhiều kỷ vật quý giá trong đó có chiếc mũ Giáo hoàng ba tầng của Đức Phaolô VI năm 1968.
Thánh đường này chỉ duy nhất có phần mộ của Giám mục T.J Shaha được chôn cất ở đây và không có Giám mục coi sóc mà được coi là nhà thờ của quốc gia. Các Giám mục Hoa Kỳ dùng Thánh đường này để tổ chức các sự kiện có tính quốc gia và quốc tế. Ngày 12 tháng 10 năm 1990, Đức Gioan Phaolô II đã nâng đền Thánh thành Vương cung Thánh đường và Đức Bênêdictô XVI đã tặng Bông hồng vàng danh dự cho đền thánh này.Nhà thờ mở cửa suốt 365 ngày, mỗi ngày 5 tiếng và mỗi năm đón đến hàng chục triệu khách hành hương.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

Đền thánh Đức Mẹ Vỗ Nhiễm
400 Michigan Ave NE, Washington, Hoa Kỳ

Đây là ngôi Vương Cung Thánh Đường xếp hạng thứ 8 lớn nhất thế giới, do người công giáo Hoa Kỳ xây dựng 40 năm từ năm 1920 cho đến năm 1959. Ngôi thánh đường được xây để kỷ niệm hai sự kiện, một là tôn vinh tín điều mới nhất của người Công Giáo tóm lược như sau "Đức Nữ Đồng Trinh Maria, vì được tiền định sẽ là mẹ Đấng Cứu Thế, cho nên Đức Chúa Trời đã đặc ân cho Đức Mẹ không hề bị vướng mắc vào tội tổ tông, truyền lại từ đời Adong và Eva (Vô Nhiễm Nguyên Tội)" (tín điều công bố năm 1854); hai là tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm đã được Hoa Kỳ nhận làm "Thánh Quan Thày" (Patroness of the United States, 1847).

 

 

Năm 1792, Đức Giám mục John Carroll đã dâng hiến quốc gia Hoa Kỳ cho Đức Trinh nữ vô nhiễm nguyên tội và sau đó, Công đồng Baltimore đã chính thức ghi nhận tôn Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội làm quan thày Hoa Kỳ. Đức Giám mục Thomas John Shaha- Hiệu trưởng trường đại học Công giáo Washington xin đề xuất với Đức Pio X là sẽ xây dựng một thánh đường to lớn để tôn kính Đức Mẹ vô nhiễm. Đề xuất này đã được Giáo Hoàng tán thành và Ngài bỏ ngay 400 đôla trong túi ra để ủng hộ. Giám mục T.J Shaha cũng bàn bạc với Hội đồng quản trị trường đại học ủng hộ một khu đất phái tây nam của trường để làm khuôn viên xây dựng thánh đường. Năm 1919, Giám mục Shaha tổ chức thi vẽ kiểu kiến trúc cho nhà thờ và bản vẽ của Kiến trúc sư McKena Công ty Maginnis and Walss của Boston được chọn lựa. Lúc đầu, kiến trúc nhà thờ được vẽ theo phong cách gotich nhưng Giám mục Shaha muốn theo phong cách Roman và tân Byzantine nên tác giả đã sửa lại. Nhìn bản vẽ thấy hao hao kiểu nhà thờ Hagia ở Sophia, Ba Lan. Ngày 20/9/1920, Đức Hồng y James Gibbone- Tổng Giám Mục Baltimore đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Thánh đường với hơn 10 ngàn người tham dự. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 30 của thế kỷ XX và chiến tranh thế giới thứ 2 đã làm gián đoạn việc xây dựng. Phải mãi đến năm 1953, công việc mới tiếp tục trở lại. Ngày 20/11/1959, nhà thờ chính được hoàn thành. Đến năm 2006, mái vòm cũng được làm phép và tháp chuông “Ngôi Hai nhập thể” được hoàn thành cuối cùng ngày 17/11/2007.

 

 

Đây là Nhà thờ to lớn nhất và đẹp nhất ở Hoa Kỳ và cũng được xếp vào trong top 10 nhà thờ to đẹp nhất trên thế giới. Nhà thờ dài 140m, rộng 73m và tháp chuông cao 110m. Đường kính tháp vòm là 33m và cao 73m.
Nhà thờ có 70 nhà nguyện lớn nhỏ. Mỗi nhà nguyện được trang trí theo văn hóa của một quốc gia như  Áo, Úc, Czech, Philippine, Pháp, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc… và cả Việt Nam nữa. Nhà nguyện cho người Việt Nam có tên là nguyện đường La Vang, có tượng Đức Mẹ La Vang và được khánh thành năm 2006.

 

 

Nhà thờ có 2 tầng. Tầng trên diễn ra thánh lễ hàng ngày. Mỗi ngày ít nhất có 4 lễ. Bàn ghế của giáo dân được xếp quay về phía bàn thờ theo hình cánh cung. Nhà thờ có rất nhiều bức tranh khảm cỡ lớn vẽ theo phong cách Phục Hưng. Đẹp nhất là bức Christin Majesty (Chúa Kitô Vinh Hiển) được coi là lớn nhất thế giới với 4000 nhân vật và màu sắc khác nhau, do họa sĩ Jan Henyk de Rosa thực hiện. Nhà thờ rực rỡ sắc màu huyền ảo do các tấm kính màu vẽ hình trên cửa sổ.

 

 

Mái vòm tròn hình elip theo kiến trúc tân Byzantine là nét đẹp nổi bật nhất của Thánh đường. Đường kính của mái vòm dài 33m, đúng bằng tuổi đời của Chúa Giêsu, còn đường kính bên trong mái vòm là 27m. Điều đặc biệt là ở đây còn có các phòng riêng cho nam và nữ để họ thay trang phục khi dự lễ cho nghiêm trang.

 


Dưới hầm là Thánh đường dưới mặt đất được thiết kế mô phỏng theo các hang Toại đạo xưa (Cathacomb) của Giáo hội Công giáo nguyên thủy thời cấm đạo. Các vòm cuốn được kiến trúc theo phong cách Roman và đỡ các mái vòm đó là các cột đá granit khổng lồ nặng hàng chục tấn. Tầng hầm con lưu giữ nhiều kỷ vật quý giá trong đó có chiếc mũ Giáo hoàng ba tầng của Đức Phaolô VI năm 1968.
Thánh đường này chỉ duy nhất có phần mộ của Giám mục T.J Shaha được chôn cất ở đây và không có Giám mục coi sóc mà được coi là nhà thờ của quốc gia. Các Giám mục Hoa Kỳ dùng Thánh đường này để tổ chức các sự kiện có tính quốc gia và quốc tế. Ngày 12 tháng 10 năm 1990, Đức Gioan Phaolô II đã nâng đền Thánh thành Vương cung Thánh đường và Đức Bênêdictô XVI đã tặng Bông hồng vàng danh dự cho đền thánh này.Nhà thờ mở cửa suốt 365 ngày, mỗi ngày 5 tiếng và mỗi năm đón đến hàng chục triệu khách hành hương.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập