Mantara, ngoại ô của thị xã Sidon, cũng gọi là Saida, ở miền đồi núi phía nam Núi Lebanon. Sidon là một trong các hải cảng quang trọng phía đông Địa Trung Hải của người Phoenicians và được dựng lên khoảng 1400 năm trước Chúa giáng sinh và được nhắc tới nhiều trong Phúc Âm.
Tại một trong những xóm làng ở vùng Mantara, có một xóm - làng Kitô hữu Ai Cập, tại đây có một hang đá rộng (rộng và sâu hơn hang đá Lộ Đức). Tương truyền rằng tại hang đá này, Thánh nữ Maria Magdalena đã nhiều lần hiện ra. Đức Trinh Nữ Maria cũng có nhiều lần hiện ra tại đây. Lưu truyền rằng Thánh Maria Magdalena đẹp nhưng không đẹp bằng Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Maria Magdalena vóc dáng nhỏ hơn Đức Trinh Nữ, nhưng tóc Thánh nữ vàng hơn.
Khi Thánh Maria Magdalena hiện ra, có yêu cầu rằng hang đá này phải là "Nơi hoàn toàn yên lặng, không ai ăn uống gì tại đây. Nơi này phải triệt để im lặng dành cho những trái tim chờ đợi Chúa Giêsu Kitô trở lại."
Một nhà nguyện nhỏ có tường, có vách ngăn và cửa sổ, được dựng trong lòng hang đá này, nhưng trước đó, khi chưa có sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại đây thì nơi đây gần như hư tàn. Trong những năm từ 1908 đến 1911, nhiều người nói họ nhìn thấy một bóng sáng hiện ra ở trong hang đá hoặc phía ngoài gần đó, nhưng suốt bốn năm đó không có sự việc đặc biệt nào được ghi nhận. Từ ngày có tin là người ta thấy bóng sáng hiện ra tại hang đá ở Mantara, Bề Trên Nicola Halabi cũng đã đến dâng Thánh lễ tại đây. Vì thế một bàn thờ được thiết lập thoạt đầu ở cửa hang đá, sau di chuyển vào bên trong hang đá. Hai hoặc ba căn phòng trong nhà nguyện được sửa lại.
Sáng sớm ngày 11 tháng 6 năm 1911, Bề Trên Nicola Halabi dâng thánh lễ tại đây và có khoảng 60 người tham dự. Khoảng 7h tối, một nhóm phỏng chừng 50 phụ nữ trở lại hang đá. Bảy người trong số 50 người này tới gần hang đá trước và họ bị lóa mắt vì làn ánh sáng từ bàn thờ ở trong nhà nguyện phát ra (nhà nguyện cách cửa hang đá chừng 10m). Thoạt tiên, các bà này nghĩ bầu ánh sáng đó là phản chiếu ánh mặt trời đang lặn ở phía sau lưng họ. Nhưng cường độ ánh sáng càng tăng thêm và bắt đầu phát ra nhiều mầu sắc kỳ lạ. Các bà này không im lặng được nữa, mà la lên báo cho các người khác tới coi sự lạ. Có khoảng 60 người đã vào hang đá và tất cả đều lóa nắt, vì ánh sáng cực mạnh đến độ không thể nhìn thẳng vào bầu ánh sáng đó được.
Nhưng chỉ ít phút sau, ánh sáng giảm cường độ và trở nên những bóng mây sáng từ đó tỏa ra những tia sáng muôn mầu và những ánh sáng lóng lánh khác. Ở giữa bầu ánh sáng đó, người ta thấy một Vị Phụ Nữ mà mọi người lập tức nhận ra là Đức Trinh Nữ Maria vì Người bồng Chúa Hài Đồng.
Một số bà chạy xuống đồi lớn tiếng báo tin Đức Trinh Nữ Maria hiện ra. Tin Đức Mẹ hiện ra đã mau chóng loan truyền khắc các làng xóm lân cận, và rất đông người đến hang đá, trong số đó có cả Bề Trên Nicola Halabi và vị phụ tá. Đức Mẹ hiện ra lần này lâu khoảng hai hoặc ba tiếng đồng hồ. Tất cả những người tới gần bàn thờ lúc này đều được thấy Đức Mẹ. Đức Mẹ còn hiện ra ba hoặc bốn lần vào những ngày kế tiếp. Tờ báo địa phương ước lượng có trên 400 người đã được thấy Đức Mẹ.
Đức Mẹ hiện ra bồng Chúa Hài Đồng đứng trong bầu ánh sáng. Chúa Hài Đồng và Đức Mẹ không nói gì, nhưng nhìn đám đông tụ họp, trong khi đó Đức Trinh Nữ âu yếm đón nhận tất cả bằng cách gật đầu, ánh mắt nhìn, cử động của hai bàn tay, và nụ cười hài lòng.
Tại đây, người ta đã xây lên đền thờ Đức Mẹ, còn gọi là đền thờ Đức Mẹ Lebanon. Ngôi đền thờ này, trước đó thuộc về Tòa Thượng phụ Maronite (Chính Thống Giáo) sau đó được giao lại quyền quản lý cho Bộ truyền giáo Maronite Lebanon kể từ khi thành lập vào năm 1904. Đây là một trong những ngôi đền thờ quan trọng nhất trên thế giới được tôn vinh Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu. Ngôi đền nổi bật bởi bức tượng đồng khổng lồ nặng 15 tấn, cao 8,5 m và có đường kính 5 mét. Đức Mẹ vươn tay về phía Beirut.
Đền thờ Đức Mẹ Lebanon thu hút hàng triệu tín đồ cả Kitô giáo và Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới. Năm Thánh thứ 50 năm 1954 cũng là năm kỷ niệm một trăm năm thành lập Công giáo giáo điều sau đó thụ thai vô nhiễm. Trong những lễ kỷ niệm này, Giáo hoàng Đức Piô XII cử đại diện của mình, Hồng y Angelo Roncalli (sau này trở thành Giáo hoàng Gioan XXIII) đến Lebanon. Giáo hoàng John Paul II viếng thăm Đức Mẹ Lebanon năm 1997.
Bài: Sưu tầm & biên tập