Nhà thờ cổ nhất ở Mỹ
Milwaukee, Wisconsin, Hoa Kỳ
Số lượng xem: 482

Tại trung tâm khuôn viên Ðại học Marquette của dòng Tên ở TP Milwaukee, bang Wisconsin của Mỹ có một Nhà thờ 600 năm tuổi, không chỉ cổ mà còn có gốc tích rất đặc biệt.

 

 

Nhà nguyện Thánh Jeanne d’Arc (tiếng Việt là Thánh Gian-đa), tên chính thức của Nhà thờ này, là “cấu trúc cổ nhất ở tây bán cầu cho đến ngày nay vẫn giữ nguyên chức năng ban đầu”. Ðây cũng được xem là Nhà thờ cổ nhất trên đất Mỹ. Một điểm đáng lưu ý, 2020 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày thánh Jeanne d’Arc được Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XV tuyên thánh. Và dù Thánh nhân là quan thầy của Pháp, một phần di sản đáng kể của nữ Thánh hiện lại được lưu giữ tại Mỹ.

 

 

Cuộc hành trình của nhà nguyện đến bang Wisconsin cũng ly kỳ như bản thân cuộc đời của vị nữ Thánh người Pháp. Người hùng trong Chiến tranh Trăm Năm giữa Anh và Pháp (1337-1453) đã bị hỏa thiêu vì cáo buộc dị giáo ở tuổi 19, sau đó được xá tội và cuối cùng trở thành Thánh tử đạo.

 

 

Tại ngôi làng nhỏ mang tên Chasse của thị trấn Chasse-sur-Rhône thuộc miền đông nam nước Pháp, một gia đình địa phương giàu có vào năm 1420 đã cho xây phòng cầu nguyện theo kiến trúc Gothic nhân danh Thánh Martin de Seyssuel. Tuy nhiên, theo thời gian, cấu trúc này bị hư hỏng và không được sử dụng trong nhiều thế kỷ cho đến sau thế chiến thứ nhất. Lúc ấy, một kiến trúc sư và sử gia trẻ tuổi tên Jacques Couelle tình cờ đến làng Chasse ở thung lũng Rhone, cách Lyon khoảng 19 cây số về hướng nam. Ấn tượng trước tàn tích độc nhất vô nhị, ông quyết định nghiên cứu kiến trúc của nó, tiến hành đo đạc chi tiết, chụp ảnh và vẽ lại mọi thứ. Vài năm sau, nhà nguyện này một lần nữa thu hút sự chú ý của bà Gertrude Hill Gavin, con gái của nhà điều hành đường sắt người Mỹ tên là James Hill. Bà Gavin đã mua lại nhà nguyện từ thời Phục Hưng và chuyển nó từ Pháp đến khu vực ở Wheatley Hills thuộc New York.

 

 

Ngay sau khi nhà nguyện đến New York, Ủy ban Di tích lịch sử của Pháp thấy nguy cơ các cổ vật sẽ rời sang nước khác nên đã cấm toàn bộ hoạt động xuất khẩu cổ vật. Bà Gavin cũng mua lại một bàn thờ đời đầu của thiết kế Gothic và “tảng đá của thánh Jeanne d’Arc”. Cả hai đều được lắp đặt bên trong Nhà thờ mới được xây dựng. Trong đó, Ủy ban di tích lịch sử Pháp công nhận tảng đá trên từng được nữ Thánh đặt chân vào thời điểm cầu nguyện Ðức Mẹ trước trận chiến ở Orleans. Khi kết thúc lời cầu nguyện, cô gái trẻ Jeanne d’Arc quỳ xuống và hôn lên tảng đá, mà theo ghi chép, cổ vật này có nhiệt độ mát hơn những tảng đá còn lại. Bà Gavin tiếp tục trang trí nhà nguyện nhờ vào sự hỗ trợ của một số họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng thời bấy giờ, bao gồm John Russell Pope, người thiết kế Bảo tàng Quốc gia ở Washington D.C., Andrew Mellon, nhà thiết kế Bảo tàng nghệ thuật Frick ở New York, và Charles Connick, người từng thiết kế các cửa sổ bằng kính mờ đầu tiên dựa trên hình mẫu tại Nhà thờ Sainte Chapelle ở Paris.

 

 

Năm 1933, bà Gavin khẩn khoản xin Ðức Giáo Hoàng Piô XI cho phép tổ chức thánh lễ trong Nhà thờ này, và được Ðức Thánh Cha đồng ý. Sau cái chết của bà Gavin vào năm 1962, khu bất động sản của gia đình bà ở Wheatley Hills được sang tay cho gia đình Marc Rojtman. Thế nhưng 5 ngày trước khi họ chuyển vào ở, một trận hỏa hoạn đã bốc lên tại khuôn viên tòa nhà, nhưng nhà nguyện Thánh Jeanne d’Arc không bị ảnh hưởng. Sau đó, họ quyên tặng nhà nguyện cho Ðại học Marquette của dòng Tên vào năm 1964.

 

 

Ngày lễ của Thánh Jeanne d’Arc được cử hành vào ngày 30 tháng 5 hằng năm, là dịp để nhiều tín hữu bày tỏ lòng tôn kính đối với nữ Thánh mà cuộc đời, văn chương, nghệ thuật và đức tin đều khơi ngợi nguồn cảm hứng cho các thế hệ. Tảng đá nổi tiếng của Thánh nhân giờ đây là bệ đỡ cho bức tượng Ðức Mẹ. Nhà thờ đặc biệt này trở thành nơi chứng kiến lời thề nguyện của các đôi vợ chồng mới cưới, và cũng là địa điểm ưa thích của các sinh viên Ðại học Marquette đến cầu nguyện. Ðiều quan trọng hơn cả là cấu trúc 600 năm tuổi tiếp tục thổi hồn cho đời sống tâm linh ở khuôn viên đại học, nơi dừng chân của nhiều sinh viên trước khi quay về ký túc xá vào mỗi buổi chiều. Như linh mục dòng Tên Frederick Zagone, phụ trách truyền giáo và mục vụ tại trường Marquette, nhận định với trang tin Crux: “Nhà thờ giữ vị trí trung tâm của trường đại học, cả thể chất lẫn tinh thần”. 

 

 

Thông tin tham khảo:
Đại học Marquette được thành lập cách đây 139 năm vào ngày 28 tháng 8 năm 1881, với tên gọi Cao đẳng Marquette bởi John Martin Henni, giám mục Công giáo đầu tiên của Tổng giáo phận Milwaukee, với sự hỗ trợ tài trợ từ doanh nhân người Bỉ Guillaume Joseph DeBuey. Trường đại học được đặt theo tên của nhà truyền giáo và nhà thám hiểm thế kỷ 17 Cha Jacques Marquette. Ưu tiên cao nhất của trường cao đẳng mới thành lập là cung cấp một nền giáo dục Công giáo giá cả phải chăng cho những người mới nổi trong khu vực tiếng Đức dân nhập cư. Năm sinh viên tốt nghiệp đầu tiên của Cao đẳng Marquette nhận bằng cử nhân nghệ thuật vào năm 1887. Từ năm 1891 đến 1906, trường tuyển dụng một giáo sư giáo viên toàn thời gian, với nhiều lớp học được giảng dạy bởi các sinh viên thạc sĩ. Đến năm 1906, Marquette đã cấp bằng Cử nhân Văn khoa cho 186 sinh viên, 38 Thạc sĩ Văn học và một sinh viên Cử nhân Khoa học.
 
 
Ngày nay, trường đại học Marquette bao gồm 11 trường học và cao đẳng: Helen Way Klingler College of Arts and Sciences, các Cao đẳng quản trị kinh doanh, các J. William và Mary Diederich College of Communication, các Đại học Giáo dục, các Cao đẳng kỹ thuật, các Cao đẳng Khoa học sức khỏe, các Cao đẳng điều dưỡng, các Cao đẳng Nghiên cứu Chuyên nghiệp, Trường Cao học, Trường nha khoa Đại học Marquette, và Trường Luật Đại học Marquette. Trường cao đẳng lớn nhất của Marquette theo số lượng tuyển sinh là Trường Cao đẳng Khoa học và Nghệ thuật Helen Way Klingle.
 
Bài: Sưu tầm & biên tập
Nhà thờ cổ nhất ở Mỹ
Milwaukee, Wisconsin, Hoa Kỳ

Tại trung tâm khuôn viên Ðại học Marquette của dòng Tên ở TP Milwaukee, bang Wisconsin của Mỹ có một Nhà thờ 600 năm tuổi, không chỉ cổ mà còn có gốc tích rất đặc biệt.

 

 

Nhà nguyện Thánh Jeanne d’Arc (tiếng Việt là Thánh Gian-đa), tên chính thức của Nhà thờ này, là “cấu trúc cổ nhất ở tây bán cầu cho đến ngày nay vẫn giữ nguyên chức năng ban đầu”. Ðây cũng được xem là Nhà thờ cổ nhất trên đất Mỹ. Một điểm đáng lưu ý, 2020 đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày thánh Jeanne d’Arc được Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XV tuyên thánh. Và dù Thánh nhân là quan thầy của Pháp, một phần di sản đáng kể của nữ Thánh hiện lại được lưu giữ tại Mỹ.

 

 

Cuộc hành trình của nhà nguyện đến bang Wisconsin cũng ly kỳ như bản thân cuộc đời của vị nữ Thánh người Pháp. Người hùng trong Chiến tranh Trăm Năm giữa Anh và Pháp (1337-1453) đã bị hỏa thiêu vì cáo buộc dị giáo ở tuổi 19, sau đó được xá tội và cuối cùng trở thành Thánh tử đạo.

 

 

Tại ngôi làng nhỏ mang tên Chasse của thị trấn Chasse-sur-Rhône thuộc miền đông nam nước Pháp, một gia đình địa phương giàu có vào năm 1420 đã cho xây phòng cầu nguyện theo kiến trúc Gothic nhân danh Thánh Martin de Seyssuel. Tuy nhiên, theo thời gian, cấu trúc này bị hư hỏng và không được sử dụng trong nhiều thế kỷ cho đến sau thế chiến thứ nhất. Lúc ấy, một kiến trúc sư và sử gia trẻ tuổi tên Jacques Couelle tình cờ đến làng Chasse ở thung lũng Rhone, cách Lyon khoảng 19 cây số về hướng nam. Ấn tượng trước tàn tích độc nhất vô nhị, ông quyết định nghiên cứu kiến trúc của nó, tiến hành đo đạc chi tiết, chụp ảnh và vẽ lại mọi thứ. Vài năm sau, nhà nguyện này một lần nữa thu hút sự chú ý của bà Gertrude Hill Gavin, con gái của nhà điều hành đường sắt người Mỹ tên là James Hill. Bà Gavin đã mua lại nhà nguyện từ thời Phục Hưng và chuyển nó từ Pháp đến khu vực ở Wheatley Hills thuộc New York.

 

 

Ngay sau khi nhà nguyện đến New York, Ủy ban Di tích lịch sử của Pháp thấy nguy cơ các cổ vật sẽ rời sang nước khác nên đã cấm toàn bộ hoạt động xuất khẩu cổ vật. Bà Gavin cũng mua lại một bàn thờ đời đầu của thiết kế Gothic và “tảng đá của thánh Jeanne d’Arc”. Cả hai đều được lắp đặt bên trong Nhà thờ mới được xây dựng. Trong đó, Ủy ban di tích lịch sử Pháp công nhận tảng đá trên từng được nữ Thánh đặt chân vào thời điểm cầu nguyện Ðức Mẹ trước trận chiến ở Orleans. Khi kết thúc lời cầu nguyện, cô gái trẻ Jeanne d’Arc quỳ xuống và hôn lên tảng đá, mà theo ghi chép, cổ vật này có nhiệt độ mát hơn những tảng đá còn lại. Bà Gavin tiếp tục trang trí nhà nguyện nhờ vào sự hỗ trợ của một số họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng thời bấy giờ, bao gồm John Russell Pope, người thiết kế Bảo tàng Quốc gia ở Washington D.C., Andrew Mellon, nhà thiết kế Bảo tàng nghệ thuật Frick ở New York, và Charles Connick, người từng thiết kế các cửa sổ bằng kính mờ đầu tiên dựa trên hình mẫu tại Nhà thờ Sainte Chapelle ở Paris.

 

 

Năm 1933, bà Gavin khẩn khoản xin Ðức Giáo Hoàng Piô XI cho phép tổ chức thánh lễ trong Nhà thờ này, và được Ðức Thánh Cha đồng ý. Sau cái chết của bà Gavin vào năm 1962, khu bất động sản của gia đình bà ở Wheatley Hills được sang tay cho gia đình Marc Rojtman. Thế nhưng 5 ngày trước khi họ chuyển vào ở, một trận hỏa hoạn đã bốc lên tại khuôn viên tòa nhà, nhưng nhà nguyện Thánh Jeanne d’Arc không bị ảnh hưởng. Sau đó, họ quyên tặng nhà nguyện cho Ðại học Marquette của dòng Tên vào năm 1964.

 

 

Ngày lễ của Thánh Jeanne d’Arc được cử hành vào ngày 30 tháng 5 hằng năm, là dịp để nhiều tín hữu bày tỏ lòng tôn kính đối với nữ Thánh mà cuộc đời, văn chương, nghệ thuật và đức tin đều khơi ngợi nguồn cảm hứng cho các thế hệ. Tảng đá nổi tiếng của Thánh nhân giờ đây là bệ đỡ cho bức tượng Ðức Mẹ. Nhà thờ đặc biệt này trở thành nơi chứng kiến lời thề nguyện của các đôi vợ chồng mới cưới, và cũng là địa điểm ưa thích của các sinh viên Ðại học Marquette đến cầu nguyện. Ðiều quan trọng hơn cả là cấu trúc 600 năm tuổi tiếp tục thổi hồn cho đời sống tâm linh ở khuôn viên đại học, nơi dừng chân của nhiều sinh viên trước khi quay về ký túc xá vào mỗi buổi chiều. Như linh mục dòng Tên Frederick Zagone, phụ trách truyền giáo và mục vụ tại trường Marquette, nhận định với trang tin Crux: “Nhà thờ giữ vị trí trung tâm của trường đại học, cả thể chất lẫn tinh thần”. 

 

 

Thông tin tham khảo:
Đại học Marquette được thành lập cách đây 139 năm vào ngày 28 tháng 8 năm 1881, với tên gọi Cao đẳng Marquette bởi John Martin Henni, giám mục Công giáo đầu tiên của Tổng giáo phận Milwaukee, với sự hỗ trợ tài trợ từ doanh nhân người Bỉ Guillaume Joseph DeBuey. Trường đại học được đặt theo tên của nhà truyền giáo và nhà thám hiểm thế kỷ 17 Cha Jacques Marquette. Ưu tiên cao nhất của trường cao đẳng mới thành lập là cung cấp một nền giáo dục Công giáo giá cả phải chăng cho những người mới nổi trong khu vực tiếng Đức dân nhập cư. Năm sinh viên tốt nghiệp đầu tiên của Cao đẳng Marquette nhận bằng cử nhân nghệ thuật vào năm 1887. Từ năm 1891 đến 1906, trường tuyển dụng một giáo sư giáo viên toàn thời gian, với nhiều lớp học được giảng dạy bởi các sinh viên thạc sĩ. Đến năm 1906, Marquette đã cấp bằng Cử nhân Văn khoa cho 186 sinh viên, 38 Thạc sĩ Văn học và một sinh viên Cử nhân Khoa học.
 
 
Ngày nay, trường đại học Marquette bao gồm 11 trường học và cao đẳng: Helen Way Klingler College of Arts and Sciences, các Cao đẳng quản trị kinh doanh, các J. William và Mary Diederich College of Communication, các Đại học Giáo dục, các Cao đẳng kỹ thuật, các Cao đẳng Khoa học sức khỏe, các Cao đẳng điều dưỡng, các Cao đẳng Nghiên cứu Chuyên nghiệp, Trường Cao học, Trường nha khoa Đại học Marquette, và Trường Luật Đại học Marquette. Trường cao đẳng lớn nhất của Marquette theo số lượng tuyển sinh là Trường Cao đẳng Khoa học và Nghệ thuật Helen Way Klingle.
 
Bài: Sưu tầm & biên tập