Nhà thờ Phục Sinh
Thành cổ Jerusalem
Số lượng xem: 565

Nhà thờ Mộ Thánh hay Nhà thờ Phục Sinh được xem là nơi linh thiêng nhất của thành cổ Jerusalem.  Nơi đây chính là đỉnh đồi Sọ (Can-vê) xưa, nơi đã dựng cây Thập giá đóng đinh Chúa Giêsu và nơi Ngài được mai táng và đã sống lại sau ba ngày (Phúc âm Mátthêu).

Theo lịch sử ghi chép thì vào đầu thế kỷ thứ 2, địa điểm của nhà thờ hiện nay là đền thờ nữ thần Aphrodite; nhiều nhà văn thời xưa mô tả nơi đây là đền thờ nữ thần Venus, vị thần của người La Mã tương đương nữ thần Aphrodite. Eusebius, trong quyển Life of Constantine của ông cho rằng địa điểm nhà thờ này có nguồn gốc từ một nơi tôn kính của Kitô giáo, nhưng hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp những nơi của Kitô giáo này, rồi xây đền thờ của riêng trên đỉnh (đất lấp), do ghét Kitô giáo. Mặc dù Eusebius không nói nhiều, nhưng dường như đền thờ nữ thần Aphrodite đã được xây dựng như một phần trong cuộc tái thiết Jerusalem của Hadrianus giống như Aelia Capitolina năm 135, sau khi Jerusalem bị tàn phá bởi cuộc Chiến tranh Do Thái-La Mã thứ nhất năm 70 và cuộc Khởi nghĩa Bar Kokhba năm 132–135.

 

 

Khoảng năm 325-326 hoàng đế Constantine I ra lệnh phá đền thờ Aphrodite và đào đất nền của đền thờ đưa đi nơi khác, rồi chỉ thị cho Macarius of Jerusalem - vị giám mục địa phương – xây một nhà thờ trên địa điểm này. Tập Itinerarium Burdigalense tường thuật trong năm 333: Tại đây, hiện nay, do lệnh của hoàng đế Constantine, đã xây dựng một vương cung Thánh đường, tức là một nhà thờ đẹp lạ lùng. Hoàng đế Constantine hướng dẫn cho mẹ ông – hoàng thái hậu Helena - xây các nhà thờ trên những địa điểm tưởng nhớ tới cuộc đời của chúa Giêsu. Bà đã hiện diện từ năm 326 trong việc xây dựng nhà thờ này và đích thân tham gia các cuộc khai quật và xây dựng.

Trong khi khai quật, Helena (được cho là) đã tái phát hiện Thánh giá thật, và ngôi mộ (chôn xác Chúa), dù rằng tường thuật của Eusebius không đề cập tới sự có mặt của Helena tại nơi khai quật cũng như việc phát hiện Thánh giá, mà chỉ nói tới ngôi mộ. Theo Eusebius, ngôi mộ đưa ra một bằng chứng rõ ràng, có thể nhìn thấy rằng đó chính là ngôi mộ của chúa Giêsu, Socrates Scholasticus (s. khoảng năm 380), trong quyển Ecclesiastical History (Lịch sử Giáo hội Kitô) của ông đã mô tả đầy đủ việc phát hiện này (sau này được Sozomen và Theodoret nhắc lại) trong đó nhấn mạnh vai trò của Helena trong việc khai quật và xây dựng nhà thờ này; cũng giống như Nhà thờ Giáng Sinh ở Bethlehem (cũng do Constantine và Helena thiết lập) để tưởng nhớ việc đản sinh của chúa Giêsu, thì Nhà thờ mộ Thánh là để tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Ngài.

 

 

Nhà thờ do hoàng đế Constantine xây gồm 2 nhà thờ nối liền với nhau trên 2 địa điểm thiêng liêng khác nhau, trong đó là một vương cung Thánh đường (gọi là Martyrium (Tử đạo) mà một phụ nữ tên Egeria đã viếng thăm trong thập niên 380), một atrium (tên là Triportico) với đồi Golgotha truyền thống ở một góc, và một rotunda (phòng lớn hình tròn), gọi là Anastasis (Phục sinh), nơi có di tích của một ngôi "mộ đục vào trong núi đá" mà Helena và giám mục Macarius xác định là mộ mai táng chúa Giêsu. 

Năm 614, người Ba Tư xâm chiếm Jerusalem, công trình này đã bị hỏa hoạn phá hủy và hư hại nghiêm trọng. Sau đó nhà thờ đã được phục hồi nhưng rồi bị phá hủy trong thời kì trị vì của người Hồi giáo những năm đầu thế kỷ XI. Năm 1099, đoàn quân Thập tự chinh tiến về Jerusalen chiếm lại Nhà thờ Mộ Thánh và các nhà thờ khác từ tay người Hồi giáo và tiến hành xây dựng lại nhà thờ.
Theo dòng chảy thời gian, Nhà thờ Mộ Thánh đã trải qua bao biến cố thăng trầm, tưởng chừng như bị phá hủy hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Theo ghi chép, những tín đồ Cơ Đốc giáo đầu tiên ở Jerusalem rất sùng bái nơi đây. Từ thời điểm Chúa phục sinh, họ thường xuyên cử hành nghi lễ tại ngôi mộ Chúa Jesus, cho đến năm 66 sau Công nguyên, thành phố bị người La Mã xâm chiếm.

 

Nhà thờ Mộ Thánh thế kỷ 19

 

Nhà nguyện trên ngôi mộ được cho là nơi Chúa Jesus được chôn cất và sống lại đã được xây dựng lại 4 lần, gần nhất là năm 1810. Khi chính quyền Anh cai trị Palestine từ năm 1947, khi đó những dầm sắt đã được đưa vào chống đỡ cho công trình như hiện nay.
Ngày nay, Nhà thờ Mộ Thánh được xem như là “tài sản chung” của các tôn giáo Abraham khi quyền sở hữu được chia sẻ giữa Công giáo La Mã, Giáo hội Armenia và Chính thống giáo Hy Lạp.
Và quyền sở hữu Nhà thờ Mộ Thánh được chia sẻ giữa Công giáo La Mã – khu nhà nguyện cho các tu sĩ dòng Franciscan và Nhà nguyện Phát hiện Thánh giá thật ở tầng ngầm. Giáo hội Armenia - khu Nhà nguyện Thánh Helena ở tầng ngầm và Chính thống giáo Hy Lạp -  khu không gian thờ trung tâm. Ba cộng đồng Chính thống giáo nhỏ hơn như Coptic, Syria và Ethiopia có quyền sử dụng các khu vực nhất định trong khu này.

 

 

Vì vậy, trong suốt chặng đường chịu nạn của Chúa, mỗi giáo hội lại “sở hữu” một phần các chặng Thánh của Chúa. Dưới bàn thờ do Giáo hội Chính Thống cai quản có một lỗ sâu, xung quanh còn đá núi (đây là chặng thứ 12 trong 14 chặng thập giá khổ nạn của Chúa). Ngay cạnh đó là bàn thờ do Giáo hội Công giáo cai quản, có phiến đá tương truyền là quân La Mã đã dùng kê tay, chân Chúa lên đóng đinh (chặng 11). Cách khoảng vài chục mét là nơi đặt phiến đá (còn gọi là giường chôn) mà xác Chúa Jesus đã được bọc vào khăn liệm sau khi được tháo xuống khỏi thập giá (chặng 13). Vì thế, mỗi ngày số lượng du khách đến viếng thăm rất đông đúc, có khi lên đến hàng chục nghìn người. Bên cạnh đó, công trình mang tên tiếng Latin là Edicule (nghĩa là “ngôi nhà nhỏ”) bao quanh mộ phần của Chúa được tôn tạo vào năm 1808-1810 sau một trận hỏa hoạn, cũng tổ chức những thánh lễ của Giáo hội Công giáo và Chính Thống suốt ngày. 
 

Khu vực thành cổ được bao bọc bởi các bức tường cao và nằm trong lòng thành phố Jerusalem hiện đại. Bên cạnh đó, nhiều địa điểm tôn giáo quan trọng khác như Đền Núi cùng Bức tường phía Tây của Do Thái giáo, Nhà thờ Mộ Thánh của Kitô giáo và Đền Mái vòm Đá cũng như Giáo đường Al-Aqsa của Hồi giáo. Tất cả khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1981 và bảo tồn cho đến ngày nay và là nơi hòa thuận, cùng tôn kính của năm tôn giáo lớn cai quản là: Islam giáo, Do Thái giáo, Công giáo, Chính Thống giáo, các Giáo hội công giáo Đông phương - Armenia.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Nhà thờ Phục Sinh
Thành cổ Jerusalem

Nhà thờ Mộ Thánh hay Nhà thờ Phục Sinh được xem là nơi linh thiêng nhất của thành cổ Jerusalem.  Nơi đây chính là đỉnh đồi Sọ (Can-vê) xưa, nơi đã dựng cây Thập giá đóng đinh Chúa Giêsu và nơi Ngài được mai táng và đã sống lại sau ba ngày (Phúc âm Mátthêu).

Theo lịch sử ghi chép thì vào đầu thế kỷ thứ 2, địa điểm của nhà thờ hiện nay là đền thờ nữ thần Aphrodite; nhiều nhà văn thời xưa mô tả nơi đây là đền thờ nữ thần Venus, vị thần của người La Mã tương đương nữ thần Aphrodite. Eusebius, trong quyển Life of Constantine của ông cho rằng địa điểm nhà thờ này có nguồn gốc từ một nơi tôn kính của Kitô giáo, nhưng hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp những nơi của Kitô giáo này, rồi xây đền thờ của riêng trên đỉnh (đất lấp), do ghét Kitô giáo. Mặc dù Eusebius không nói nhiều, nhưng dường như đền thờ nữ thần Aphrodite đã được xây dựng như một phần trong cuộc tái thiết Jerusalem của Hadrianus giống như Aelia Capitolina năm 135, sau khi Jerusalem bị tàn phá bởi cuộc Chiến tranh Do Thái-La Mã thứ nhất năm 70 và cuộc Khởi nghĩa Bar Kokhba năm 132–135.

 

 

Khoảng năm 325-326 hoàng đế Constantine I ra lệnh phá đền thờ Aphrodite và đào đất nền của đền thờ đưa đi nơi khác, rồi chỉ thị cho Macarius of Jerusalem - vị giám mục địa phương – xây một nhà thờ trên địa điểm này. Tập Itinerarium Burdigalense tường thuật trong năm 333: Tại đây, hiện nay, do lệnh của hoàng đế Constantine, đã xây dựng một vương cung Thánh đường, tức là một nhà thờ đẹp lạ lùng. Hoàng đế Constantine hướng dẫn cho mẹ ông – hoàng thái hậu Helena - xây các nhà thờ trên những địa điểm tưởng nhớ tới cuộc đời của chúa Giêsu. Bà đã hiện diện từ năm 326 trong việc xây dựng nhà thờ này và đích thân tham gia các cuộc khai quật và xây dựng.

Trong khi khai quật, Helena (được cho là) đã tái phát hiện Thánh giá thật, và ngôi mộ (chôn xác Chúa), dù rằng tường thuật của Eusebius không đề cập tới sự có mặt của Helena tại nơi khai quật cũng như việc phát hiện Thánh giá, mà chỉ nói tới ngôi mộ. Theo Eusebius, ngôi mộ đưa ra một bằng chứng rõ ràng, có thể nhìn thấy rằng đó chính là ngôi mộ của chúa Giêsu, Socrates Scholasticus (s. khoảng năm 380), trong quyển Ecclesiastical History (Lịch sử Giáo hội Kitô) của ông đã mô tả đầy đủ việc phát hiện này (sau này được Sozomen và Theodoret nhắc lại) trong đó nhấn mạnh vai trò của Helena trong việc khai quật và xây dựng nhà thờ này; cũng giống như Nhà thờ Giáng Sinh ở Bethlehem (cũng do Constantine và Helena thiết lập) để tưởng nhớ việc đản sinh của chúa Giêsu, thì Nhà thờ mộ Thánh là để tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Ngài.

 

 

Nhà thờ do hoàng đế Constantine xây gồm 2 nhà thờ nối liền với nhau trên 2 địa điểm thiêng liêng khác nhau, trong đó là một vương cung Thánh đường (gọi là Martyrium (Tử đạo) mà một phụ nữ tên Egeria đã viếng thăm trong thập niên 380), một atrium (tên là Triportico) với đồi Golgotha truyền thống ở một góc, và một rotunda (phòng lớn hình tròn), gọi là Anastasis (Phục sinh), nơi có di tích của một ngôi "mộ đục vào trong núi đá" mà Helena và giám mục Macarius xác định là mộ mai táng chúa Giêsu. 

Năm 614, người Ba Tư xâm chiếm Jerusalem, công trình này đã bị hỏa hoạn phá hủy và hư hại nghiêm trọng. Sau đó nhà thờ đã được phục hồi nhưng rồi bị phá hủy trong thời kì trị vì của người Hồi giáo những năm đầu thế kỷ XI. Năm 1099, đoàn quân Thập tự chinh tiến về Jerusalen chiếm lại Nhà thờ Mộ Thánh và các nhà thờ khác từ tay người Hồi giáo và tiến hành xây dựng lại nhà thờ.
Theo dòng chảy thời gian, Nhà thờ Mộ Thánh đã trải qua bao biến cố thăng trầm, tưởng chừng như bị phá hủy hoàn toàn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Theo ghi chép, những tín đồ Cơ Đốc giáo đầu tiên ở Jerusalem rất sùng bái nơi đây. Từ thời điểm Chúa phục sinh, họ thường xuyên cử hành nghi lễ tại ngôi mộ Chúa Jesus, cho đến năm 66 sau Công nguyên, thành phố bị người La Mã xâm chiếm.

 

Nhà thờ Mộ Thánh thế kỷ 19

 

Nhà nguyện trên ngôi mộ được cho là nơi Chúa Jesus được chôn cất và sống lại đã được xây dựng lại 4 lần, gần nhất là năm 1810. Khi chính quyền Anh cai trị Palestine từ năm 1947, khi đó những dầm sắt đã được đưa vào chống đỡ cho công trình như hiện nay.
Ngày nay, Nhà thờ Mộ Thánh được xem như là “tài sản chung” của các tôn giáo Abraham khi quyền sở hữu được chia sẻ giữa Công giáo La Mã, Giáo hội Armenia và Chính thống giáo Hy Lạp.
Và quyền sở hữu Nhà thờ Mộ Thánh được chia sẻ giữa Công giáo La Mã – khu nhà nguyện cho các tu sĩ dòng Franciscan và Nhà nguyện Phát hiện Thánh giá thật ở tầng ngầm. Giáo hội Armenia - khu Nhà nguyện Thánh Helena ở tầng ngầm và Chính thống giáo Hy Lạp -  khu không gian thờ trung tâm. Ba cộng đồng Chính thống giáo nhỏ hơn như Coptic, Syria và Ethiopia có quyền sử dụng các khu vực nhất định trong khu này.

 

 

Vì vậy, trong suốt chặng đường chịu nạn của Chúa, mỗi giáo hội lại “sở hữu” một phần các chặng Thánh của Chúa. Dưới bàn thờ do Giáo hội Chính Thống cai quản có một lỗ sâu, xung quanh còn đá núi (đây là chặng thứ 12 trong 14 chặng thập giá khổ nạn của Chúa). Ngay cạnh đó là bàn thờ do Giáo hội Công giáo cai quản, có phiến đá tương truyền là quân La Mã đã dùng kê tay, chân Chúa lên đóng đinh (chặng 11). Cách khoảng vài chục mét là nơi đặt phiến đá (còn gọi là giường chôn) mà xác Chúa Jesus đã được bọc vào khăn liệm sau khi được tháo xuống khỏi thập giá (chặng 13). Vì thế, mỗi ngày số lượng du khách đến viếng thăm rất đông đúc, có khi lên đến hàng chục nghìn người. Bên cạnh đó, công trình mang tên tiếng Latin là Edicule (nghĩa là “ngôi nhà nhỏ”) bao quanh mộ phần của Chúa được tôn tạo vào năm 1808-1810 sau một trận hỏa hoạn, cũng tổ chức những thánh lễ của Giáo hội Công giáo và Chính Thống suốt ngày. 
 

Khu vực thành cổ được bao bọc bởi các bức tường cao và nằm trong lòng thành phố Jerusalem hiện đại. Bên cạnh đó, nhiều địa điểm tôn giáo quan trọng khác như Đền Núi cùng Bức tường phía Tây của Do Thái giáo, Nhà thờ Mộ Thánh của Kitô giáo và Đền Mái vòm Đá cũng như Giáo đường Al-Aqsa của Hồi giáo. Tất cả khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1981 và bảo tồn cho đến ngày nay và là nơi hòa thuận, cùng tôn kính của năm tôn giáo lớn cai quản là: Islam giáo, Do Thái giáo, Công giáo, Chính Thống giáo, các Giáo hội công giáo Đông phương - Armenia.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập