Tu viện Sumela - Thổ Nhĩ Kỳ
Altındere, Maçka/Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ
Số lượng xem: 476

Tu viện Sumela (tiếng Hy Lạp có nghĩa là Đức Mẹ Đồng trinh) nằm cheo leo trên một vách đá ở thung lũng Altmdere, tỉnh Trabzon, thuộc vùng Đông Bắc – Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen.

 


Tu viện có vị trí cách mặt nước biển khoảng 1.200 m, đã có đến hơn 1.600 tuổi, với thời tiết quanh năm ẩm ướt, sương mù thường phủ kín bên ngoài tòa tu viện, tạo cho Sumela vẻ đẹp huyền ảo, âm u và đầy bí ẩn với mọi du khách.
Về sự ra đời của tu viện, có một truyền thuyết kể rằng Thánh Luke, một tông đồ của Chúa Giêsu sinh thời đã từng tạc một bức tượng Đức Mẹ Đồng trinh – Maria bằng gỗ màu đen. 

 


Sau đó, khi ông qua đời, tượng Đức Mẹ được chuyển tới Athens – Hy Lạp và các Thiên Thần đã đặt bức tượng vào một hang đá cất giấu đến năm 386 thì có hai tu sĩ người Athens là Thánh Sophronius và Thánh Barnabas đã phát hiện ra bức tượng và họ đã quyết định xây dựng tu viện ngay tại hang đá này và đặt tên tu viện là Sumela, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là Đức Mẹ Đồng trinh.

 


Tu viện Sumela theo Chính thống giáo – Hy Lạp là một nhánh của Kitô giáo, vào thời kỳ thịnh vượng nhất của tu viện, tại đây đã tồn tại cả một thị trấn xung quanh tu viện này. 
Tu viện Sumela được xây dựng vào năm 386, dưới thời hoàng đế Theodosius I. Trong suốt lịch sử tồn tại lâu đời của mình, Sumela đã nhiều lần bị hư hại và các vị vua khác nhau đã đầu tư nhiều tiền bạc để khôi phục. Đến thế kỷ 13, tu viện đạt đến hình dạng hiện tại và trở nên cực kỳ nổi tiếng vào thời trị vì của Alexios III.

 


Vì các hoàng đế của đế chế Trebizond đã không tiếc tiền của đầu tư xây dựng tu viện, nên từ đó có thể hình dung phần nào qua hình ảnh tu viện đã được cải tạo ngày nay, vào thời kỳ đỉnh cao của mình, nó đã từng tráng lệ, tinh xảo và ấn tượng như thế nào.
Khi đế chế Trebizond sụp đổ và bị thay thế bởi đế chế Ottoman, đế chế lấy Hồi giáo làm quốc đạo, tu viện vẫn được duy trì, bởi cả người theo đạo Cơ đốc giáo và Hồi giáo đều tin rằng phép màu của Đức Mẹ Đồng Trinh – Maria sẽ mang tới sức khỏe dồi dào cho những người hành hương. 
Tu viện hoạt động cho đến đầu thế kỉ 20, khi thế chiến thứ nhất kết thúc, cùng với sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, đã có sự trao đổi dân cư giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, buộc gần 2 triệu người Hy Lạp và người Thổ Nhĩ Kỳ phải rời khỏi cộng đồng lâu đời của mình để trở về quê gốc, dân tộc của mình.

 


Cũng vào thời điểm này tu viện đã chính thức bị bỏ hoang bắt đầu từ năm 1923. Có thông tin các tu sĩ đã chuyển nhiều báu vật trong tu viện sang Hy Lạp và có một vài công trình bằng gỗ của tu viện đã bị hủy trong một trận hỏa hoạn lớn xảy ra vào năm 1930.
Tu viện Sumela bị bỏ hoang trong nhiều thập kỷ, sau đó đã được phục hồi một phần và được sử dụng trở lại để làm viện bảo tàng. Từ năm 2012, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tài trợ cho công việc cải tạo tu viện, đưa về hiện trạng tốt nhất có thể, để thu hút nhiều tín đồ từ Hy Lạp và Nga thực hiện các hành hương đến đây.
Tu viện được xây dựng theo đúng kiến trúc của tu viện Chính thống giáo, nhà nguyện cổ kính, linh thiên nằm chen nhau dưới mái vòm hang động.
Nhìn từ xa tu viện trông không rộng lớn, nhưng càng di chuyển vào trong càng thấy một công trình có kiến trúc đồ sộ với tổng cộng 72 căn phòng, gồm có Nhà thờ đá, các nhà nguyện, phòng học, phòng tiếp khách, 1 thư viện lớn cùng phòng bếp. 
Thiết kế trung tâm của tu viện đào sâu vào trong lòng núi, phần hậu viện được xây bằng gạch cực kiên cố. Trên các bức tường gạch và đá đều được khắc những bức tranh mang chủ đề tôn giáo trang nghiêm.

 


Ở tu viện có một công trình cực kỳ lạ mà du khách đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nào đến Sumela cũng nên dành nhiều thời gian trải nghiệm là nhà thờ Đá. 
Nhà thờ đá được khắc sâu vào góc núi, mặt ngoài các bức tường của Nhà thờ được bao phủ bởi vô số bức bích họa. Chủ đề chính của các bức bích họa là những cảnh trong Kinh Thánh, các cảnh miêu tả câu chuyện về Chúa Kitô và Đức Mẹ Đồng Trinh – Maria. 
Toàn bộ các bức tường bên trong và bên ngoài của Nhà thờ Đá cũng như các bức tường của nhà nguyện liền kề đó đều được vẽ theo 3 cấp độ trong 3 thời kỳ khác nhau bắt đầu từ đầu thế kỷ 15 và đến nay độ tinh xảo, nét đẹp bí ẩn của Nhà thờ Đá dường như vẫn còn vẹn nguyên mặc gió mưa, chiến tranh, thời gian.

 


Phía trước tu viện có một chiếc cầu thang chênh vênh nằm bên sườn núi, đứng ở đây sẽ dễ dàng được chiêm ngưỡng hệ thống dẫn nước đặt trên các mái vòm nối tiếp nhau nằm ở phía tay trái. Đây là nguồn cấp nước duy nhất cho những người sống trong tu viện.
Các mái vòm qua hơn ngàn năm đã có nhiều tổn hại nhưng đã được các thợ khéo phục dựng khá hoàn thiện.
Vào năm 2017, người ta phát hiện thêm ra một Nhà nguyện bên trong tu viện. Điểm nổi bật của nơi đây là những bức tranh tường rực rỡ, mô tả cảnh thiên đường, địa ngục, sự sống và cái chết. Người ta tin rằng Nhà nguyện lâu đời hơn so với những phần còn lại của tu viện và được xây dựng vào thời điểm mà Kitô giáo không phổ biến trong khu vực này.
Tu viện Sumela ngày nay là một trong những điểm hành hương, tham quan nổi tiếng bậc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Tu viện Sumela - Thổ Nhĩ Kỳ
Altındere, Maçka/Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ

Tu viện Sumela (tiếng Hy Lạp có nghĩa là Đức Mẹ Đồng trinh) nằm cheo leo trên một vách đá ở thung lũng Altmdere, tỉnh Trabzon, thuộc vùng Đông Bắc – Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen.

 


Tu viện có vị trí cách mặt nước biển khoảng 1.200 m, đã có đến hơn 1.600 tuổi, với thời tiết quanh năm ẩm ướt, sương mù thường phủ kín bên ngoài tòa tu viện, tạo cho Sumela vẻ đẹp huyền ảo, âm u và đầy bí ẩn với mọi du khách.
Về sự ra đời của tu viện, có một truyền thuyết kể rằng Thánh Luke, một tông đồ của Chúa Giêsu sinh thời đã từng tạc một bức tượng Đức Mẹ Đồng trinh – Maria bằng gỗ màu đen. 

 


Sau đó, khi ông qua đời, tượng Đức Mẹ được chuyển tới Athens – Hy Lạp và các Thiên Thần đã đặt bức tượng vào một hang đá cất giấu đến năm 386 thì có hai tu sĩ người Athens là Thánh Sophronius và Thánh Barnabas đã phát hiện ra bức tượng và họ đã quyết định xây dựng tu viện ngay tại hang đá này và đặt tên tu viện là Sumela, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là Đức Mẹ Đồng trinh.

 


Tu viện Sumela theo Chính thống giáo – Hy Lạp là một nhánh của Kitô giáo, vào thời kỳ thịnh vượng nhất của tu viện, tại đây đã tồn tại cả một thị trấn xung quanh tu viện này. 
Tu viện Sumela được xây dựng vào năm 386, dưới thời hoàng đế Theodosius I. Trong suốt lịch sử tồn tại lâu đời của mình, Sumela đã nhiều lần bị hư hại và các vị vua khác nhau đã đầu tư nhiều tiền bạc để khôi phục. Đến thế kỷ 13, tu viện đạt đến hình dạng hiện tại và trở nên cực kỳ nổi tiếng vào thời trị vì của Alexios III.

 


Vì các hoàng đế của đế chế Trebizond đã không tiếc tiền của đầu tư xây dựng tu viện, nên từ đó có thể hình dung phần nào qua hình ảnh tu viện đã được cải tạo ngày nay, vào thời kỳ đỉnh cao của mình, nó đã từng tráng lệ, tinh xảo và ấn tượng như thế nào.
Khi đế chế Trebizond sụp đổ và bị thay thế bởi đế chế Ottoman, đế chế lấy Hồi giáo làm quốc đạo, tu viện vẫn được duy trì, bởi cả người theo đạo Cơ đốc giáo và Hồi giáo đều tin rằng phép màu của Đức Mẹ Đồng Trinh – Maria sẽ mang tới sức khỏe dồi dào cho những người hành hương. 
Tu viện hoạt động cho đến đầu thế kỉ 20, khi thế chiến thứ nhất kết thúc, cùng với sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, đã có sự trao đổi dân cư giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, buộc gần 2 triệu người Hy Lạp và người Thổ Nhĩ Kỳ phải rời khỏi cộng đồng lâu đời của mình để trở về quê gốc, dân tộc của mình.

 


Cũng vào thời điểm này tu viện đã chính thức bị bỏ hoang bắt đầu từ năm 1923. Có thông tin các tu sĩ đã chuyển nhiều báu vật trong tu viện sang Hy Lạp và có một vài công trình bằng gỗ của tu viện đã bị hủy trong một trận hỏa hoạn lớn xảy ra vào năm 1930.
Tu viện Sumela bị bỏ hoang trong nhiều thập kỷ, sau đó đã được phục hồi một phần và được sử dụng trở lại để làm viện bảo tàng. Từ năm 2012, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tài trợ cho công việc cải tạo tu viện, đưa về hiện trạng tốt nhất có thể, để thu hút nhiều tín đồ từ Hy Lạp và Nga thực hiện các hành hương đến đây.
Tu viện được xây dựng theo đúng kiến trúc của tu viện Chính thống giáo, nhà nguyện cổ kính, linh thiên nằm chen nhau dưới mái vòm hang động.
Nhìn từ xa tu viện trông không rộng lớn, nhưng càng di chuyển vào trong càng thấy một công trình có kiến trúc đồ sộ với tổng cộng 72 căn phòng, gồm có Nhà thờ đá, các nhà nguyện, phòng học, phòng tiếp khách, 1 thư viện lớn cùng phòng bếp. 
Thiết kế trung tâm của tu viện đào sâu vào trong lòng núi, phần hậu viện được xây bằng gạch cực kiên cố. Trên các bức tường gạch và đá đều được khắc những bức tranh mang chủ đề tôn giáo trang nghiêm.

 


Ở tu viện có một công trình cực kỳ lạ mà du khách đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nào đến Sumela cũng nên dành nhiều thời gian trải nghiệm là nhà thờ Đá. 
Nhà thờ đá được khắc sâu vào góc núi, mặt ngoài các bức tường của Nhà thờ được bao phủ bởi vô số bức bích họa. Chủ đề chính của các bức bích họa là những cảnh trong Kinh Thánh, các cảnh miêu tả câu chuyện về Chúa Kitô và Đức Mẹ Đồng Trinh – Maria. 
Toàn bộ các bức tường bên trong và bên ngoài của Nhà thờ Đá cũng như các bức tường của nhà nguyện liền kề đó đều được vẽ theo 3 cấp độ trong 3 thời kỳ khác nhau bắt đầu từ đầu thế kỷ 15 và đến nay độ tinh xảo, nét đẹp bí ẩn của Nhà thờ Đá dường như vẫn còn vẹn nguyên mặc gió mưa, chiến tranh, thời gian.

 


Phía trước tu viện có một chiếc cầu thang chênh vênh nằm bên sườn núi, đứng ở đây sẽ dễ dàng được chiêm ngưỡng hệ thống dẫn nước đặt trên các mái vòm nối tiếp nhau nằm ở phía tay trái. Đây là nguồn cấp nước duy nhất cho những người sống trong tu viện.
Các mái vòm qua hơn ngàn năm đã có nhiều tổn hại nhưng đã được các thợ khéo phục dựng khá hoàn thiện.
Vào năm 2017, người ta phát hiện thêm ra một Nhà nguyện bên trong tu viện. Điểm nổi bật của nơi đây là những bức tranh tường rực rỡ, mô tả cảnh thiên đường, địa ngục, sự sống và cái chết. Người ta tin rằng Nhà nguyện lâu đời hơn so với những phần còn lại của tu viện và được xây dựng vào thời điểm mà Kitô giáo không phổ biến trong khu vực này.
Tu viện Sumela ngày nay là một trong những điểm hành hương, tham quan nổi tiếng bậc nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập