Nhà thờ Đức Bà - Sài Gòn
Số lượng xem: 638
Số 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương Cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica. Vương Cung Thánh Đường (Basilica) là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt của Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính chất cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Roma. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được phong Vương Cung Thánh Đường năm 1962.

 

 

Nhà thờ Đức Bà được khởi công năm 1877 và hoàn thành sau 3 năm xây dựng, do kiến trúc sư J.Bourad thiết kế. Phương án của kiến trúc sư J.Bourad vượt qua 17 đồ án khác và dành chiến thắng trong một cuộc thi tuyển kiến trúc. Cũng chính ông đã trúng thầu trong việc thi công và giám sát công trình. Ngày 11/4/1880, lễ cung hiến và khánh thành công trình được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers.

 

 

Đây là một trong những nhà thờ Công giáo đầu tiên ở Sài Gòn. Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất công trình đều do Soái phủ Nam Kỳ đảm trách với tổng số tiền thời đó là 2.500.000 franc Pháp.

 

 

Nhà thờ Đức Bà mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha lẫn Gothic, với những vòm cửa tròn đặc trưng.

 

 

Ô cửa tròn và đồng hồ trên mặt đứng chính công trình. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887, và dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá chính xác.

Bề mặt công trình được xây toàn bộ bằng gạch trần và đá xanh, không hề tô trát, với sự tính toán tỉ mỉ, chính xác cấu kiện, chuẩn mực tỷ lệ đến kinh ngạc.

Nhìn từ bên ngoài, toàn bộ nhà thờ từ mái đến tường là một màu đỏ gạch nung. Đặc điểm của loại gạch và ngói xây dựng nhà thờ là giữ nguyên màu từ ngày xây dựng đến nay và không hề đóng rêu mốc. Những chi tiết kiến trúc với vật liệu thô mộc mà tinh tế.

 

 

Hầu hết vật liệu xây dựng công trình đều nhập từ Pháp như gạch xây, ngói, sắt thép, xi măng, kính màu trang trí và các kết cấu, phụ kiện kim khí… Những viên gạch và ngói lợp ban đầu được chuyển từ Marseille sang. Về sau do hư hại, một số cấu kiện như ngói lợp được thay thế bằng chủng loại sản xuất trong nước. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.

Cho tới bây giờ, bề mặt công trình bằng gạch trần vẫn giữ nguyên màu gạch hồng tươi, không bị bám rêu mốc.

Phía trước công trình có hai khối kiến trúc tháp chuông hai bên vút cao. Tháp chuông ban đầu của nhà thờ chỉ cao có 36,6m và không có mái. Sau khi phần tháp chuông được cải tạo và xây thêm mái chóp (năm 1895); có chiều cao là 57,6m - là tháp chuông nhà thờ cao nhất Việt Nam. Công viên trước nhà thờ có đặt bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch. Tác phẩm do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959 tại Ý.

Lối vào Thánh đường, có ghi năm hoàn thành công trình: 1880.

 

 

Nội thất Thánh đường được chia thành 5 gian, bao gồm chính cung (gian chính) ở giữa, và hai gian phụ hai bên, tiếp theo là dãy nhà nguyện. Với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc (tổng cộng 12 chiếc) tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang có khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) với các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo.

Thánh đường có chiều dài 133m, tính từ cửa đến tường phòng đọc kinh phía sau, chiều rộng thánh đường là 35m. Chính điện cao 3 tầng tới vòm mái (khoảng 21m), ngăn cách với hai không gian phụ bằng hàng cột cuốn vòm kết hợp với trụ thép đỡ vòm mái. Không gian làm lễ và cầu nguyện này có thể chứa được 1200 người.

Trên tường được trang trí nổi bật là 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp.

Một góc Thánh đường là nơi đặt ban thờ Thánh, với những ô cửa kính màu. Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn.

Một nơi mà phải được cho phép mới có thể chiêm ngưỡng, đó là “gác đàn”. Gác đàn được ẩn mình sau bức tường gỗ. Đó chính là cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất nước hiện nay. Đàn này được các nghệ nhân nước ngoài làm bằng tay thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn.

Ước lượng phần thân đàn cao 3m, ngang chừng 4m, dài khoảng 2m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một tấc. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm.

Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn nhiều. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn k’lông pút của Tây nguyên. Và để đánh được cây đàn này người đánh phải học riêng vì không có trường lớp nào dạy.

Điều đáng tiếc là cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do thiếu bảo quản (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay). Hiện nhà thờ còn có một cây đàn tương tự nhưng nhỏ hơn rất nhiều, trị giá khoảng 70.000 USD, còn khá mới, do một cựu lãnh sự Pháp tại TP.HCM “gửi”.

Chiếc đồng hồ khổng lồ của Nhà thờ cũng là một tác phẩm có một không hai. Hai bên hông gác đàn là một khoảng trống, đó là gác chuông. Từ khoảng trống này nhìn thẳng lên mái tháp chuông - hơn 26m, cao hun hút và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng bốn tấc bề ngang. Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5m, dài khoảng 3m và ngang độ hơn 1m.

Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Đồng hồ, mỗi tuần lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe.

Gác chuông và những quả chuông gần 30 tấn

Khi xây nhà thờ, gác chuông không có mái. Năm 1885, kiến trúc sư Gardes đã thêm mái chóp vào để che gác chuông với tổng chiều cao tính từ đất là 57m. Những chiếc chuông của nhà thờ được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Song riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc sáu chuông, tiếng chuông vang xa trong phạm vi chừng 10km

Trên gác chuông, cao 36,6m kể từ mặt đất. Gác chuông bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc là la và do. Gác chuông bên trái có bốn quả chuông sol, si, mi và re.

Ba quả chuông to nhất là sol nặng 8.745kg, si nặng 3.150kg và quả re nặng 2.194kg. Tổng cộng sức nặng của các quả chuông, theo linh mục Vương Sĩ Tuấn, là gần 30 tấn, tất cả đều được đúc ở Pháp vào năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu, vì vậy theo anh Nam Hải, không có b

Không gian xung quanh nhà thờ và vườn hoa phía trước có một đàn bồ câu lớn, tới vài trăm con.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn khá đặc biệt, nằm trên quảng trường, sát đường và không có hàng rào, sân vườn; nổi bật trong không gian đường phố nhưng ai đến đây, đứng trước tượng Đức Mẹ Hòa Bình, xung quanh là vườn cây, hàng trăm con chim bồ câu tíu tít đều cảm nhận thấy sự yên bình, đẹp đẽ lan vào trong lòng.

Nhà thờ Đức Bà là một tuyệt tác kiến trúc, là một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Đức Bà - Sài Gòn
Số 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương Cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica. Vương Cung Thánh Đường (Basilica) là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt của Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính chất cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Roma. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được phong Vương Cung Thánh Đường năm 1962.

 

 

Nhà thờ Đức Bà được khởi công năm 1877 và hoàn thành sau 3 năm xây dựng, do kiến trúc sư J.Bourad thiết kế. Phương án của kiến trúc sư J.Bourad vượt qua 17 đồ án khác và dành chiến thắng trong một cuộc thi tuyển kiến trúc. Cũng chính ông đã trúng thầu trong việc thi công và giám sát công trình. Ngày 11/4/1880, lễ cung hiến và khánh thành công trình được cố đạo Colombert tổ chức trọng thể với sự có mặt của Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers.

 

 

Đây là một trong những nhà thờ Công giáo đầu tiên ở Sài Gòn. Tất cả mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất công trình đều do Soái phủ Nam Kỳ đảm trách với tổng số tiền thời đó là 2.500.000 franc Pháp.

 

 

Nhà thờ Đức Bà mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha lẫn Gothic, với những vòm cửa tròn đặc trưng.

 

 

Ô cửa tròn và đồng hồ trên mặt đứng chính công trình. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887, và dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá chính xác.

Bề mặt công trình được xây toàn bộ bằng gạch trần và đá xanh, không hề tô trát, với sự tính toán tỉ mỉ, chính xác cấu kiện, chuẩn mực tỷ lệ đến kinh ngạc.

Nhìn từ bên ngoài, toàn bộ nhà thờ từ mái đến tường là một màu đỏ gạch nung. Đặc điểm của loại gạch và ngói xây dựng nhà thờ là giữ nguyên màu từ ngày xây dựng đến nay và không hề đóng rêu mốc. Những chi tiết kiến trúc với vật liệu thô mộc mà tinh tế.

 

 

Hầu hết vật liệu xây dựng công trình đều nhập từ Pháp như gạch xây, ngói, sắt thép, xi măng, kính màu trang trí và các kết cấu, phụ kiện kim khí… Những viên gạch và ngói lợp ban đầu được chuyển từ Marseille sang. Về sau do hư hại, một số cấu kiện như ngói lợp được thay thế bằng chủng loại sản xuất trong nước. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.

Cho tới bây giờ, bề mặt công trình bằng gạch trần vẫn giữ nguyên màu gạch hồng tươi, không bị bám rêu mốc.

Phía trước công trình có hai khối kiến trúc tháp chuông hai bên vút cao. Tháp chuông ban đầu của nhà thờ chỉ cao có 36,6m và không có mái. Sau khi phần tháp chuông được cải tạo và xây thêm mái chóp (năm 1895); có chiều cao là 57,6m - là tháp chuông nhà thờ cao nhất Việt Nam. Công viên trước nhà thờ có đặt bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch. Tác phẩm do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959 tại Ý.

Lối vào Thánh đường, có ghi năm hoàn thành công trình: 1880.

 

 

Nội thất Thánh đường được chia thành 5 gian, bao gồm chính cung (gian chính) ở giữa, và hai gian phụ hai bên, tiếp theo là dãy nhà nguyện. Với hai hàng cột chính hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc (tổng cộng 12 chiếc) tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau hàng cột chính là một hành lang có khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) với các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo.

Thánh đường có chiều dài 133m, tính từ cửa đến tường phòng đọc kinh phía sau, chiều rộng thánh đường là 35m. Chính điện cao 3 tầng tới vòm mái (khoảng 21m), ngăn cách với hai không gian phụ bằng hàng cột cuốn vòm kết hợp với trụ thép đỡ vòm mái. Không gian làm lễ và cầu nguyện này có thể chứa được 1200 người.

Trên tường được trang trí nổi bật là 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Thánh kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu ghép lại với những hình ảnh rất đẹp.

Một góc Thánh đường là nơi đặt ban thờ Thánh, với những ô cửa kính màu. Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn.

Một nơi mà phải được cho phép mới có thể chiêm ngưỡng, đó là “gác đàn”. Gác đàn được ẩn mình sau bức tường gỗ. Đó chính là cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất nước hiện nay. Đàn này được các nghệ nhân nước ngoài làm bằng tay thiết kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không ồn.

Ước lượng phần thân đàn cao 3m, ngang chừng 4m, dài khoảng 2m, chứa những ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một tấc. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m) để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm.

Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn nhiều. Đàn còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh, tương tự kiểu đánh đàn k’lông pút của Tây nguyên. Và để đánh được cây đàn này người đánh phải học riêng vì không có trường lớp nào dạy.

Điều đáng tiếc là cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do thiếu bảo quản (bị mối ăn phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay). Hiện nhà thờ còn có một cây đàn tương tự nhưng nhỏ hơn rất nhiều, trị giá khoảng 70.000 USD, còn khá mới, do một cựu lãnh sự Pháp tại TP.HCM “gửi”.

Chiếc đồng hồ khổng lồ của Nhà thờ cũng là một tác phẩm có một không hai. Hai bên hông gác đàn là một khoảng trống, đó là gác chuông. Từ khoảng trống này nhìn thẳng lên mái tháp chuông - hơn 26m, cao hun hút và chỉ có độc một chiếc cầu thang hẹp chừng bốn tấc bề ngang. Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5m, dài khoảng 3m và ngang độ hơn 1m.

Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Đồng hồ, mỗi tuần lên giây đồng hồ một lần và chiếc cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe.

Gác chuông và những quả chuông gần 30 tấn

Khi xây nhà thờ, gác chuông không có mái. Năm 1885, kiến trúc sư Gardes đã thêm mái chóp vào để che gác chuông với tổng chiều cao tính từ đất là 57m. Những chiếc chuông của nhà thờ được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Song riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật rờle điện. Khi đổ cùng lúc sáu chuông, tiếng chuông vang xa trong phạm vi chừng 10km

Trên gác chuông, cao 36,6m kể từ mặt đất. Gác chuông bên phải (phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc là la và do. Gác chuông bên trái có bốn quả chuông sol, si, mi và re.

Ba quả chuông to nhất là sol nặng 8.745kg, si nặng 3.150kg và quả re nặng 2.194kg. Tổng cộng sức nặng của các quả chuông, theo linh mục Vương Sĩ Tuấn, là gần 30 tấn, tất cả đều được đúc ở Pháp vào năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu, vì vậy theo anh Nam Hải, không có b

Không gian xung quanh nhà thờ và vườn hoa phía trước có một đàn bồ câu lớn, tới vài trăm con.

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn khá đặc biệt, nằm trên quảng trường, sát đường và không có hàng rào, sân vườn; nổi bật trong không gian đường phố nhưng ai đến đây, đứng trước tượng Đức Mẹ Hòa Bình, xung quanh là vườn cây, hàng trăm con chim bồ câu tíu tít đều cảm nhận thấy sự yên bình, đẹp đẽ lan vào trong lòng.

Nhà thờ Đức Bà là một tuyệt tác kiến trúc, là một công trình tiêu biểu góp phần tạo nên diện mạo Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập